Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách nào làm cho tâm hết ô nhiễm ?

08/02/201818:15(Xem: 7280)
Cách nào làm cho tâm hết ô nhiễm ?
blank
Namo Buddhaya
 
Cách nào làm cho tâm hết ô nhiễm ?
 
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ?
 
Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). 
Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó
 biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên 
rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo
 chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức
 năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà 
không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn
 thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục.
 Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là 
Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
 
Hỏi: Tâm bị pha màu như vậy từ lúc nào ?
 
Đáp: Sự pha màu của tâm Sở vào Tâm đã có từ vô số kiếp trước. 
Khi bạn được sinh ra là kết quả của Nhân đời trước. Sự pha màu ngay khi Thức (tâm) đi tái sinh
 và đồng sinh với danh sắc (tâm sở và cảnh giới tái sinh). Khi sinh ra trong cung điện, sự pha màu
 là lộng lẫy, huy hoàng vào các cảnh thấy biết. Khi sinh ra nơi bãi rác, sự pha màu là bẩn thỉu,
 tối tăm vào các cảnh thấy biết.
 
Hỏi: Làm sao có thể thoát khỏi tâm ô nhiễm này ?
 
Đáp: Để thoát khỏi tâm ô nhiễm thì bạn cần nhận diện tâm ô nhiễm khi nó đang sinh
 lên hoặc khi nó chưa sinh lên (tức là các điều kiện để sinh ra nó).
 
Hỏi: Xin cho ví dụ về việc này ?
 
Đáp: Ví dụ có một người đến vỗ vào vai bạn từ phía sau.
 Cái vỗ vai chỉ có sức nặng là 0,2 kg. Nhưng khi bạn quay đầu lại. Nếu người vỗ vai là kẻ thù 
thì bạn thấy cái sức nặng của cái vỗ vai như là 20 kg. Tức là tâm sở sân đã hòa vào tâm thấy biết
 cảnh của bạn làm nó biến dạng lên 100 lần so với sự thật. Nếu người vỗ vai là người bạn quý mến thì 
cái vỗ vai gần như không có gì, sức nặng là 0 kg. Tức là tâm sở tham ái đã hòa vào tâm thấy biết cảnh
 và giảm nó xuống bằng 0 so với sự thật. Bạn phải thực hành thiền Tứ Niệm Xứ trong nhiều ngày, 
nhiều tháng, nhiều năm để tập nhận ra các tâm tham, sân này ngày khi nó sinh lên. Đức Phật 
gọi sự thực hành này là quán Tâm trong Tâm. Tâm có tham biết tâm có tham. 
Tâm có sân biết có tâm sân. Tâm có si biết tâm có si. Đức Phật không bảo bạn là không có 
những tâm này, mà Đức Phật dạy bạn cách quan sát khi nó sinh lên để nó không sinh lên nữa.
 
Hỏi: Khi nào thì tâm không còn bị ô nhiễm nữa ?
 
Đáp: Tâm ô nhiễm là do ba phiền não cơ bản là Tham, Sân, Si quấy động. 
Tức là các tâm sở Tham, tâm sở Sân, tâm sở Si hoà vào Tâm thấy biết, làm nó trở nên ô nhiễm.
 Bạn phải thực hành thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ trong nhiều năm thì mới có thể nhận diện và diệt trừ 
các phiền não này. Khi đạt tới Đạo và Quả của bậc Thánh Dự Lưu, bạn sẽ diệt tận được các tâm Tham
 đồng sinh với tâm sở Tà kiến. Bậc Thánh Nhất Lai thì bạn sẽ diệt tận thêm các tâm Tham không 
đồng sinh với tâm sở Tà kiến. Đến bậc Thánh Bất Lai thì bạn sẽ diệt tận hoàn toàn tâm Tham và 
tâm Sân. Bậc Thánh A La Hán thì mới đoạn tận thêm tâm Si, ở bậc Thánh này thì các phiền não 
Tham, Sân, Si hoàn toàn bị diệt tận, nghĩa là tâm mới được 
hoàn toàn trong sạch, không ô nhiễm. 
 
Đó là lý do chỉ khi đạt tới bậc Thánh nào thì bạn mới biết được bậc Thánh đó 
và bậc Thánh bậc cao hơn mới biết được bậc Thánh thấp hơn. Vì vậy nếu ai đó (trừ Đức Phật) 
tự tuyên bố mình là bậc Thánh dù bất kể là bậc gì thì người đó là kẻ có tâm Tham đống sinh với tâm sở 
Tà kiến, vì tuyên bố trái với trí tuệ thấy biết của một bậc Thánh. Nghĩa là tâm vị ấy vẫn bị ô nhiễm thô, 
chưa đạt tới bậc Thánh đầu tiên (Thánh Dự Lưu). Đây là sự hoàn hảo, nhiệm màu của Pháp Bảo
 ở chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối.
 
Namo Buddhaya
blank
 
Thế nào là vị Tỳ Kheo được ái mộ?
 
Ngày này có rất nhiều nhà sư được ái mộ không phải bới những lý do rằng họ là bậc Thiện và Trí,
 mà bởi những lý do rất ...kỳ lạ, như là giọng nói hay, giọng tụng kinh như hát hay, khéo xem bói toán, 
nhập hồn đoán tương lai, thậm chí đơn giản vì thầy có chùa to, Phật lớn ... người Phật tử đã vội vàng 
ái mộ mà không tìm hiểu tính cách họ có thực sự đáng ái mộ .
Như dưới đây Đức Phật đã chỉ dạy:
 
"Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ,
 được khả ý, được kính trọng, được bắt chước tu tập theo. 
Thế nào là bảy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa muốn lợi dưỡng, 
không ưa muốn tôn kính, 
không ưa muốn được tán thán, 
có xấu hổ, có sợ hãi( tội lỗi), 
ít dục và chánh kiến (hiểu biết đúng về chân lý tuyệt đối).
Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng 
Phạm hạnh ái mộ,  được khả ý, được kính trọng, được bắt chước tu tập theo.
 
(Chương bảy pháp- phẩm Tài sản - Tăng Chi Bộ - HT Thích Minh Châu dịch)
blank
Vọng bình yên
 
Ta chờ ròng rã một ngày
Đến đêm yên bình ngơi nghỉ
Xác thân dường đã hao gầy
Nỗi chờ dài như vạn kỷ.
 
Ta chờ mòn mỏi cả tuần
Mong sao tới ngày Chủ Nhật
Cuối tuần đã đến bao lần
Đời ta vẫn hoài tất bật.
 
Thôi thì chờ đến... cuối năm
Xa xăm.. nhưng lòng cố đợi.
Tết đến, xuân qua âm thầm
Bình yên còn xa vời vợi.
 
Đành hẹn lòng sang năm mới
Mọi điều chắc sẽ tốt hơn!
Hạnh phúc trốn xa tầm với
Ta chờ, chờ đến héo mòn…
 
Mắt sâu thẩn thờ, ngơ ngác
Bao giờ mới gặp bình yên?
Ơ hay, tóc chiều nay bạc!
Một đời… chờ trong ưu phiền.
 
Thôi thế kiếp này đã lỡ
Bình yên, hẹn đến đời sau!
Rồi hẹn cùng nghìn sau nữa
Ta hóa đá chờ… thiên thâu…
 
Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 5125)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 5881)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2011)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 2294)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2427)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
22/06/2013(Xem: 3694)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan, Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng, Xin thành khẩn hái mười đóa sen dâng Phật.
22/06/2013(Xem: 2712)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
22/06/2013(Xem: 2981)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng. (Thiên Hương).
22/06/2013(Xem: 5114)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó. Trong lúc ở đây, tại thế giới này, chúng em vẫn còn tưởng nhớ, vẫn cảm nhận những yêu thương vời vợi mà chị đã để lại trong đời sống ngắn ngủi của chị, và vẫn nghe trong tâm mình những khắc khoải đớn đau ...
22/06/2013(Xem: 2985)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567