Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Võ phái Hồ Công

29/01/201817:07(Xem: 4801)
Võ phái Hồ Công

ton vinh vo thuat co truyen viet nam


Võ phái Hồ Công
 
Châu Yến Loan

 

Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.

Tại làng Châu Bí (nay là xã Điện Tiến, huyện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nằm dưới chân núi Bồ Bồ, được bao bọc bởi hai con sông Bình Phước và sông Yên,  có một dòng tộc đã sáng chế ra những thế võ độc đáo, xây dựng dòng tộc mình thành một dòng võ nổi tiếng, đó là võ phái Hồ Công.

Tương truyền, người khai sáng ra võ phái này là tướng quân Hồ Công Sùng. Ông xuất thân từ làng Quỳnh Đôi, Nghệ An làm quan dưới triều nhà Mạc đến chức Đô chỉ huy sứ. Đầu thế kỷ XVII, ông từ quan dẫn ba người con trai là Hồ Công Vạn, Hồ văn Bền (người thứ ba không biết tên) đều là tướng quân vào miền đất Châu Bí khai hoang lập làng cùng các vị tổ họ Dương, Trần, Nguyễn. Thủa ấy, đất này là rừng thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, nên ông phải tìm cách tự vệ, và việc đánh rắn, đuổi cọp trên núi Cấm đã được ông đúc kết kinh nghiệm, sáng chế ra những thế võ độc đáo, có tên là võ Long Xà.

“Những thế võ đó hầu hết được mô phỏng từ những thế trườn, quật, bắt mồi của loài rắn, phối hợp cương nhu làm cho thân pháp của người luyện võ dẻo dai, uyển chuyển như rồng cuộn trong mây. Khi ra đòn thấy nhẹ như bông nhưng thực chất thì đối phương đón đỡ nặng tựa ngàn cân.

Đặc điểm võ nghệ của Hồ Công Sùng truyền lại là luồn lách nhập nội, đánh đòn ngắn, hiểm độc, có hiệu quả thực dụng, những đòn dài chỉ là đòn gió đề luồn lách”... (1)

Võ Long Xà không truyền cho người ngoại tộc, kể cả con gái họ Hồ cũng không được học những thế võ bí truyền ấy, chỉ có con cháu trai mới được đặc truyền. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, do yêu cầu của lịch sử, võ sĩ Hồ Công hầu hết tham gia các phong trào yêu nước chống xâm lược, họ đã đem kỹ thuật chiến đấu bí truyền của môn phái ra huấn luyện cho nghĩa quân, do đó quy luật “ngoại tộc bất truyền” mới được bãi bỏ.

Trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916 do hai chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo, tộc Hồ Châu Bí có nhiều người tham gia. Các ông Hồ Công Cung, Hồ Quảng Ngôn, Hồ Xuyến cùng với các ông Phan Phú Dinh và Phan Bá Thiều mở các lớp dạy võ tại Cấm Lớn huấn luyện nghĩa quân cho phong trào.(2)

Võ phái Hồ Công ở Châu Bí đã đào tạo cho Quảng Nam những võ sĩ tài ba, danh tiếng lừng lẫy, “bất khả chiến bại” như Hồ Hương, Hồ Cưu, Hồ Cập…

 

Võ sư Hồ Hương, truyền nhân đời thứ 7 của võ phái Hồ Công, rất giỏi thuật phi thân (khinh công). Hai tay xách hai giỏ đựng đầy đá, ông nhún mình một cái tức thì từ dưới đất vọt lên trên nóc nhà. Thời ấy, khi trong làng, xã có nhà bị cháy, ông tung người nhảy lên các mái nhà bên cạnh, giở tranh ném xuống đất để khỏi bị lửa cháy lan. Trong trường hợp khẩn cấp, ông có thể "bốc" từng người ném lên các mái nhà để họ cùng giở tranh với ông.

Ngoài việc rèn luyện tinh thông quyền pháp võ Long Xà, Hồ Hương còn học thêm võ thuật với một võ sư người Pháp tên là Big Bag. Sau gần một năm rèn luyện, Big Bag nói rằng đã dạy hết các thế võ cho Hồ Hương chỉ còn dành lại một tuyệt chiêu để “phòng thân”. Nếu Hồ Hương đánh trúng ông 5 roi thì ông sẽ dạy nốt tuyệt chiêu này. Hồ Hương suy nghĩ, tìm tòi sáng chế ra 5 đường roi tuyệt kỹ công phu, khi giao đấu với thầy, 5 đường roi xuất ra một cách thần tốc, tài tình làm cho võ sư Big Bag không kịp trở tay phải nhận đủ 5 đòn vào người.(3)

Võ sư Hồ Công Vinh lại kể rằng: "Ở phủ Điện Bàn có một ông quan võ gọi là Đội Du, rất giỏi về Roi. Nhân chuyến về quê, ông Đội Du thách ông Hồ Hương đấu roi với ông vào dịp lễ hội của phủ Điện Bàn. Dân chúng trong phủ nghe tin ai cũng háo hức đợi xem. Trong khi tập luyện chuẩn bị lên sàn, ông Hồ Hương đã sáng chế được 5 “đường roi” tuyệt kỹ. Đến ngày thi đấu, 5 đường roi được triển khai như giông bão, khiến ông Đội Du tối tăm mặt mày, phải bó tay chịu thua trong chốc lát.

Ông Hồ Hương cùng với các ông Đoàn Cử, Nguyễn Phổ lập ra Hội Võ và tổ chức đấu võ tại đình làng Châu Bí vào các dịp Tết Nguyên Đán đầu thế kỷ XX, làm cho phong trào dạy võ, học võ ở đây lên rất cao.(4)

 

Võ sư Hồ Điệp, vừa là học trò vừa là cháu gọi ông Hồ Hương bằng bác ruột, ông học võ với bác từ năm 7 tuổi. Ông là truyền nhân đời thứ 8 của võ phái, và đã đào tạo rất nhiều võ sĩ lừng danh trên các võ đài như: Hồ Cưu, Hồ Cập, Hồ Hiểu, Hồ Phước, Hồ Hồng Quang, Hồ Ôn, Hồ Dần... Trong những võ sĩ xuất sắc  có Hồ Cưu và Hồ Cập là 2 anh em ruột.

Võ sư Hồ Điệp là người tài ba, đức độ, ngoài 90 tuổi mỗi ngày vẫn múa roi đi quyền. Năm 2001, ông bị ốm rồi qua đời, hưởng thọ 100 tuổi.

 

Võ sư Hồ Cưu sinh năm Quý Sửu (1913), chết năm Mậu Tý (22-1-1948) còn gọi là “Thắng Cưu”. Mỗi khi bước lên võ đài, đặt bút ký bản cam kết “chết không khiếu nại”, bao giờ ông cũng mỉm cười tự tin và cuối cùng luôn là người chiến thắng.

Từ năm 14 tuổi, ông theo học với chú ruột là võ sư Hồ Điệp gần 10 năm trên đỉnh Đồi Mồi. Ông nổi tiếng với biệt tài “hốt ngựa” túm đối phương ném xuống đài. Từ năm 1935 đến năm 1940, Hồ Cưu đã giành được các danh hiệu Vô địch Quảng Nam, Vô địch miền Trung, Vô địch miền Nam, và trong 2 năm 1937-1938, Hồ Cưu vô địch trận đài 5 xứ Đông Dương (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cambodia và Lào) do Pháp tổ chức.

Danh tiếng Hồ Cưu đã làm cho nhiều môn phái khác ghen tị. Một hôm võ sư Quỳ ở làng Cẩm Sơn biết Hồ Cưu đi Hạ Nông (Kỳ Lam), liền tập hợp thêm 3 võ sư và 70 võ sinh, mang theo vũ khí, đón tại đình Thái Cẩm trên đường về Châu Bí, quyết tâm hạ sát Hồ Cưu. Nhưng âm mưu của võ sư Quỳ và đồng bọn bị người em gái của Quỳ báo cho Hồ Cưu biết và khuyên ông tìm đường khác để lánh nạn. Ông cười đáp: “Cô em yên tâm, chẳng ai có thể hại được Cưu này đâu” rồi ông cứ đi đường chính từ Hạ Nông trở về. Đến đình Thái Cẩm, gặp lúc trong đình có hát bội, ông vào xem. Thế là bị lọt vào giữa vòng vây của đoàn võ sĩ đang lăm lăm dao rựa trên tay. Đám hát sợ quá bỏ chạy, Hồ Cưu vớ được cái mâm gỗ làm chiếc khiên đỡ. Dao, rựa của phe võ sư Quỳ thi nhau chém xuống chiếc mâm. Có người trông thấy hoảng hốt chạy tới võ đường Long Xà báo cho võ sư Hồ Điệp rằng Hồ Cưu đã bị băm nát xác. Trong khi đoàn ứng cứu đang trên đường kéo về đình Thái Cẩm giải vây thì cái mâm gỗ vỡ tan, Hồ Cưu phải dùng thế võ “hốt ngựa” túm lấy đối phương để chống đỡ.

Sau trận này quan phủ Điện Bàn đã gọi ông và võ sư Quỳ lên phủ hạch hỏi về tội quấy rối an ninh trật tự. Hồ Cưu đưa ra chiếc áo dài ông mặc đã bị đối phương đâm thủng. Quan phủ đếm trên tấm áo có 21 vết dao, rựa nhưng người ông thì không có vết thương nào đáng kể nên cảm phục cho về…

Từ năm 1942 đến 1948, Hồ Cưu tham gia phong trào Việt Minh, làm công tác truyền bá chữ quốc ngữ và huấn luyện võ thuật cho đội Quyết Tử của tổng Định An.

Hồ Cưu hy sinh năm 1948 trong một lần vượt sông Thu Bồn, hưởng dương 36 tuổi. Ông được đưa về an táng trên đỉnh Đồi Mồi.(5)

 

Võ sư Hồ Cập, em ruột của Hồ Cưu cũng là một võ sĩ “bất khả chiến bại” trong nhiều năm. Ông cùng với Hồ Cưu đã từng so tài với các võ sĩ thượng thặng thời ấy như: Bửu Tiễn, Huỳnh Tiền, Minh Cảnh, Hồ Trọng Sơn, Đỗ Hy Sinh, Tôn Ngọc Lực và đạt các chức vô địch Quảng Nam, Vô địch miền Trung, Vô địch miền Nam, vô địch Đông Dương từ năm 1938 đến 1941 ở hạng B, Hồ Cưu vô địch ở hạng A.

Võ sĩ Hồ Cập nổi tiếng với thế võ “Nghịch cước xuyên tâm” trong trận thắng “Long Hổ Hội” tại Đại Lộc vào năm 1960.

Long Hổ Hội là một võ đoàn đấu võ đài lưu động gồm hàng trăm võ sĩ danh tiếng do ông Tôn Ngọc Sách phụ trách. Đoàn có võ sĩ Tôn Ngọc Lực, 40 tuổi, cao 1,7m nặng 75kg là cao thủ võ lâm chuyên hạ đối thủ bằng những  độc chiêu. Cuối tháng 4–1960, võ đoàn “Long Hổ Hội” đến lập đài ở thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, suốt 5 đêm liền chưa có một võ sĩ nào của tỉnh Quảng Nam chịu đòn với Tôn Ngọc Lực được 2 phút. Lúc này, võ sĩ Hồ Cập đã 57 tuổi, cao 1,63m, nặng 56kg, nghe tin đoàn “Long Hổ Hội” đang “làm mưa, làm gió”, khinh thường Quảng Nam không có nhân tài, ông bèn cùng với một số người làng Châu Bí bơi qua sông Vu Gia đến Ái Nghĩa. Giữa lúc Tôn Ngọc Lực vừa mới đánh trọng thương một võ sĩ thì ông nhún mình vọt lên đài xin giao đấu. Hai bên xuất chiêu, lúc đầu, với sức thanh niên sung mãn Tôn Ngọc Lực ra đòn tới tấp, áp đảo Hồ Cập khiến khán giả có lúc phải nín thở vì lo sợ cho tính mạng của ông. Thế nhưng, đến phút thứ ba, bỗng nghe một tiếng ‘hự” rất lớn rồi thấy Tôn Ngọc Lực ngã trên sàn đấu. Được cấp cứu Tôn Ngọc Lực mới tỉnh và ngày hôm sau, võ đoàn “Long Hổ Hội” rút đi khỏi đất Quảng Nam. Về sau Hồ Cập mới cho biết ông đã hạ đối phương bằng đòn “nghịch cước xuyên tâm”… Đó là thế võ bí truyền của phái Long Xà được võ sĩ Hồ Cập sáng tạo bằng cách áp sát đối thủ và tung ra cú đá hiểm hóc, chưa có người nào hoá giải được nên nghịch cước xuyên tâm còn có tên là “câu hồn cước”. (6)

Ông mất năm 1968.

 

Võ sư Hồ Công Vinh

Con của Võ sư Hồ Điệp, là truyền nhân đời thứ 9 của võ phái Hồ Công từ năm 2001 khi thân phụ qua đời. Ông sinh năm 1955, học võ với cha từ thuở nhỏ và thượng đài đấu võ lần đầu tiên vào năm 16 tuổi (1971) tại võ đài Ngô Văn Sở Đà Nẵng. 

Năm 1981, Hồ Công Vinh mở võ đường Long Xà ở Châu Bí, ông đã đào tạo được nhiều võ sĩ xuất sắc như: Nguyễn văn Trị (2 huy chương vàng huyện Điện bàn),  Đỗ Thanh An (huy chương đồng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng), Trần Văn Đạt (2 huy chương bạc tỉnh QNĐN), Lê Văn Tâm (huy chương vàng tỉnh QNĐN), Hồ Công Thạch (con của võ sư Hồ Công Vinh, huy chương vàng Giải trẻ toàn quốc, huy chương bạc giải vô địch quốc gia), Võ Thành Long huy chương vàng giải vô địch quốc gia 3 năm liền 2004-2006)...(7)

Trong cuộc hội thảo võ thuật tại Ninh Thuận, Hồ Công Vinh đã biểu diễn đòn “Nghịch cước xuyên tâm” của võ phái Long Xà khiến các võ sư vô cùng thán phục. Đây là một đòn khác thường rất sáng tạo vì nguyên tắc võ thuật là “roi liên, quyền nội”, chứ ít ai dùng cước trong khi áp sát đối thủ. Và tuyệt kỹ này được hội nghị chọn vào danh sách 28 thế đối kháng của võ thuật cổ truyền dân tộc…(8)

Võ sư Hồ Công Vinh đang tập hợp tất cả những quyền pháp võ Long Xà để viết lại thành cuốn sách “Võ Long Xà” lưu truyền hậu thế.

Hiện nay tại nghĩa trang tộc Hồ làng Châu Bí, xã Điện Tiến có đến 6 tấm bia mộ ghi danh hiệu “Võ sư” của tộc . (9)

 

                    

 vo su ho cong vinh

                                  Võ sư Hồ Công Vinh múa roi biểu diễn trước sân nhà thờ tộc Hồ Công

                                        Nguồn:  http://baoquangnam.vn


 

Từ Quỳnh Đôi xứ Nghệ, võ tướng Hồ Công Sùng và các con đã chọn núi rừng Châu Bí làm quê hương thứ hai, khai sinh ra Võ phái Long Xà lưu truyền trong dòng tộc với những cao thủ võ lâm làm rạng rỡ cho nền võ học Quảng Nam . Sự nghiệp đó mãi mãi được người dân xứ Quảng ghi nhớ đúng như 2 câu đối ở nhà thờ tộc Hồ Công:

"Hữu khai tất tiên, công đức tòng lai viễn hỉ,

Khắc xương quyết hậu, tử tôn phất thế dẫn chi"

( Khai cuộc dẫn đầu, công đức ngàn sau lưu dấu.

Hưng công mở mối, cháu con tiếp bước noi truyền)

                                      (Nguyễn Thiếu Dũng dịch)

 

                                                                              Châu Yến Loan

 

 

 

 

 

Tham khảo:

 

(1), (4), (7) (9) “Tộc Hồ và võ phái Hồ Công” của võ sư Trần Xuân Mẫn. Nguồn: vo-thuat.net

(2) “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Điện Tiến    (1930-1977)”. NXB Đà Nẵng, năm 2001, trang 21, 37, 105.

(3)“Võ tướng Hồ Công Sùng và võ phái Long Xà” Nguồn: vocotruyenvn.net

(5), (6), (8) “Tìm lại những trận giác đấu của võ sĩ Long Xà”  -Nguồn:Võ đường Vĩnh Xuân Vũ gia thân pháp- VinhxuanVietnam.Vn

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 2650)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
30/09/2020(Xem: 18917)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8392)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11897)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2507)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5426)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5393)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10652)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11808)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]