Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình

13/01/201810:08(Xem: 2896)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình


daovanbinh
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình

Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
Đọc thơ mới thấu hiểu thêm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và thân phận con người Việt Nam trong chiến tranh, cũng như sự hy sinh của biết bao nhiêu gia đình và sinh mạng, trong đó có những người phụ nữ Việt Nam, trung kiên và mẫu mực. Đối với tập thơ và kịch mỏng này, thơ là tiếng gào thét giữa nỗi cô đơn bạt ngàn và chính thơ là phương tiện để người vượt qua khỏi nỗi trầm luân giam cầm, lưu đày và đói khát. Có lẽ thơ là suối nguồn hy vọng, thơ—tự vực mình lên mà đi, thơ—vỗ về lúc mình sắp nghiêng ngả, thơ—để tìm chân lý cao cả, và thơ—cũng là con đường, là đạo vì trong thơ đã thoang thoảng hương từ bi của Phật giáo. Có lần tác giả đã thốt lên:
"...Giữa khổ đau ta chợt nở hoa lòng
Hạnh phúc kia chỉ tuyệt đỉnh vô song
Khi nó rọi bằng trái tim KIÊM ÁI".
Nhà thơ từ bi lắm. Có từ bi mới xoa dịu được vết đau, bất công và thù hận. Chỉ có tấm lòng nhân ái đó nhà thơ mới có thể vượt qua những tận cùng khổ đau; nhà thơ vẫn lạc quan trong ngục tù đen tối; còn chút hy vọng mỏng manh để thấy được sự vi diệu của cuộc đời, trong đó có đứa con đầu lòng của người, Minh Thi.
Minh Thi! Minh Thi!
Chắc con ta chưa có một mùa Thu nắng đẹp
Vì đã bao năm con chẳng có mặt Trời
Cũng như ta
Đã bao năm ta chẳng thấy mặt con
Nhưng này Minh Thi ơi!
Ta vẫn còn đây với Trái Tim và Trí Tuệ
Để biến những hư hao này thành nguồn suối thơ vô tận của yêu thương.
(Bài Thơ Làm Giữa Mùa Thu Nắng Đẹp).
Nếu con cái là niềm hy vọng để sống còn, thì tình nghĩa vợ chồng phải là mạch mạng của phù sinh kiếp người. Nhà thơ cũng lãng mạn lắm:
"Mắt em đâu có gì trong đó,
Sao nhiếp hồn ta tới bạc đầu". (5 Uẩn)
Tôi tin như thế và có lẽ tình yêu muôn thuở giữa tác giả và người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa, được ví như nàng Tô Thị, ôm con chờ chồng, là năng lượng sống của những người đi ‘cải tạo’. Nghĩ lại, tội nghiệp cho biết bao nhiêu nàng Tô Thị rõi mắt trông chồng được về từ 'cai tù cải tạo' trong lúc vất va vất vưởng nuôi đàn con thơ dại khờ nhỏ xíu. Nàng Tô-thị đó là...
"Em ơi!
Giòng suối thời gian là tiếng khóc
Ru nửa đời người bằng thăm thẳm chia ly
Trên không
Người thiếu vắng mặt trời
Dưới trần gian
Máu đã khô và nước mắt
Không đủ với đi bao nỗi sầu đời
Nghiệp duyên nào biến em thành nàng Tô-thị
Bởi trung kiên nên nhân thế tôn thờ
Bởi yêu em nên máu ứa thành thơ
Dù ca tụng vẫn chỉ là muôn một.
(Bài thơ để em đề tựa)
Và trong hố sâu vực thẳm đó, nhà thơ vẫn giữa lòng biết ơn với người tri kỷ và vẫn yêu thương cho dù có lần tác giả đã thấy cái chết trước mặt với "Thần linh và Bóng đêm"
Hãy hát lên đi người ơi
Hãy khóc lên đi người ơi
Thời gian này
Xin dành cho những yêu thương
Và nỗi cô đơn
Hằng đêm vây phủ lên người
Hãy uống đau thương người ơi
Hãy nhớ đến thân phận mình
Thần linh và Bóng đêm
Thời gian và Trái tim
Hãy cùng tôi ca hát
Hãy cố quên đi niềm đau
Niềm đau rồi sẽ qua
Tình yêu rồi đợi ta...
(Thần linh và Bóng đêm, Hà Tây 1979).
Phút giây tử thần đến mà tác giả vẫn dành trọn cho yêu thương, chứ không hận thù, tha thứ chứ không trách móc, để rồi vẫn tiếp tục hy vọng:
"Rồi đây bến sông sẽ bừng tiếng ca
Để ngàn năm
Mình dìu bước nhau vào nơi muôn trùng...
(Tiếng hát từ lâu đài hoang phế)
và cuối cùng chàng và nàng cũng,
"Đứng chờ từ thuở hoang sơ
Ngàn năm ôm ấp giấc mơ tuyệt trần...” (Bài thơ để em đề tựa)
Nhưng có lẽ giấc mơ tuyệt trần nhất của nhà thơ là với lẽ đạo. Qua hai bài Hán văn sau, có lẽ chúng ta thấy bàng bạc ý tưởng tự độ và độ tha, tự giác và giác tha của tác giả.
“Lao trung chỉ dục địa thiên tân…
…Hàn cơ tân khổ bất dao tâm.” (Thiết Tâm) 
mà chính tác giả dịch nghĩa như sau:
Trong tù chỉ mong trời đất đổi mới…
Đói lạnh, khổ đau chăng xao xuyến tấc lòng. (Tấm lòng Gang thép)
Bài thứ hai là Vô Môn Quan
Thu phong hựu động ngã tâm sâu…
…KHÔNG SẮC môn quan khởi từ cầu?
Chúng tôi xin mạn phép được dịch như sau:
Gió thu lay động lòng buồn
Sắc Không cửa ấy, xin cầu được chi?
Đêm khuya thô thiển đọc và viết vài lời cảm hứng để cảm ơn cư sỹ Đào Văn Bình, một pháp hữu mà chúng tôi kính trọng. Có lẽ anh Nguyên Toàn, Trần Việt Long, đã nói hết được tinh hoa thơ của người: “Thơ của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình rất cảm động, đặc biệt là ý thơ, lời thơ và âm vận rất nhẹ nhàng, từ ái làm rung động trái tim người đọc hết sức thiết tha và đồng cảm.”
Còn tôi, thơ của cư sỹ Đào Văn Bình trong giai đoạn lao tù là tiếng lương tri, một đoạn sử nghiệt ngả như tự tình của quê hương và dân tộc mà chỉ có những người bị ở tù mới thấu hiểu được cõi thơ Người Tù. Thôi thì, tôi xin lấy lời của chính tác giả để kết vậy.
Tôi chỉ là một phần tử rất lơ mơ, trần tục.
Cho nên ý tưởng của tôi cũng rất lạc hậu, quê mùa.
Vậy xin bạn bỏ qua, đừng chấp.”
(Khi Bạn Tắt Máy Truyền Hình)
Mà nếu còn chấp, thì xin hãy cùng nhau đọc bài kệ trong Kinh Lăng Già để tất cả đều lợi lạc.
Thế gian ly sanh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng Đại Bi Tâm.
Sacramento, một ngày trời lạnh đầu năm, 2018.
Bạch X. Phẻ TTĐ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 4460)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
05/01/2011(Xem: 2660)
Tôi sinh ra và trải qua những ngày tuổi thơ ở Huế. Như vậy cũng đủ để tôi tự hào đã chia sẻ cùng Huế với tất cả những thủy chung của lòng mình. Thế rồi, tôi cũng phải xa Huế đã 30 năm, quê hương đó vẫn rạng ngời trong tâm tưởng. Huế dấu yêu ơi! có bao nhiêu điều phải nhớ: thời thơ ấu ấm áp trôi đi, tuổi học trò thần tiên trong ngôi trường màu hồng ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm cùng với dấu chân của những chàng trai thích đón đưa mỗi khi tan trường. Tôi với Huế biết bao tình thương mến, mỗi con đường, mỗi dòng sông, núi đồi, lăng tẩm, thành quách, chùa chiền là của Huế, là của tôi... Mặc dầu phải tất tả trong dòng đời xuôi ngược và biết rằng Huế là xứ sở thật kỳ, ở thì có điều không ưa nhưng đi xa thì lại nhớ, trong tôi vẫn chan chứa nỗi niềm với Huế. Nói như ai đó: "nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ Huế", nỗi nhớ thấm vào máu thịt, sâu lắng vào tâm hồn của những kẻ tha hương lòng vẫn bùi ngùi mỗi khi nhớ đến và chỉ muốn quay về!
04/01/2011(Xem: 3015)
Bạt: Bài viết “Phật giáo, một sự thực tập” dưới đây là bài đầu tiên trong tập hợp năm bài viết đã được phổ biến trên nguyệt san Triết học (Filosofie), 2004-2005. Đây là những tiểu luận về Phật giáo nhìn từ phương Tây, được viết từ bối cảnh của một truyền thống Phật giáo rất mới, được gọi là Phật giáo Tây phương. Tác giả, tiến sĩ Edel Maex là một nhà tâm lý trị liệu làm việc ở bệnh viện Middelheim tại Antwerpen, Bỉ. Ông là một trong những người sáng lập và ở trong ban điều hành của Trường Triết học Tỉ giảo (School voor comparatieve filosofie) ở Antwerpen. Ông là một người thực tập Thiền.
20/12/2010(Xem: 8231)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
14/12/2010(Xem: 2124)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
13/12/2010(Xem: 21572)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
10/12/2010(Xem: 7731)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 8756)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 2806)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 4342)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567