Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình

13/01/201810:08(Xem: 4090)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình


daovanbinh
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình

Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
Đọc thơ mới thấu hiểu thêm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và thân phận con người Việt Nam trong chiến tranh, cũng như sự hy sinh của biết bao nhiêu gia đình và sinh mạng, trong đó có những người phụ nữ Việt Nam, trung kiên và mẫu mực. Đối với tập thơ và kịch mỏng này, thơ là tiếng gào thét giữa nỗi cô đơn bạt ngàn và chính thơ là phương tiện để người vượt qua khỏi nỗi trầm luân giam cầm, lưu đày và đói khát. Có lẽ thơ là suối nguồn hy vọng, thơ—tự vực mình lên mà đi, thơ—vỗ về lúc mình sắp nghiêng ngả, thơ—để tìm chân lý cao cả, và thơ—cũng là con đường, là đạo vì trong thơ đã thoang thoảng hương từ bi của Phật giáo. Có lần tác giả đã thốt lên:
"...Giữa khổ đau ta chợt nở hoa lòng
Hạnh phúc kia chỉ tuyệt đỉnh vô song
Khi nó rọi bằng trái tim KIÊM ÁI".
Nhà thơ từ bi lắm. Có từ bi mới xoa dịu được vết đau, bất công và thù hận. Chỉ có tấm lòng nhân ái đó nhà thơ mới có thể vượt qua những tận cùng khổ đau; nhà thơ vẫn lạc quan trong ngục tù đen tối; còn chút hy vọng mỏng manh để thấy được sự vi diệu của cuộc đời, trong đó có đứa con đầu lòng của người, Minh Thi.
Minh Thi! Minh Thi!
Chắc con ta chưa có một mùa Thu nắng đẹp
Vì đã bao năm con chẳng có mặt Trời
Cũng như ta
Đã bao năm ta chẳng thấy mặt con
Nhưng này Minh Thi ơi!
Ta vẫn còn đây với Trái Tim và Trí Tuệ
Để biến những hư hao này thành nguồn suối thơ vô tận của yêu thương.
(Bài Thơ Làm Giữa Mùa Thu Nắng Đẹp).
Nếu con cái là niềm hy vọng để sống còn, thì tình nghĩa vợ chồng phải là mạch mạng của phù sinh kiếp người. Nhà thơ cũng lãng mạn lắm:
"Mắt em đâu có gì trong đó,
Sao nhiếp hồn ta tới bạc đầu". (5 Uẩn)
Tôi tin như thế và có lẽ tình yêu muôn thuở giữa tác giả và người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa, được ví như nàng Tô Thị, ôm con chờ chồng, là năng lượng sống của những người đi ‘cải tạo’. Nghĩ lại, tội nghiệp cho biết bao nhiêu nàng Tô Thị rõi mắt trông chồng được về từ 'cai tù cải tạo' trong lúc vất va vất vưởng nuôi đàn con thơ dại khờ nhỏ xíu. Nàng Tô-thị đó là...
"Em ơi!
Giòng suối thời gian là tiếng khóc
Ru nửa đời người bằng thăm thẳm chia ly
Trên không
Người thiếu vắng mặt trời
Dưới trần gian
Máu đã khô và nước mắt
Không đủ với đi bao nỗi sầu đời
Nghiệp duyên nào biến em thành nàng Tô-thị
Bởi trung kiên nên nhân thế tôn thờ
Bởi yêu em nên máu ứa thành thơ
Dù ca tụng vẫn chỉ là muôn một.
(Bài thơ để em đề tựa)
Và trong hố sâu vực thẳm đó, nhà thơ vẫn giữa lòng biết ơn với người tri kỷ và vẫn yêu thương cho dù có lần tác giả đã thấy cái chết trước mặt với "Thần linh và Bóng đêm"
Hãy hát lên đi người ơi
Hãy khóc lên đi người ơi
Thời gian này
Xin dành cho những yêu thương
Và nỗi cô đơn
Hằng đêm vây phủ lên người
Hãy uống đau thương người ơi
Hãy nhớ đến thân phận mình
Thần linh và Bóng đêm
Thời gian và Trái tim
Hãy cùng tôi ca hát
Hãy cố quên đi niềm đau
Niềm đau rồi sẽ qua
Tình yêu rồi đợi ta...
(Thần linh và Bóng đêm, Hà Tây 1979).
Phút giây tử thần đến mà tác giả vẫn dành trọn cho yêu thương, chứ không hận thù, tha thứ chứ không trách móc, để rồi vẫn tiếp tục hy vọng:
"Rồi đây bến sông sẽ bừng tiếng ca
Để ngàn năm
Mình dìu bước nhau vào nơi muôn trùng...
(Tiếng hát từ lâu đài hoang phế)
và cuối cùng chàng và nàng cũng,
"Đứng chờ từ thuở hoang sơ
Ngàn năm ôm ấp giấc mơ tuyệt trần...” (Bài thơ để em đề tựa)
Nhưng có lẽ giấc mơ tuyệt trần nhất của nhà thơ là với lẽ đạo. Qua hai bài Hán văn sau, có lẽ chúng ta thấy bàng bạc ý tưởng tự độ và độ tha, tự giác và giác tha của tác giả.
“Lao trung chỉ dục địa thiên tân…
…Hàn cơ tân khổ bất dao tâm.” (Thiết Tâm) 
mà chính tác giả dịch nghĩa như sau:
Trong tù chỉ mong trời đất đổi mới…
Đói lạnh, khổ đau chăng xao xuyến tấc lòng. (Tấm lòng Gang thép)
Bài thứ hai là Vô Môn Quan
Thu phong hựu động ngã tâm sâu…
…KHÔNG SẮC môn quan khởi từ cầu?
Chúng tôi xin mạn phép được dịch như sau:
Gió thu lay động lòng buồn
Sắc Không cửa ấy, xin cầu được chi?
Đêm khuya thô thiển đọc và viết vài lời cảm hứng để cảm ơn cư sỹ Đào Văn Bình, một pháp hữu mà chúng tôi kính trọng. Có lẽ anh Nguyên Toàn, Trần Việt Long, đã nói hết được tinh hoa thơ của người: “Thơ của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình rất cảm động, đặc biệt là ý thơ, lời thơ và âm vận rất nhẹ nhàng, từ ái làm rung động trái tim người đọc hết sức thiết tha và đồng cảm.”
Còn tôi, thơ của cư sỹ Đào Văn Bình trong giai đoạn lao tù là tiếng lương tri, một đoạn sử nghiệt ngả như tự tình của quê hương và dân tộc mà chỉ có những người bị ở tù mới thấu hiểu được cõi thơ Người Tù. Thôi thì, tôi xin lấy lời của chính tác giả để kết vậy.
Tôi chỉ là một phần tử rất lơ mơ, trần tục.
Cho nên ý tưởng của tôi cũng rất lạc hậu, quê mùa.
Vậy xin bạn bỏ qua, đừng chấp.”
(Khi Bạn Tắt Máy Truyền Hình)
Mà nếu còn chấp, thì xin hãy cùng nhau đọc bài kệ trong Kinh Lăng Già để tất cả đều lợi lạc.
Thế gian ly sanh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng Đại Bi Tâm.
Sacramento, một ngày trời lạnh đầu năm, 2018.
Bạch X. Phẻ TTĐ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2020(Xem: 3029)
Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với các cháu những thế hệ thứ hai sanh sau 30/4/1975 và đã sang đây từ khi còn bé , và nếu được sống trong hoàn cảnh cha mẹ cho học lại Việt Ngữ và đôi lần tìm về Việt Nam thăm quê nội , quê ngoại thì trong các cháu vẫn có chút gì ... khi nhắc đến Việt Nam , còn ngoài ra rất nhiều cháu sống trong những gia đình mà cha mẹ từng bị đánh tư sản và ra đi trong nỗi kinh hoàng và chưa bao giờ đặt chân về quê hương xứ sở sau 45 năm , thì các cháu đều nói với tôi rằng “Quê hương cháu là nước Úc , Mỹ v.v...và theo cháu nghĩ nơi nào mình sống hơn 1/2 đời người ( 30-40) năm thì nơi đó chính là quê hương mình Cô ạ “.
20/04/2020(Xem: 11999)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
19/04/2020(Xem: 37180)
Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý. Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy. Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
16/04/2020(Xem: 4301)
Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay. Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào.
16/04/2020(Xem: 3581)
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ . Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ... Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
02/04/2020(Xem: 12243)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
27/03/2020(Xem: 15168)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
25/03/2020(Xem: 3794)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự
13/03/2020(Xem: 20443)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
15/02/2020(Xem: 8396)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]