Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái

05/11/201707:07(Xem: 24453)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái
ban chu cai-daovanbinh

Cách Đọc Tên và Phát Âm
23 Chữ  Cái

Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và  cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113.

-Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
-Chữ G có nơi đọc: . Có nơi đọc gờ. Như vậy phải gọi tên và phát âm sao cho đúng và thống nhất?
Trước khi áp dụng quy luật thống nhất chúng ta thử xem người Mỹ gọi tên và phát âm 25 chữ cái (alphabet) trong tiếng Anh của họ như thế nào.
Xin nhớ 25 chữ cái người Mỹ gọi là alphabet. Còn từng chữ họ gọi là letter (chữ). Thí dụ: letter A, letter B, letter C…. (chữ A, chữ B, chữ  C…) Còn âm của những chữ này gọi là sound. Vậy tên và âm của 25 chữ cái nói trên ra sao? Dưới đây là bảng trình bày chữ và cách phát âm (pronounce) của 25 chữ cái của tiếng Anh.

Xin nhớ âm (sound) và chữ (letter) hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh, chỉ có chữ I và U là âm và chữ trùng với nhau. Tôi đã làm việc tại trường học Mỹ 20 năm. Trẻ con học Lớp 1 dù cha mẹ là Mỹ trắng 100% cũng phải tập đọc (ngày xưa gọi là tập đánh vần) cả năm trời chứ không phải chơi. Nếu không tập đánh vần thì lớn lên sẽ nói tiếng Anh ngọng hoặc nói không đúng. Người Mỹ còn vẽ cả hình vị trí của lưỡi, hàm răng và môi để cho học sinh phát âm sao cho đúng từng chữ. Tôi còn nhớ ngày xưa, cô giáo cầm thước kẻ gõ trên bàn đánh nhịp, cả lớp đọc oang oang…mờ -a-ma-sắc-mábờ-o-bo-huyền-bòcờ-a-ca-sắc-cárờ-ô-rôtờ-ô-tô

Dân số Mỹ ngày nay đã hơn 300 triệu nhưng không có một người nào lầm lẫn giữa tên và âm của các mẫu tự. Nguyên do là họ có đạo luật cưỡng bách giáo dục. Phải học cho tới Lớp 12 cho nên không thể sai lầm. Nhớ là không bao giờ được lầm lẫn giữa letter và sound tức chữ và âm. Thí dụ: Có người hỏi “Chữ này (G) là chữ gì?” Một emkhông có học sẽ nói, “Chữ này là chữ gờ.” Còn một em có học sẽ nói, “Chữ này là chữ dê-i. Âm của nó là gờ”.
* * *
1) Mẫu Tự Tiếng Anh (Alphabet):

-Letter A (chữ ê) âm của nó là a giống như a ha của Việt Nam. Thí dụ: Apple (trái táo) đọc là “a pôn” chứ không phải “ê pôn”. Khi khám bệnh, bác sĩ nói, “Say A” tức nói bệnh nhân há miệng ra. Khi phát âm a thì bạn phải há miệng rộng ra mới nói được chữ này. Có cái lạ là các em Việt Nam theo gia đình định cư vào Mỹ, tôi không rõ trong nước thầy/cô tiếng dạy tiếng Anh như thế nào mà đều phát âm chữ “A” là “ây” trong khi phát âm đúng phải là “ê”. Tôi hỏi tại sao vậy, các em nói là phát âm theo giọng Anh! Trời đất ơi! Suốt 20 năm ở Miền Nam học sinh chúng tôi có bao giờ phát âm chữ “a” là “ây” đâu.
-Letter B (chữ bê) âm của nó là bờ. Thí dụ: Boy, bicycle, book, board…
-Letter C (chữ xi, si) âm của nó là khờ. Thí dụ: Cat, cook, can, cow…
-Letter D (chữ đi) âm của nó là đờ. Thí dụ: duck, day, doom….
-Letter E (chữ i) âm của nó là e giống như e dè của Việt Nam. Thí dụ: enemy, empty, entertainment….
-Letter F (chữ ép phờ, âm phờ nhẹ), âm của nó là phờ. Thí dụ: Phone, food, fine, fool….
-Letter G (chữ di/ gi) âm của nó là gờ. Thí dụ: Goat, Goolgle, gate….
-Letter H (chữ ết-chờ, âm chờ hơi nhẹ) âm của nó là hờ. Thí dụ: Home, house, hack, hit, hook…
-Letter I (chữ ai), âm của nó là ai). Thí dụ: ID, icon, icream….(âm và chữ trùng nhau)
-J (chữ dê/chê) âm của nó là dờ/chờ. Thí dụ: Jack, John, June, July…
-K (chữ khê) âm của nó là khờ (âm khờ phát ra thật mạnh từ trong họng). Thí dụ: Kangoroo, kill, keep, quiet…
-Chữ L (chữ el) âm của nó là lờ. Thí dụ: lamb, land, look, looming…
-Letter M (chữ em-mờ đọc âm mờ hơi nhẹ). Âm của nó là mờ. Thí dụ: Moon, mom, mama, many…
-Letter N (chữ en-nờ đọc âm nờ hơi nhẹ), âm của nó là nờ. Thí dụ: Nancy, noise, now, nice….
-Letter O (chữ ô), âm của nó là o giống như “O tròn như quả trứng gà” của Việt Nam. Thí dụ: Octopus, option, optical, oral…
-Letter P (chữ pi), âm của nó pờ. Thí dụ: Pen, pool, panic, pick…(muốn nói những chữ này phải ngậm môi, người Mỹ gọi là âm môi)
Letter Q (chữ kiu/khiu), âm của nó là quờ (Giống như quờ quạng của Việt Nam). Thí dụ: Queen, quake, quail, quality, quantity….
-R (chữ a-rờ) chữ này phải cong lưỡi mới nói được. Thí dụ: Room, run, ride, rock…
-S (chữ ét phải đi với tiếng xì nhẹ), âm của nó là sờ. Thí dụ: Sun, son, sing, sang, song…
-T (chữ ti/thi), âm của nó là  giữa tờ/thờ phát âm thật nhanh (short sound). Thí dụ: Tea, teen, ten, tell….
-U (chữ iu), âm của nó là iu. Thí dụ: Unicode, unique, unicorn, union…
-V (chữ vi) âm của nó là vờ. Thí dụ: Victor, very, violin, virgin…
-W (chữ double iu), âm của nó là wườ. Thí dụ: Work, wide, week, win…
-Y (chữ wai), âm của nó thay đổi tùy theo nó đứng cạnh chữ gì. Thí dụ: Yatch, yam,yap, young… nó phát âm tựa như di, gi. Thế nhưng với my, why, cry… thì nó lại có âm ai.
-Z (chữ di, gi đọc kéo dài), âm của nó là dờ mạnh và kéo dài. Thí dụ: Zigzag, zero, zebra, Zen…
* * *
2) Mẫu Tự Tiếng Việt:

Ứng dụng nguyên tắc chữ và âm khác nhau vào mẫu tự của tiếng Việt, chúng ta sẽ liệt kê dưới đây. Về cách đọc, cách phát âm hay đánh vần tổ tiên của chúng ta đã làm rồi kể từ khi chữ Quốc Ngữ ra đời. Xin nhớ, trong tiếng Việt chỉ có chữ A, E, I, O và Y là âm và chữ giống nhau.
-Chữ A (chữ a), âm của nó là a. Thí dụ: A ha! (âm và chữ giống nhau)
-Chữ B (chữ ), âm của nó là bờ. Thí dụ: Bờ ê bê (con bê), bờ a ba (ba), bờ i bi (hòn bi)…
-Chữ C (chữ ), âm của nó là cờ. Thí dụ: Cờ a ca sắc cá (con cá), cờ u cu a cua (con cua), cờ ơ cờ huyền cờ (cây cờ), cờ a ca en hát canh (canh)…
-Chữ D (chữ dê đê để phân biệt với chữ G), âm của nó là dờ. Thí dụ: Dờ ê dê sắc dế (con dế), dờ a da o dao (con dao)…
-Chữ Đ (chữ đê), âm của nó là đờ. Thí dụ: Đờ a đa (cây đa), đờ u đu (đánh đu), đờ i đi (đi), đờ o đo i đoi sắc đói (đói)…
-Chữ E (chữ e), âm của nó là e. Thí dụ: E dèemtem…(chữ và âm giống nhau)
-Chữ G (chữ dê-i ), âm của nó là gờ. Thí dụ: Gái, gai, gặp gỡ, gây gổ, ghen ghét…Chữ gái đánh vần như sau:  gờ- a-ga-i-gai -sắc-gái.
-Chữ H (chữ hát), âm của nó là hờ. Thí dụ: Hay hát, hỏi han, hoan hô, hả hê….
-Chữ I (chữ i), âm của nó là i. Thí dụ: Im lìm, in ấn, (âm và chữ giống nhau)
-Chữ K (chữ ca) âm của nó là kờ. Thí dụ: kỳ lạ, ký sự, ký ức…
-Chữ L (chữ el-lờ, âm lờ hơi nhẹ), âm của nó là lờ. Thí dụ: Lờ đờ, líu lo, lây lất, lung lạc…
-Chữ M (chữ em-mờ, âm mờ hơi nhẹ), âm của nó là mờ. Thí dụ: Mờ mịt, ma mãnh, mỏi mệt, mẹ mắng….
-Chữ N (chữ en-nờ, âm nờ hơi nhẹ), âm của nó là nờ. Thí dụ: Nở nang, nài nỉ, nấu nướng…
-Chữ O (chữ o, âm của nó là o. Thí dụ: Om sòm, ong ỏng, o bế….(âm và chữ giống nhau)
-Chữ P (chữ pê giống chữ P trong tiếng Pháp), âm của nó là pờ. Nhưng chữ P trong tiếng Việt không đứng một mình mà ghép chung với chữ H, phát âm thành phờ. Thí dụ: phe phẩy, phở, pháo, phung phí, phố phường….
-Chữ Q (chữ Ku hay Kuy theo Tiếng Pháp), phát âm là quờ. Nhưng chữ Q không đứng một mình và đi chung với chữ U. Thí dụ: Quơ quào, quờ quạng, quở mắng, quanh co, quy tắc…
-Chữ R (chữ e-rờ, âm rờ hơi nhẹ), phát âm là rờ. Thí dụ: Rờ rẫm, rơi rụng, run rẩy…
-Chữ S (chữ ét-sì, âm sì hơi nhẹ), phát âm là sờ. Thí dụ: Sờ soạng, sơ sơ, sớ rớ, sung sướng… (Đây là “âm răng”, lưỡi phải để vào hàm răng thì phát âm chữ S mới đúng.)
-Chữ T (chữ ),phát âm là tờ (i tờ có móc cả hai). Thí dụ: Tờ mờ sáng, tơ lơ mơ, tơ liễu, tung tăng…
-Chữ U (chữ u), phát âm là u (như u đánh đu). Thí dụ: U tối, u minh, ung nhọt… (chữ và âm giống nhau)
-Chữ V (chữ ), phát âm là vờ. Thí dụ: Vờ vịt, vớ vẩn, vơ vào...
-Chữ X (chữ ích-xì, âm xì hơi nhẹ), phát âm là sờ giống như phát âm chữ S. Thí dụ:  Xó xỉnh, Xốn xang, xung mãn, xoay xở…
-Chữ Y (chữ i dài hay igrek theo tiếng Pháp), phát âm là i. Thí dụ: Y khoa, y án, ý định, ý thức, y trang….
Ngày xưa tiếng Việt có 23 chữ cái (mẫu tự). Bây giờ trong nước coi sáu chữ Ã, Â, Ê, Ô,  Ơ, Ư cũng là chữ cái (mẫu tự) cho nên tiếng Việt trong nước có 29 chữ cái.

3) Đọc những chữ viết tắt:
a) Nguyên tắc khi đọc những chữ viết tắt, người Mỹ đọc tên của chữ chứ không đọc âm của chữ. Thí dụ:
USA người ta không nói iu-sờ-ê mà là iu-es-ê.
UN người ta không nói iu-nờ mà là iu-en.
TTP người ta không nói tờ-tờ-phờ mà là ti-ti-pi
Do đó, trong tiếng Việt:
M-113 đọc là em 113 mà không đọc mờ-113
TPP đọc là tê-tê-pê mà không đọc tờ-pờ-pờ
CIA đọc là cê-i-a mà không đọc cờ-i-a
VN đọc là vê-en hay vi -en mà không đọc vờ-nờ.
b) Những chữ viết tắt, nếu gốc của nó là tiếng Pháp thì nên đọc theo âm Pháp. Nếu gốc của nó là tiếng Anh thì nên đọc theo tiếng Anh và không nên phát âm theo tiếng Việt vì nó không phải tiếng Việt. Thí dụ:
UPI (gốc Anh ) thì đọc iu-pi-ai
VOA (gốc Anh) nhưng có thể đọc vi-ô-ê hay vê-ô-a.
RFI (gốc Pháp) đọc e rờ-éf-i
AP (gốc Anh) thì đọc ê-pi hoặc a-pê.
AFP (gốc Pháp) thì đọc a-éf-pê
Reuters (gốc Anh) đọc nguyên một chữ là roi-tơ chứ không phải rớt-tơ hay riu-tơ.
NATO (gốc Anh) thì đọc nê-tô hay đọc na-tô cũng được. Nếu đánh vần thì là en-ê-ti-ô.
CIA (gốc Anh ) thì đọc xi-ai-ê. Nhưng Miền Nam trước đây lại đọc theo âm Pháp sê-i-a. (rồi mỉa mai là sịa)
UK (United Kingdom, Anh Quốc) thì đọc iu-khê.
USA (gốc Anh) đọc là iu-es-ê.
Lockheed Martin (Hãng chế tạo vũ khí Mỹ). Rất nhiều người lầm và phát âm là lốc-hit mạc-tin. Phát âm đúng là: lốc-ki mạc-tin.
WTO (gốc Anh) thì đọc double iu- ti-ô hoặc vê kép- tê-ô
WHO (Cơ Quan Y Tế Thế Giới) gốc Anh đọc là double-iu-ếtch-ô hoặc vê kép-hát-ô.
UNESCO (Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa LHQ) gốc Anh cho nên đọc iu-nes-cô.
IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) đọc theo Pháp i-em-éf hay Anh ai-em-éf.
WB (Ngân Hàng Thế Giới, World Bank) đọc là double-iu-bi hay vê kép-bê.
ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) đọc a-sê-an đã quen và ai cũng hiểu nên giữ nguyên.
APEC (Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương) đọc là a-pếc.
IAEA (Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Thế Giới) đọc là ai-ê-i-ê.
UNICEF (Cơ Quan Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc) đọc là iu-ni-sép.
UNHCR (Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ) đọc là iu-en-ếtch-ci-a.
OPEC (Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hỏa) đọc là ô-pếc.
AL (Liên Đoàn Ả Rập, Arab League) đọc là ê-el.
ICJ (Tòa Án Quốc Tế ở Hague) có thể đọc theo hai cách : ai-si-dê (Anh) hay i-cê-di (Pháp)
Euro (đồng tiền chung của Âu Châu) đọc là iu-rô.
G-7 (Nhóm 7 cường quốc kinh tế) đọc là di-7 hay dê-7
OAU (Tổ Chức Thống Nhất Phi Châu) đọc là ô-ê-iu.
TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) đọc ti-pi-pi hoặc tê-pê-pê.
FIFA (Tổng Cuộc Túc Cầu Thế Giới) đọc fi-fa đã quen nay giữ nguyên.
FBI (Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Mỹ) đọc là ép-bi-ai.
MIT (Massachusett Institute of Technology) đọc là em-ai-ti
Mexico (gốc Anh) cho nên đọc là mê-xi-cô nhưng chính gốc tiếng Tây Ban Nha của nó là mê-hi-cô. Cả hai đều đúng.
AK-47 đã quá quen và đọc a- ka 47 thì vẫn cứ giữ nguyên.
T-54 đã quá quen nên đọc tê-54
M-16 (súng trường Mỹ) đọc là em-mờ (âm mờ rất nhẹ16.
Phantom (phi cơ Mỹ). Trước đây Miền Nam  đọc theo âm Pháp phăng-tom.
F-16 đọc là ép-16.
B-52 đọc là bê-52
DDT (thuốc trừ sâu, gốc Pháp) thì nên đọc đê-đê-tê theo tiếng Pháp vì đã quen.

4) Tiếng Việt có hai chữ D và G phát âm gần giống nhau.
 Để tránh lầm lẫn, Miền Nam trước đây, chữ D đọc là dê đê /dê trên để tránh nhầm lẫn với chữ G. Còn G thì có người gọi dê dưới hay dê gà hay dê-i. Khi mình nói tên mình là Giang. Người thư ký có thể hỏi Giang viết như thế nào thì mình nên đánh vần như sau: dê-i, i, a, en-nờ, dê-i thì chắc chắn không có sai lầm. Xin nhắc lại, khi đánh vần những chữ tắt mình phải đọc tên của chữ chứ không đọc âm của chữ.
5) Sau hết, hiện nay các chương trình truyền hình lớn trong nước, các cô cậu xướng ngôn viên không biết trình độ học vấn thế nào (chắc chắn trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp không có) đã phát âm sai tên các nhân vật của các nước như Anh, Pháp, Mỹ. Ngày xưa ở Miền Nam, học sinh phải học hai sinh ngữ Anh-Pháp suốt 7 năm Trung Học, không dám nói ngoại ngữ đã giỏi, nhưng có thể đọc tất cả tên các nhân vật, địa danh Anh-Mỹ-Pháp mà không sai. Ở hải ngoại này, nghe các cô các cậu phát âm sai như vậy, rất khó chịu. Câu hỏi đặt ra là người phụ trách chương trình (producer) là ai? Chủ bút, chủ biên (editor) là ai? Ai là người coi lại các chương trình để rút ưu khuyết điểm? Tại sao - khi một bản tin, bài viết, bài phóng sự có những tên, địa danh, nhân vật là Pháp, Anh, Mỹ lại không hỏi ban tu thư, ban nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao, các trung tâm Anh Ngữ, Pháp Ngữ  xem cách phát âm thế nào - mà cứ đọc bừa đi. Do đó, sai mà không biết sai, trong  khi đất nước có bao nhiêu tiến sĩ, cao học, cử nhân tốt nghiệp ở Anh, Pháp, Mỹ.
Mới đây nhất, có nhiều chương trình thời sự trên Youtube, tên Tổng Thống Donald Trump nhưng trong nước và hải ngoại, có nhiều người phát âm là Donald  trăm/chăm. Thực ra phát âm đúng phải là Donald Trâm (âm Tr phải uốn lưỡi và đọc nhanh).
 
* * *

Trên đây là sự sưu tầm vụn vặt và góp ý không ngoài mục đích giúp cho việc phát âm chữ Việt và những chữ viết tắt của tiếng Anh, tiếng Pháp sao cho đúng và thống nhất. Nếu có gì thiếu sót, xin quý vị cao minh sửa chữa hoặc bổ túc thêm.


Đào Văn Bình
(California ngày 4/11/2017)
           


 
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 3926)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10825)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 12881)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6497)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4558)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2499)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3714)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2626)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6336)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 8686)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]