Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hải Vân Hải Môn Lữ Thứ

24/07/201709:03(Xem: 5167)
Hải Vân Hải Môn Lữ Thứ

Hai Van (1)

HẢI VÂN HẢI MÔN LỮ THỨ
CHÂU YẾN LOAN

 

 

Hải Vân hải môn lữ thứ là bài thơ của vua Lê Thánh Tông được sáng tác trong chiến dịch Bình Chiêm vĩ đại năm 1470 khi nhà vua kéo quân ngang qua vịnh Đà Nẵng.

Lê Thánh Tông (1442 -1497 ) tên thật là Tư Thành, lên ngôi vua năm 1460, mười năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ba mươi tám năm trị vì, với trí tuệ sáng suốt và đức độ của mình ông đã đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực : chính trị, quân sự, kinh tế ,giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v..và dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

 

Thời nhà Hồ, biên giới Đại Việt đã vào tới Chiêm Động và Cổ Luỹ Động (phía bắc tỉnh Quảng Ngãi ), nhà Hồ chia hai động này thành bốn châu : Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa đặt An phủ sứ và Phó sứ lộ Thăng Hoa để cai trị . Khi quân Minh sang đánh nước ta, họ Hồ thua chạy, Chiêm Thành đem quân  chiếm lại Chiêm Động và Cổ Luỹ rồi đánh Hoá Châu. Từ thời Lê Nhân Tông, năm Thái Hoà thứ II (1444 ) cho đến thời Lê Thánh Tông , năm Hồng Đức thứ I (1470 ) quân Chiêm đã 4 lần đánh phá Hoá châu. Năm 1469, vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn dấy binh, rồi tháng 8 năm sau (1470 ) lại đem 10 vạn quân và một đoàn kỵ binh tấn công lần nữa. Thủ ngữ Kinh lược sứ Thuận Hoá là Phạm văn Hiển không chống nổi, phải rút vào thành cố thủ và phi báo về triều đình. Trước tình hình đó, vua Lê Thánh Tông phải xuống chiếu thân chinh.

Ngày 6 tháng 11 năm Canh Dần (1470 ) bắt đầu xuất quân. Vua sai Chinh lỗ tướng quân Thái sư Lân Quận Công  Đinh Liệt, Chinh lỗ phó tướng quân Thái bảo Kỳ Quận Công Lê Niệm đem 10 vạn thủy quân đi trước, ngày Canh Dần 16 tháng 11 vua đốc suất 15 vạn thủy quân đi tiếp theo.

Trên đường Nam chinh từ cửa biển Thần Phù ( tỉnh Thanh Hoá ) tới cửa Thị Nại ( tỉnh Bình Định ) nhà vua đã đi qua 39 cửa bể :

 

                      “Thử khứ hải  môn tam thập cửu

                      Kế trình hà nhật đáo Ô Châu ?”

                                     (  Thần Phù hải môn lữ thứ )

                   Chuyến đi này vượt qua ba mươi chín cửa biển ,

                     Tính đoạn đường, biết ngày nào mới tới Ô Châu ?

                                                  ( Ngô Linh Ngọc dịch )

 

Vốn là một vị vua nổi tiếng về tài thơ văn, nên những cảnh  thiên nhiên hùng  vĩ của tổ quốc đã trở thành nguồn cảm hứng thơ ca của ông, đến đâu ông cũng ghi lại những cảm xúc của mình trong những bài thơ. Ngoài 30 bài

trong Chinh Tây kỷ hành thi tập miêu tả phong cảnh đất nước dọc đường hành quân, trong Minh Lương Cẩm tú thi tập còn có 14 bài vịnh các cửa biển gọi là Ngự chế các hải môn thi (thơ về các cửa biển của nhà vua ): 1) Thần Phù hải môn lữ thứ, 2) Giáp hải môn lữ thứ, 3) Du hải môn lữ thứ, 4) Càn hải môn lữ thứ, 5) Đan Nhai hải môn lữ thứ, 6) Nam Giới hải môn lữ thứ, 7) Kỳ La hải môn lữ thứ, 8) Hà Hoa hải môn lữ thứ, 9) Xích Lỗ hải môn lữ thứ, 10) Di Luân hải môn lữ thứ, 11) Bố Chính hải môn lữ thứ, 12) Nhật Lệ hải môn lữ thứ, 13) Tư Dung hải môn lữ thứ và khi thuyền rồng qua cửa biển Hải Vân - cửa biển nằm ở phái bắc thành phố Đà Nẵng, giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên Huế - vua Lê Thánh Tông đã sáng tác bài thơ :

 

                                              海雲海門旅次

 

混一車書共幅員

海雲橫界越南天

三更夜靜銅龍月

五鼓風清路鶴船

夷落奉參期款塞

閫臣愛國巧籌邊

此身那得生還幸

敢望班超到酒泉

 

                                Hải Vân hải môn lữ thứ 

                             Hỗn nhất thư xa cộng bức quyên
                            Hải Vân hoành giới Việt Nam thiên

                             Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt

                             Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền

                             Di lạc phụng thâm kỳ khoản tái

                             Khổn thần ái quốc xảo trù biên
                             Thử thân na đắc sinh hoàn hạnh

                             Cảm vọng Ban Siêu đáo Tửu Tuyền .

 

Qua cửa biển Hải Vân

 

Giang sơn trọn bức dư đồ

Hải Vân giang rộng mở cờ vượt Nam

Đồng Long vằng vặc trăng nằm

Con thuyền Lộ Hạc canh năm dập dềnh

Người Di hẹn đất dâng lên

Khổ thân viên tướng giữ nền biên cương

Sá chi sống chết sa trường,

Ban Siêu chín suối thẹn nhường được sao?

                                                (Nguyễn Thiếu Dũng dịch)

                                     

Ngày mồng 2 tháng giêng năm Tân Mão (1471) vua vào tới Thuận Hóa cho quân ra biển tập thủy chiến rồi sai thổ tù ở Thuận Hóa là Nguyễn Vũ vẽ bản đồ của Chiêm Thành dâng lên cho vua.

Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập chép rằng : Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, đóng quân ở Hải Vân Quan, đêm khuya không ngủ, vừa đứng ngắm núi biển, đèo, mây, nước, có câu thơ:

 

Tam canh dạ tĩnh Đồng Long Nguyệt

Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền

 

Vua thân đem đại quân đánh phá thành Thị Nại, vây thành Trà Bàn

Ngày 1 tháng 3 năm Tân Mão (1471), hạ thành Trà Bàn, bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn đưa về nước cùng 30.000 quân sĩ và 50 người trong hoàng tộc bị bắt làm tù binh.

Ngày mồng 1 tháng 5 năm Tân Mão (1471), làm lễ mừng thắng trận.

Công cuộc bình Chiêm thắng lợi, vua đổi Thăng Châu , Hoa Châu thành ba  huyện Lê Giang, Hy Giang và Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa; Tư Châu, Nghĩa Châu thành ba huyện Bình Sơn, Nghĩa Giang và Mộ Hoa, thuộc phủ Tư Nghĩa. Chia đất cũ của Chiêm Thành là Đồ Bàn thành ba huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhơn, đặt ba phủ rồi đưa tù nhân ba loại bị tội đồ tới đây để “cấy người ở biên giới” (thực biên )

Với chiến thắng này, nhà vua không những  thực hiện được ý định khôi phục bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chấm dứt nạn binh đao, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, mà còn mở rộng biên cương đến miền Vijaya, tức là phủ Hoài Nhơn (ngày nay là Bình Định ).

 

Tháng 6 năm 1471, vua Lê Thánh Tông lấy ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn lập thành đạo thứ mười ba là Quảng Nam Thừa tuyên đạo, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, đúng như mục đích xuất chinh mà nhà vua đã nói trong câu thơ mở đầu:

 

                              “ Hỗn nhất thư xa cộng bức quyên” 

Danh xưng Quảng Nam ra đời từ lúc ấy.

                               

                            “ Hải Vân hoành giới Việt Nam thiên

Câu thơ nêu bật vị trí hiểm yếu, quan trọng của núi Hải Vân đối với lãnh thổ Đại Việt.

Hải Vân là một quần thể núi non hùng vĩ ở cuối Trường Sơn Bắc, đâm ra tới biển Đông, ngọn núi chính là Hải Vân Sơn cao 1192m còn có tên là Cao An Lĩnh hợp với các ngọn núi Đại Tu Nông, Tiểu Tu Nông, núi Tía, núi Kiền Kiền về phía tây từ biên giới Lào chạy tới. Hải Vân Sơn cùng với Bà Sơn và Hải Sơn là ba ngọn núi cao nhất liên tiếp xen nhau, đỉnh núi cao thấu từng mây, chân núi chạy thẳng ra bờ biển, dọc theo các sườn núi thuộc quần thể Hải Vân còn có những khe với những tảng đá muôn hình vạn trạng rải dài tận biển như khe Kỹ, khe Vu, khe Hổ Lang, khe Bé, khe Lớn. Phía Bắc chân núi có hang Dơi khoét sâu vào, nơi đây thường có sóng to gió lớn nhấn chìm ghe thuyền khiến người qua đó phải ngại bước chùn chân:

 

                                        “Đi bộ thì khiếp Hải Vân,

                             Đi biển thì sợ sóng thần hang Dơi”

 

Từ xưa, Hải Vân đã được chú ý vì nó chiếm giữ một vị trí chiến lược quan trọng :  là phên giậu phía nam của nước Đại Việt. Hải Vân đã từng là địa đầu chiến tuyến giữa hai lực lượng Việt – Chiêm trong chiến dịch Bình Chiêm của Lê Thánh Tông năm 1470-1471. Phía Bắc Hải Vân, nhà vua đặt hành điện tại cửa Tư Dung (nay là cửa Tư Hiền) để cho thủy quân diễn tập chuẩn bị vào trận còn phía Nam Hải Vân thì tướng Bồng Nga Sa của Chiêm Thành đang trấn giữ Cu Đê.

Hải Vân núi cao, vực thẳm đường đi hiểm trở gian nguy thường được ví như đường vào đất Thục:

 

Ải lĩnh xuân vân-                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

Việt Nam xung yếu thử sơn điên

Tuyệt lĩnh hoàn như Thục đạo thiên

Đản kiến vân hoành tam tuấn lĩnh,

Bất tri nhân tại kỷ trùng thiên…

(Nguyễn Phúc Chu)

 

Mây xuân đỉnh Ải

 

Việt Nam hiểm yếu Hải Vân sơn

Thăm thẳm đường lên Thục đạo nan

Chỉ thấy mây vờn ba đỉnh núi

Đâu biết người đâu lẫn mấy tầng

 (Nguyễn Thiếu Dũng dịch)

 

Chân núi Hải Vân sát với biển xanh, ngọn núi lẫn trong mây trắng, núi chia đôi đường Nam Bắc làm thành tấm bình phong thiên nhiên cao ngất, chắn ngang con đường thiên lý, là ranh giới giữa hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam, lần đầu tiên vua Lê Thánh Tông đặt cửa quan Hải Vân để kiểm soát những người ra vào :

 

                        “ Hải Vân hoành giới việt nam thiên

 

Câu thơ mạnh mẽ, hùng tráng nói lên cái thế vững chãi của quần thể núi Hải Vân rạch ngang trời Nam như một bức trường thành kiên cố.

Chữ Việt Nam trong câu thơ này chưa phải là tên nước, tên chính thức lúc bấy giờ là Đại Việt, nhưng hai từ Việt và Nam đi liền nhau bắt đầu từ đây có thể là báo hiệu cho việc lấy tên nước về sau.       

 

Từ cửa biển Hải Vân nhìn  vũng Đồng Long bờ bến mênh mông, đêm khuya thanh vắng, ánh trăng vằng vặc giữa trời, thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng đã khơi nguồn thi hứng cho nhà vua vẽ nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp

 

                   “ Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt

                      Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền”

 

Vũng Đồng Long còn gọi là vũng Thùng, tức là Vũng Sơn Trà. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (q.VII- tỉnh Quảng Nam) chép:

 

Vũng Sơn Trà (tức vũng Thùng) ở phía bắc huyện Hòa Vang, lại có tên là vũng Đà Nẵng. Phía đông là núi Trà Sơn (Sơn Trà), phía bắc là núi Hải Vân, phía tây là tấn Cu Đê, dài rộng ước 25 dặm linh (có lẻ), phía đông nam là vũng Trà Sơn (tức vịnh Hàn) là vùng biển lớn, vừa rộng vừa sâu, có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió; tàu thuyền đi lại gặp lúc chưa tiện gió, phần nhiều đổ tại đây

 

 Hai Van (1)

  (nguồn Internet)

 

Vịnh Đà Nẵng có hình cánh cung, được bao bọc bởi hai dãy núi Hải Vân và Sơn Trà nên rất kín gió, tàu bè neo đậu an toàn.

 

“Lộ Hạc “là tên nước, (Locac là bán đảo Mã Lai  ngày nay) thuyền của họ thường lui tới buôn bán ở đây. Câu thơ cho biết ít nhất thì từ thời Hậu Lê   (thế kỷ XV ), đã có thuyền nước ngoài đến buôn bán ở vịnh Đà Nẵng .

Sông Cổ Cò nối cửa Hàn Đà Nẵng và cửa Đại Chiêm ở Hội An, thuyền buôn các nước từ bắc xuống, qua cửa Hàn, theo sông Cổ Cò qua Ngũ Hành Sơn vào vụng Trà Quế tới Hội An buôn bán; từ phía nam lên, theo sông Trường Giang vào vụng Trà Nhiêu mà tới Hội An.

Trước thế kỷ XV, Hội An đã là nơi tập trung và phân phối hàng hóa của vương quốc Champa với các nước trong khu vực.

Như vậy nhìn về vịnh Đồng Long, vua Lê Thánh Tông không chỉ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng mà nhà vua còn thấy được viễn cảnh kinh tế phồn vinh của vùng vịnh này.

Cũng chính vì vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của Vịnh Đà Nẵng mà năm 1858, tàu Pháp đã vào Vũng Thùng nổ súng tấn công, khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:

                  

                                  Tai nghe súng nổ cái đùng

                             Tàu Tây đã tới Vũng Thùng bậu ơi

 

                  

                  

 Hai Van (2)

                   (nguồn Internet)

           

Hai câu kết :

 

                   “ Thử thân na đắc sinh hoàn hạnh ,

                      Cảm vọng Ban Siêu đáo Tửu Tuyền .”

 

Nói lên tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước, không quản ngại về sự an nguy tính mạng của cá nhân nhà vua. Quyết định thân chinh của Lê Thánh Tông là một hành động vô cùng dũng cảm, là minh chứng hùng hồn cho tinh thần hy sinh đó, vì trong lịch sử nước nhà, đã từng có những vị vua anh dũng hy sinh ngoài trận địa như vua Trần Duệ Tông khi tiến quân vào thành Trà Bàn năm 1377.

Để khẳng định quyết tâm bình Chiêm, trừ bạo vì sự bình yên của bá tánh, vua đã ví mình với Ban Siêu, một vị tướng tài ba thời nhà Hán của Trung Quốc. Ban Siêu đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho chinh chiến, ông sống ở Tây Vực 31 năm, chinh phục hơn 50 nước Hung Nô, đến khi trở về thì tuổi đã già, tóc đã bạc “ Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về” (Chinh Phụ Ngâm )

Do sự so sánh này mà phần nguyên chú trong Thiên Nam dư hạ ghi là: “Nghi là sai, thực không phải ý của nhà vua.” Có thể vì người bình về hai câu thơ này nghĩ rằng “đời nào một vị vua lại  đi so sánh với một vị tướng nước ngoài, tứ thơ lại quá khiêm tốn, tự cho mình  còn kém cả Ban Siêu, thì đó không phải là khẩu khí của Lê Thánh Tông”( Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông - Viện nghiên cứu Hán Nôm ) .

Thực ra, do chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, các nhà thơ cổ điển nước ta mỗi khi nói đến một vấn đề gì, họ thuờng viện dẫn các sự kiện, nhân vật trong sử sách Trung Quốc để làm tăng thêm sức thuyết phục, ví dụ như Trương Hán Siêu ca ngợi chiến công của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng đã viết :

 

                  “ Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay ,

                   Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi .”

                                      ( Bạch Đằng Giang Phú -Bùi Văn Nguyên dịch )

         

hoặc Nguyễn Khuyến trong bài Thu vịnh cũng nói :

 

                    “ Nhân hứng cũng vừa toan cất bút ,

                      Nghĩ ra lại thẹn vớI ông Đào”

 

Lê Thánh Tông là một vị vua uyên thâm Hán học, nên khi tâm hồn dạt dào cảm xúc, tứ thơ hứng khởi, ông cũng ví mình với Ban Siêu và tỏ ý khiêm nhường trước cổ nhân thì cũng là lẽ thường tình, thiết nghĩ chẳng có gì là không hợp.

 

Qua cửa biển Hải Vân, nhà vua đã  lưu  lại bài thơ vịnh cảnh Đồng Long Loan (vịnh Đà Nẵng ) hùng vĩ, thơ mộng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha của nhà vua .

Cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông đã mang về cho tổ quốc một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu, góp phần đưa đất nước trở thành một quốc gia cường thịnh và đóng góp vào kho tàng văn học nhiều bài thơ có giá trị, trong đó đáng chú ý là phong cách ghi nhật kí bằng thơ của nhà vua .

 

Lê Thánh Tông  không chỉ là một vị vua anh minh, một nhà chính trị, văn hoá lỗi lạc mà còn là một nhà thơ lớn của nước ta nửa sau thế kỷ XV .

        

 

 

                                                                   CHÂU YẾN LOAN

                                                         

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2018(Xem: 12331)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
28/02/2018(Xem: 8555)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7506)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8545)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4441)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14243)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4826)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3983)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5069)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3659)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]