Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Xưa

28/06/201715:48(Xem: 3206)
Đường Xưa


con duong-6
ĐƯỜNG XƯA

 

Vĩnh Hảo

 

 

Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố.

Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể.

Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường.

Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ.

Xe cộ mười năm, người trăm năm.

 

Đi qua lao xao phố phường, chợt lặng cười.

Dừng lại nơi ngã tư đường. Chờ đợi. Trầm mặc tư duy.

Nhớ nhân vật Sidhartha của Hermann Hesse trong Câu Chuyện Dòng Sông, từng nói sở trường của một du sĩ không nhà là “nhịn đói, suy tư, và chờ đợi.”

Sidhartha của Hermann Hesse chẳng qua là hóa thân của Sidhartha Gautama, đi vào trần gian bằng con đường của một gã lang thang vô định, không chọn trước một con đường nào, dù đã được khai thị bởi Sidhartha Gautama qua nhiều thời pháp…

Nơi ngã tư đường phố thị. Đèn đỏ đèn xanh hiệu lệnh cho xe, cho người. Những người ngoan phục đã sống quen dưới sự điều khiển của điện tử. Nề nếp văn minh được biểu hiện bằng sự sáng tạo của một thiểu số thông minh—về kỹ thuật số, mà không biết cách nào để sống hồn nhiên với loài người trong thế kỷ mới. Tìm kiếm phương cách sống tiện nghi, thuận lợi nhất bằng sự lãng phí tất cả thời gian, năng lực và tiền bạc của vô số người. Thiểu số người đang chế tạo những con robots có thể thay thế con người làm tất cả việc, trong khi loài người càng lúc càng sinh sôi tràn lan trên mặt đất. Rồi ra, con người sẽ cảm thấy mình vô dụng so với những robots được sáng chế bởi thiểu số ưu tú (elite). Vô dụng rồi thì ở đâu, làm gì cho hết thời gian cuộc đời! Khi thiểu số người được ưu đãi leo lên đến đỉnh cao của đời sống văn minh (kỹ thuật), vô số người khác bị bỏ lại bên lề cuộc đời. Rồi thất nghiệp, thất chí, bất mãn, biểu tình, đi bầu đại cho ai hứa hẹn những gì hợp ý mình nhất. Lẩn quẩn canh bạc đỏ-đen trong hí trường, và chính trường. Thế giới như được nhào nặn, uốn nắn theo vòng trôn ốc đã được định sẵn mà điểm đến của nó thường là trở lại nơi khởi đầu.

Những người năm trước và những người năm sau, xem chừng tờ tợ như nhau. Lặp đi lặp lại những điệp khúc vui-buồn. Cười thật lớn với những niềm vui rất nhỏ. Khóc khá nhiều bởi những chuyện không đâu. Lăng xăng nơi chốn đông người. Những người già người trẻ của hai ba thế hệ, cùng ngồi nơi bàn ăn, không nhìn nhau. Miệng nói, tay bấm, điện thoại chẳng rời tay. Như thể đời nầy bận rộn những điều quan trọng bậc nhất.

Những mùa lễ lạc, những buổi trình diễn, thi nhau ca tụng tán dương những thành quả hữu hình, và những gì tính đếm được (bằng nhân số, con số), không dính nhập gì đến niềm bình an tự tâm. Thi đua xây dựng những đền đài, dinh thự thật lớn với tấm lòng bé xíu và cái ngã thật to. Ngã càng to, càng làm chật chội đất trời.

Còn nơi nào cho một gã cùng tử lang thang ghé bước, dừng chân?

Nhịn đói, dễ thôi. Suy tư, dễ thôi. Chờ đợi, cũng dễ thôi. Nhưng chờ đợi gì giữa những mùa trăng mây phủ dầy đặc khung trời. Khi trăng vằng vặc soi chiếu trên sân vườn nhỏ thì mắt xanh năm nào đã mờ đục. Gỡ mắt kiếng xuống, chỉ thấy lòa nhòa bóng trăng, như là hoa đốm, giữa hư không.

Con đường xưa ai đã đi qua, có chăng một dấu hài.

Loay hoay, quanh quẩn một đời với những con đường tráng nhựa, những con đường thẳng băng dẫn đến các dinh thự lầu vàng, những con đường trải sỏi trắng sáng, những con đường lát đá hoa cương phẳng tắp, những lối mòn ngang qua cỏ xanh bị dẫm nát, những con đường gập ghềnh quanh co bên suối rừng…

Chợt một ngày trơ vơ trên đỉnh núi, ngơ ngác nhìn xa tận chân trời.

Muốn đi lại con đường xưa, mà hun hút bóng chim bay.

Ráng hồng phủ xuống nửa vòm tây.

Vạt nắng tan theo mắt ướt chiều tha hương.

Con chim ưng lẻ loi, bay lơ lửng trên bầu trời sa mạc trong xanh.

Kẻ phong trần lần tìm minh châu nơi chéo áo.

Bao năm ngủ/thức với đêm/ngày và hai vầng nhật/nguyệt trên cao, chỉ tự hỏi đâu là con đường.

Sidhartha từ một kẻ sở hữu tất cả đã tự nguyện làm kẻ không nhà lang thang, rồi lại sở hữu tất cả, rồi lại một lần bên dòng sông, buông bỏ hết.

Bên dòng sông, trong lòng sông.

Lắng nghe dòng thời gian và giấc mộng trường sinh chảy qua cầu.

 

“Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng

Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa

Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng

Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa…” (Tuệ Sỹ)

 

Có chăng dấu tích hay vết mòn từ một con đường mà du sĩ Sidhartha Gautama năm nào đi qua.

Đường xưa và đường nay khác nhau những gì.

Ồ, những du sĩ ngày nay không làm du sĩ nữa. Và cũng không làm ẩn sĩ.

Có mặt khắp nơi, sở hữu tất cả—mà không gì có thể buông bỏ được.

Những gì người nay sở hữu được chất đống, ngổn ngang, đóng lại tất cả con đường; trong khi người xưa chỉ cần trí tuệ để mở ra tất cả con đường.

Đóng hay mở, giữ hay buông, chỉ từ một tia chớp của trí tuệ.

 

Ai như Gautama một lần đi ngang trần gian nầy. Có tất cả, buông tất cả.

Ngay cả trí tuệ siêu việt khó người đạt đến—trí tuệ mà người nay lấy làm sự nghiệp giác ngộ, cũng buông bỏ, vượt qua.

Con đường xưa, vì buông bỏ mà không lưu lại dấu vết nào.

Có thể nào đi lại con đường ấy hay không?

Vẫn có một con đường để đi.

Vẫn có một khung trời để bay.

Sa mạc bình yên.

Mặt hồ tĩnh lặng.

Bầu trời không mây.

Con đường không lối.

Chỉ là buông hay không buông mà thôi.




biachanhphap68

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2023(Xem: 1309)
Chắc không riêng gì tôi, đôi khi ta vẫn cảm nhận một thứ mùi thoang thoảng ở đâu đó quanh mình, dù không rõ lắm, cũng không biết nó tỏa ra từ nơi nào…nhưng vẫn làm lòng tôi có chút gì thổn thức, khắc khoải bâng khuâng.
25/04/2023(Xem: 1375)
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”
25/04/2023(Xem: 2233)
Thầy hát cùng chúng tôi bằng cả trái tim. Thầy rất thích nghe các con của Thầy hát bài này. Bài thơ ấy cũng hàm chứa một sự thực tập rất sâu sắc mà Thầy muốn nhắn nhủ. Đêm nay, giữa khung cảnh ấm tình này, Thầy đã hát và phát âm rõ ràng nhiều từ. Các con của Thầy vui quá, xúc động quá, nhiều sư em đã vừa hát vừa đưa tay lên quẹt những giọt nước mắt không ngăn được. Mà thực sự không ai cần phải cố gắng ngăn cản những giọt nước mắt hạnh phúc ấy. Các anh chị em đã nói lên niềm vui khi nghe được những từ Thầy phát âm tròn chữ trong bài hát. “Bạch Thầy, Thầy hát rõ chữ lắm!”,
16/04/2023(Xem: 1224)
Sáng nay khi chạm vào cốc trà bạn có suy nghĩ gì để bạn có một ngày hạnh phúc. Bạn có mở rộng lòng mình để đón nhận nó hay không? Ý nghĩa của cuộc sống là giá trị rất đỗi bình thường, luôn ở quanh ta là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, là niềm vui và hạnh phúc, vậy có chút khó khăn hay ước mơ chưa thực hiện được cũng không sao đúng không?
15/04/2023(Xem: 1755)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 16 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Từ - Compassion Meditation Center. Address: 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541. Phone: (510) 481-1577 vào lúc 5:00-8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 04, 2023.
14/04/2023(Xem: 930)
Cuôc Đời tôi cứ bình thản trôi qua, các con đều có gia đình, chỉ còn có đôi vợ chồng già, chúng tôi vẫn bình yên trong cuộc sống cho tới năm 2014 ông chồng tôi bị yếu 2 chân, anh không còn lái xe được nữa, đi bác sĩ hoặc tới nhà các con chơi, tôi lái xe chở anh đi thôi, đi chợ thì dĩ nhiên là tôi tự lái xe rồi. Hồi xưa, đi đâu anh cũng lái, tôi chỉ ngồi một bên thôi. Rồi dần dần chân anh càng ngày càng đau và nhức, anh phải đi bằng walker, nhưng anh vẫn tự ăn tự tắm rửa được, vì tôi có mua cái ghế để trong bồn tắm cho anh ngồi tự tắm được.
13/04/2023(Xem: 1140)
Về tôn giáo, tôi luôn chia sẻ rõ ràng đối với các thân hữu phương Tây rằng, tối hảo hơn hết là nên giữ truyền thống của chính mình. Trong số hàng triệu người có những cá nhân, giống như các bạn, ồ! những người này, theo tôi nghĩ rằng một số các bạn giống như những kẻ lập dị vào sau nửa thế kỷ 20,
13/04/2023(Xem: 1387)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1030)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 2354)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567