Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhật ký giáo dưỡng - về thăm lại quê hương VN

21/06/201708:08(Xem: 4352)
Nhật ký giáo dưỡng - về thăm lại quê hương VN


que huong binh dinh
Toàn cảnh Xã Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định - Photo: Internet




NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG - VỀ THĂM LẠI QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Viết cho các con, các cháu và cho những ai đã, đang, và sẽ về thăm lại Việt Nam


Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vở tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Đợt này cũng không kém. Lần này, mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.


Làm sao kể hết vì không có bút mực nào tả hết xã hội Việt Nam bây chừ. Ấn tượng đầu tiên lần này là sự đông đúc và ngột ngạt vì sự ô nhiễm môi trường và tiếng ồn ào quá tải.  Wikipedia cho biết là dân số Sàigòn là 8.426 triệu người vào năm 2016 sống trong diện tích 809 mi². Hỏi đứa cháu, cháu bảo chắc đã hơn 12 triệu người đang sinh sống. Ui cha, đông đúc, chập hẹp và ồn ào náo nhiệt. Nhìn dòng xe Honda chạy trên phố, ta có thể đón được nếp sống của xã hội Việt Nam - mạnh ai nấy sống, chen chúc, thiếu kỷ luật, và vội vã.


Ở lại Sài Gòn đêm đầu, giấc ngủ không yên vì cơ thể chưa hòa nhập được, ngày ngủ đêm thức. Mà ngủ làm sao được khi nửa đêm vẫn còn nghe những tiếng bán hàng rong quen thuộc. Có khác là nội dung của các tiếng bán hàng rong đó. Kỳ này, hàng rong là giọng Bắc, nghe dài quá và khó hiểu. Tôi đã tốn gần cả 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không thể nào hiểu nổi. Cuối cùng, cũng hiểu được, thì ra là: "Hột Gà Nướng, Hột Vịt Lộn, Hột Vịt Giữa, Trứng Cút Lộn, Bắp Xào đây!" Đêm không ngủ, lang thang trên vỉa hè Sài Gòn đã quá 12 giờ khuya, mà bà con vẫn còn 'nhậu', mà kỳ thật trong chuyến này, đi đâu cũng thấy nhậu. Phải chăng chúng ta đã trở thành ‘Xã hội nhậu!” Chúng tôi thấy người Việt ở quốc nội đi đâu cũng 'nhậu', nhậu buổi sáng, nhậu ban trưa, nhậu đêm khuya. Nhậu ở nhà hàng, nhậu ở vỉa hè, nhậu trên đồng hoang, nhậu trong nghĩa địa, nhậu bên nấm mộ, nhậu càng tăng độ, nhậu nhẹt tơi bời, nhậu càng chơi vơi, khổ cho vận nước...


Về lại phòng, nằm xuống nghỉ lưng nhưng vẫn chưa ngủ được. Tất cả những âm thanh quen thuộc đó, tuy gần mà xa, tuy xa mà gần lại về trong tâm thức. Tôi viết vội vài dòng thơ để nhớ:


GẦN XA


Tiếng chuông nhà thờ ngân
Cùng tiếng xe hú còi
Tiếng gõ bán hàng rong
Tiếng quét đường buổi sáng


Ôi âm thanh quen thuộc
Mà lạ quá đi thôi
Gần xa bao nhiêu cõi
Sao tấc dạ bồi hồi


Bao nhiêu người an phận
Việc lớn có người lo
Việc nhỏ không để ý
Tổ quốc ơi xa vời!


Ôi kìa bao quán trọ
Đôi chân - tiếng chuông ngân!


Thôi, tất cả chỉ là quán trọ, ngay cả cuộc đời này. Cuộc sống của chúng ta cũng chỉ là quán trọ, thôi thì tôi chọn sự trung dung để đi trọn kiếp này. Rồi trên đường bay về sân bay Phù Cát từ Tân Sơn Nhất, tôi ngạc nhiên là máy bay thật tốt. Tốt và mới hơn cả những hãng Southwest, Delta, và United tôi thường đi ở Hoa Kỳ. Phục vụ rất tốt, những người tiếp tân cũng đàng hoàng tử tế, chỉ thiếu nụ cười. Khách hàng lại lịch sự và vui vẻ. Nhưng rồi trên đường quê, bài hát Quê Hương Tôi Nghèo Vẫn Còn Đó của người bạn Đoàn Tâm Thuận lại chạy qua trong đầu:


Quê hương tôi, bao năm còn đó
Những con đường đất đỏ lầy lội
Dắt nhau đi cuối hẻm đến trường
Mong một ngày xây dựng quê hương


Những chiếc Honda đua nhau nhả khói
Đốt cho mau kiếp sống đọa đày
Những chiếc xe đạp vẫn lăn bánh
Lăn chầm chậm để đợi thời gian...


Quê hương tôi yêu vẫn còn đó
Như thuở nào tôi phải ra đi
Thưa Mẹ con phải làm gì
Để thằng Tèo, con Tý có tương lai?
Để thằng Tèo, con Tý có ngày mai?


Bù cho nỗi buồn và trăn trở đó là tiếng cười và niềm vui của sự đoàn tụ trong gia đình.


blank
Lăng Cô - Huế; Photo: BXK
Về đến Nhơn Lý, quê hương tôi. Một sự thay đổi lớn, có lẽ thiếu kế hoạch lâu dài. Ngày nay đã có những quán cafe, có nhà lầu, có nhà hàng, có cả khách sạn sang trọng và khu nghĩ dưỡng dành cho dân giàu.  Ở nơi vùng quê quen biển này mà có resort - nhà nghỉ dưỡng ‘5 sao', với giá cả khoảng $150 một đêm. Giá cả đó là lương của một người ngư dân/công dân trong vùng cho cả gần nữa năm trời lao động vất vả. Thêm vào đó, những khung trời kỷ niệm một thời của tuổi thơ tôi, nay cũng đã bắt đầu bán vé cho du khách. Eo Gió tốn 22,000 đồng; Kỳ Co tốn 50,000 đồng và vào uống Cafe ở FLC Quy Nhơn tốn 100,000 để vào thăm quan. (Eo Gió thì tôi không có trả tiền vé vì đi với người em làm ở Xã, Kỳ Co thì tôi cũng không vì đi trước bình minh--chưa có người gác cổng, và FLC Quy Nhơn thì làm khó dễ trước khi được vào như là người ‘khách' xem phòng để thuê và dĩ nhiên là tốn hơn nửa triệu để chỉ vào uống dăm ba ly càfe sữa đá). Tôi luôn khuyên các con và cháu là đừng bao giờ làm khách trên chính quê hương của mình; thì nay tôi lại phải ‘giả bộ khách’ mới vào thăm được lòng đất mà mình đã chôn nhau cắt rốn. Thật ngậm ngùi và đau xót.


Thăm quê, buồn vui lẫn lộn. Nhưng tuổi thơ của các con tôi thì rất hồn nhiên khi được đi tắm, trên bãi biển trong xanh của tuổi thơ Ba nó. Tắm biển bãi Bấc, gần bên ngoài của khách sạn sang trọng FLC Quy Nhơn, một ranh giới phân biệt giàu nghèo, có và không, cũ và mới. Rồi chúng tôi mướn ghe chạy ra Hòn Sẹo để tắm và xem cá. Trong lúc ra Sẹo, nhìn cảnh các nhà phục vụ du khách thiếu chuẩn bị cho khách hàng ngoại quốc, mình cũng hơi ‘nhiều chuyện’ tiếp tay để giúp đỡ người địa phương và tìm hiểu những người ngoại quốc từ Pháp đến thăm quê hương mình.


Trong cuộc thăm viếng quê Cha đất Tổ, nơi tôi đã sinh ra vào đúng ngày Vu Lan báo hiếu, những suy tư và kỷ niệm xưa lại về khi thăm Chùa xưa tích cũ, tôi lại viết thành thơ:


VỀ THĂM LẠI QUÊ HƯƠNG NHƠN LÝ


Nhơn Lý ngày nay sao lạ quá
Đâu rừng thông hộ biển bao đời
Đâu cái 'Lầu' từ thuở pha phôi
Đâu Dốc Cá một thời lãng mạn


Bãi biển trắng nay không còn nữa
Chỉ bờ kè cốt sắt xi-măng
Đầu Xóm Mới nay không đến được
Giữa nghèo giàu rỏ nét phân đôi


Nhơn Lý ngày nay sao lạ quá
Có quán càfe, bia rượu đêm ngày
Có thanh niên nhậu nhẹt xỉn say
Và có ít người dân đi bộ


Bao nỗi niềm làm sao thố lộ
Xin khắc ghi một chút tâm tình
Quê hương ta vẫn đẹp buổi bình minh
Có tình nghĩa xóm làng yêu thương nâng đỡ


Có những nấm mộ Cha Ông nằm đó
Tự bao đời xin gìn giữ cho nhau
Vẫn biết có những niềm đau
Nhưng xin hãy nhìn xa để vươn lên mà sống


Con cháu ta cũng cần đất đai để sống
Cần biển thanh không khí trong lành
Cần thuyền ghe che chở cuộc đời xanh
Cần tôm cá lo cho con ăn học


Con cháu ta cần tình thương để sống
Cần từ bi, bác ái, hy sinh
Cần cuộc sống tâm linh
Cần môi trường xanh trong sạch đẹp


Nên chúng ta phải luôn ý thức
Nhơn Lý này là nhịp sống chung
Quê hương ta thì phải chung cùng
Xây dựng, yêu thương cho đến khi nhắm mắt.


Rời quê Nội để về quê Ngoại, ngày nay không còn đi bộ như xưa nữa; thay vào đó là đi bằng Taxi. Con đường đẹp đẽ năm xưa, nay đã có những đoạn đầy rác đổ hai bên đường. Tôi tự nhủ với lòng là đừng có vướng mắc vì việc chính cho chuyến về quê Ngoại kỳ này là về để làm Lễ tưởng niệm cho Mẹ và anh, Lễ Cầu Siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ và Cầu an cho gia đạo. Nhìn gia đình đoàn tụ xum vầy, vui vẻ, luôn đùm bọc và giúp đỡ cho nhau như thuở cơ hàn làm lòng vui khôn xiết. Nhưng tôi cũng ngậm ngùi và buồn tẻ vì hình bóng của Mẹ và Anh không còn nữa. Buồn thương và quyến luyến, mình lại trải lòng qua bài thơ.


VỀ THĂM QUÊ NGOẠI


Quê Ngoại tôi thơm hoa đồng cỏ nội,
Biển và trăng lấp lánh ngàn sao
Ruộng vườn xưa nay vắng bóng người
Ai bỏ xứ ra đi tìm lẽ sống


Khi tôi về ngỡ em còn trong mộng
Êm ả, lung linh ánh mắt đợi chờ
Em đã đến đã đi như cơn mộng
Thì tiếc gì lận đận một vần thơ.


Núi Bà đó vẫn ngàn đời kiên nhẫn
Tiếng chim chào gió lộng mây bay
Căn nhà cũ, bếp xưa không còn nữa
Người ra đi biền biệt phương trời


Dấu tích đó rêu phong ân nghĩa lớn
Người thương ơi! sao nhớ quá đi thôi.
Trong vạt nắng ta thấy mình giọt nước
Đổ về nguồn thân phận kẻ mồ côi!


Thân phận tôi đó, bây chừ là mồ côi. Thân phận đất nước tôi, có phải chăng cũng là mồ côi khi chính tôi lại thấy bàn tay một người Mẹ Huế rung rung, xin vài đồng tiền lẻ trên dòng Sông Hương giữa những điệu hò Cung đình, rất Huế. Nhìn bà Mẹ Huế, lòng con bùi ngùi và xót xa cho thân phận người con Việt, cho bà Mẹ Việt Nam. Bàn tay Mẹ đã làm con bậc khóc! Ôi, có những mãnh đời như thế, thì làm sao ta ngoảnh mặt, quay lưng.

blank
Bàn tay Mẹ đã làm con bậc khóc - Photo: BXK
Rồi về thăm lại quê hương có bạn hỏi, 'Đất nước mình bây giờ ra sao?' Thì làm sao tôi nói được. Xin ngắn gọn,
Một đất nước mà ai cũng muốn rời bỏ ra đi thì không tài nào phát triển nhanh nổi, trong đó có:
1. Người có tài
2. Người có tiền
3. Người có quyền (thế/lực)!
Một xã hội, mạnh ai nấy sống và luôn ở trạng thái Sống còn (Survival mode) thì khó mà đuổi kịp với các nước bạn.


Tuy nhiên, tôi vẫn vui vẻ và hoan hỷ vì được chứng kiến các con / các cháu mình càng ngày trưởng thành, từ thể chất đến tinh thần, khôn ngoan, biết điều hay lẽ phải. Chúng tôi mừng vì chúng tôi là những người nối tiếp xứng đáng của Mẹ, của Anh, của Ông Bà Tổ Tiên.


Mọi khắc khỏi và ưu tư. Tâm trạng hay ấn tượng. Có chăng chỉ là dòng nước chảy qua cầu!


Cuộc sống của chúng ta đó; có đủ cả những nhọc nhằng, buồn vui, sướng khổ. Có bao nhiều gian truân, thăng trầm, gấm hoa hay rác rưởi. Tất cả mọi sự trên đời đều chuyển biến theo không gian và thời gian; có sinh có diệt, còn chăng là sống sao không phiền não và khổ đau, có an lành và hạnh phúc.  Chúng tôi sẽ học theo Mẹ mình, học theo đấng Từ phụ cho lòng nhẹ nhỏm, cho tâm không vướng mắc, không lăng xăng để sống cuộc đời tỉnh thức.
blank
Bãi Bấc Nhơn Lý - làng Tôi - Photo: NhonLy's friend.


Sacramento, May 1st, 2017.
Bạch X. Phẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 3927)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10830)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 12885)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6497)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4558)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2499)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3714)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2626)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6338)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 8690)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]