Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng Tư Nhớ Nhà

01/04/201715:22(Xem: 3579)
Tháng Tư Nhớ Nhà

30 thang 4 nam 1975

THÁNG TƯ NHỚ NHÀ

 

Vĩnh Hảo

 

 

Dọc suốt hai bên xa lộ, trên những cánh đồng hoang, trên những triền núi đổ xuống thung lũng, và đây đó nơi những khu vườn nhỏ nép bên đường, hoa bướm, cúc dại, cúc vạn thọ, cho đến thủy tiên vàng, và nhiều loài hoa dại khác đã cùng trổ sắc vươn lên, chào đón mùa xuân mới. Từ vệ đường, vươn khỏi những ngọn lá xanh mướt là những cánh hoa vàng, đặc biệt là bồ-công-anh, như hàng triệu mặt trời nhỏ, tủa cánh mạnh mẽ, vàng rực, sáng cả một vùng trời đất (*). Nắng ấm mùa xuân tưởng chừng như tô thêm sắc vàng óng ả cho muôn hoa. Xuân trên đồng hoang, hoa vàng, hoa trắng trải dài bất tận.

Lòng bình yên, vô sự, không gì thôi thúc nơi chốn về. Dừng xe bên đường, nơi doi đất nhô ra biển, tận hưởng vẻ phong quang tươi nhuận của mùa mới. Những cây bồ-công-anh trổ hoa từ tháng trước nay đã trổ trái cầu trắng, mọc tràn lên mép đường gần bãi đậu xe. Gió biển lồng lộng thổi vào từ khơi xa, lùa những hạt mầm màu nâu với đôi cánh trắng như thiên thần, mang đi. Các thiên thần mỏng mảnh từ đất hóa sinh, lơ lửng bay theo gió rồi đáp vu vơ đâu đó trên các triền đồi.

 

Tháng Tư đã về. Đứng nơi bờ đông, nhớ bờ tây biển Thái Bình.

Bờ tây, tháng Tư năm ấy, đã có những cuộc di tản vĩ đại. Gia đình ông-bà cha-mẹ, vợ-chồng, con-cái, hớt ha hớt hải, dắt díu nhau, tuôn theo dòng người hỗn loạn. Lên tàu, xuống ghe, đáp máy bay, đón xe đò, thậm chí bằng xe máy ba bánh, hai bánh, xe đạp, và chạy bộ, chỉ mong ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mồ mả và bàn thờ tổ-tiên. Lo sợ gì đây? Giặc ngoài xâm lăng hay giặc cướp vào làng đốt phá mà phải rùng chạy kinh hoàng?

Bờ tây, biển ấy, từ tháng Tư năm đó, đã có những cuộc ra đi trong đêm, không hẹn ngày về. Cha già đốt thuốc trầm tư. Mẹ hiền chắp tay nguyện cầu. Ngày tháng mất tên, mất dấu. Đại dương một màu đen nghịt, làm nấm mồ vô chủ bao la nuốt chửng những oan hồn bơ vơ tuyệt vọng.

Bờ tây, dải đất ấy, có những ngôi nhà xưa với người mới, con đường cũ thay tên, người thân quen ngày một thưa thớt, ra đường ai cũng là khách lạ, cúi mặt không dám nhìn nhau. Trời vẫn xanh như xưa, đất vẫn vàng như xưa, mà mắt người sao chỉ nhìn ra màu tăm tối.

Trên đất ấy, từ ngày tháng nầy năm ấy, bỗng xuất hiện hàng loạt những kẻ vong thân, không còn biết hay nhớ nguồn cội và căn tính của mình; rồi những kẻ nầy lại sản sinh hàng loạt những kẻ sắt đá vô cảm, đặt lên những bệ cao của thang bậc cuộc đời. Buông cuốc cầm cân, chân lấm lên bàn khua mệnh lệnh. Tham lam. Kiêu hãnh. Mặc nhiên tọa hưởng những phúc lợi không giới hạn, vượt khỏi tầm ước mơ nhỏ bé của hàng triệu người chung quanh.

Ôi, ước mơ của những người cùng đinh đói khổ! Ước mơ gì? Hạt gạo, củ khoai, miếng vải nhỏ đủ che thân đứa con thơ dại. Lang thang tìm việc, bỏ bút cầm rựa, lên rừng tìm miếng ăn, mắt mờ đục, ngày cũng như đêm, không còn nhìn thấy gì ngoài vực thẳm tối đen.

Rồi có những thiền sư từ ngày tháng năm ấy, trong đại định mà cảm nhận được nỗi thống khổ của sinh dân… xếp bồ-đoàn, cất mõ chuông, lặng lẽ đi vào dòng đời uế tạp: hòa nỗi đau với người đói khổ, chia nỗi nhục với kẻ trắng tay. Tường rêu gõ nhịp (**), kẻ sĩ trầm ngâm, nghe sâu tiếng khóc quê hương vẳng theo tiếng khua xiềng xích lao tù. Những giọt lệ mặn của bao sinh linh rơi dài và khô nhanh dưới trời hồng. Vị mặn của đại dương thì giống, dung tích của đại dương có thể so, nhưng làm sao đong lường được nỗi thống khổ và uất hận triền miên của bao lớp người, bao thế hệ già-trẻ đã thay nhau đứng dậy, thay nhau nằm xuống, những mong bồi đắp cho ước vọng an vui, thanh bình của người sau.

Suốt mười năm, hai mươi năm, ba mươi cho đến bốn mươi năm như thế… bờ tây ấy, bãi biển kia, vẫn là bãi bờ nuôi dưỡng bao đời sống của con dân da vàng, từ thôn quê đến thành thị, từ ruộng nương ra ngư trường, nhưng đất càng lúc càng đen, biển mỗi ngày mỗi đỏ, đồng bằng khô cháy, cá chết giạt bờ, mù mịt khói bụi lấp cả mây xanh. Đất trời mênh mông mà nay sao chật hẹp, còn lối nào để đi, còn hơi nào để thở! Từng đêm chong mắt nhìn tận chân trời góc bể, nhìn nước non xa khơi nghìn trùng. Ôi, nước còn hay mất mà lòng đau như kẻ vong quốc, vong gia!

Tháng Tư, nhớ nhà. Nhớ con đường mẹ dẫn con đi đến trường mẫu giáo ê a học vần. Nhớ con đường mẹ đưa con lên ngôi chùa trên đồi cao có quả chuông thật lớn. Trường kia không còn. Chùa xưa, lầu chuông gác trống, cũng đã thay áo mới, mất rồi vẻ phong rêu. Nhưng chuông thì còn trên đồi cao ấy; ngày đêm vẫn từng hồi vọng tiếng ngân dài đến nhân sinh.

Tháng Tư, đã hơn bốn mươi năm, qua rồi những hoài vọng một thời tuổi trẻ như hải triều cuồn cuộn chồm tới mây xanh. Giờ nầy, đứng đây, nơi bờ đông ngóng mắt xa nhìn bờ tây. Tóc phai như những quả cầu trắng, chen giữa rừng hoa bồ-công-anh vàng rực, bạt ngàn. Gửi ước nguyện Thái Bình theo những cánh thiên thần nhỏ, bay đi, bay đi…


 

California, viết cho tháng Tư, 2017

VĨNH HẢO

(www.vinhhao.net)



 

(*) Các loài hoa trong bài: hoa bướm (pansy), cúc dại (daisy), cúc vạn thọ (marigold), thủy tiên vàng (daffodil), bồ-công-anh (dandelion) đều là những hoa nở vào mùa xuân, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 dương lịch tại miền nhiệt đới California, Hoa Kỳ. Hoa bồ-công-anh tủa cánh vàng rực, khi hoa tàn, kết thành một trái cầu với nhiều cánh trắng, mỗi cánh mang đi một hạt mầm, bay theo gió, gieo khắp nơi.

(**) “Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu” (Tôi Vẫn Đợi, thơ Tuệ Sỹ).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2018(Xem: 3801)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
13/01/2018(Xem: 3970)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4644)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6320)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87121)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137050)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 4021)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3774)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24450)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11464)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]