Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Đi Lưu Mấy Dòng Không

07/03/201719:04(Xem: 11596)
Người Đi Lưu Mấy Dòng Không
 

Người Đi Lưu Mấy Dòng Không

Lần đầu tiên nghe bản nhạc “Hồ Như” của Hoàng Quốc Bảo, tôi có cảm giác như có một tiếng vọng xa xăm xóay vào hồn mình. Chỉ đọc cái tựa đề không thôi mà đã dấy lên sự mông lung, hư hư thực thực. Những con chữ thênh thoang, âm điệu êm dịu khiến tôi thắc mắc và tìm hiểu thêm về dòng nhạc của ông.  Một nhà văn gọi dòng nhạc của ông với ba chữ”Khúc Vô Thanh”.  Còn tôi, chỉ dùng một chữ để diễn tả, đó là dòng nhạc “Không”.
Một chữ “KHÔNG” thôi hàm chứa bao nhiêu cốt lũy của đạo Phật. Hoàng Quốc Bảo đã thấu triệt bản chất cuộc đời –  hư huyễn, giả tạm nên xếp lại những cung mi, cung la và xuất gia tại thiền viện Trúc Lâm. Trong bài Hồ Như, chúng ta thấy rõ nỗi khắc khoải về quá khứ, mơ hồ về thân phận, cuộc đời:
13118hinh-anh-phong-canh-ben-thuyen-tho-mong
Đôi lúc ta buồn hơn bến sông
Đời trôi qua như tiếng muôn trùng
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Nghệ sĩ thường mẫn cảm,  buồn hơn thế gian buồn.  Hoàng Quốc Bảo  “buồn hơn bến sông” và “buồn hơn cỏ dại”.  Sự mẫn cảm là chất liệu xúc sáng tạo và là lớp bọc giúp người nghệ sĩ tồn tại trong thế giới riêng của mình bởi cuộc đời ngoài kia vốn gai góc.
nguahi
Đôi lúc đường về quê mịt mù
Ngựa hồ như đứng hí thiên thu
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Hình ảnh ngựa đứng hí thiên thu giữa núi rừng hoang vu, tịch mịch. Dường như đó cũng là hình ảnh những tâm hồn lưu lạc tha hương mõi mắt ngóng về quê cũ, không biết ngày nào mới trở lại.  Tình quê tình nước vẫn chứa chan nhưng quê nhà vẫn xa vời vợi trong tâm tưởng.  Tiếng ngựa hí thiên thu là nỗi khắc khoải trong lòng nhạc sĩ khi nhìn lại đời mình?  Hay phải chăng cũng là tiếng kêu thống thiết của một kiếp nhân sinh?
Có lẽ ta về ai biết đâu
Trồng vàng hoa trên núi sương hào
Có lẽ trăm rừng xanh trở lại
Gọi đàn chim xa mãi phương nào
Có lẽ ta về như giấc mơ
Làm giòng sông bôi xóa đôi bờ
(Hồ Như-Hoàng Quốc Bảo)
Đôi bờ có phải diễn tả hai thế giới nghệ sĩ và tỉnh thức luôn mâu thuẫn nhau?  Những người cùng dòng từ trường thường có cùng sự rung động hoặc giao cảm. Nỗi xâu xé, nỗi chênh vênh giữa hai thế giới khiến tôi đồng cảm sâu xa trong từng lời nhạc của  Hoàng Quốc Bảo. Có lẽ ta xuống cõi chợ, có lẽ ta lên non cao, và “có lẽ ta về ai biết đâu”. Và vì vậy mà đôi khi ta lơ thơ lẩn thẩn, xác đây mà hồn dạt phương nào như mô tả  trong tập thơ Chèo Vỡ Sông Trăng của thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh:
Sống với núi mà hồn chưa hóa núi
Đôi khi lòng thơ thẩn một dòng sông
Muôn trùng chập chờn, muôn trùng mộng mị vòi vĩnh nét bi lụy trong tâm hồn nghệ sĩ. Hồ Như làm tôi liên tưởng đến bản nhạc Concerto De Aranjuez Adagio của Joaquín Rodrigo, một nhà soạn nhạc nổi tiếng bị mù từ năm lên ba tuổi.  Âm điệu  toát lên cái buồn thăm thẳm, nỗi đau khổ chất ngất vì tác giả phải sống cả đời trong trong bóng tối.  Sự huyền diệu của âm thanh, cung bậc trầm bồng diệu vợi in vào tim óc như tiếng chuông gõ  chạm vào vùng tâm thức để bừng lên một trời ký ức.  Đạo níu đời gây bao cảnh se sua. Đời níu đạo sinh nhiều  vênh váo. Đâu nhị nguyên? Đâu hý luận?  Người mê cho mình tỉnh, người tỉnh không biết mình vẫn còn mê. Mê tỉnh, tỉnh mê – vô bến vô  bờ – vô cội vô căn, lăn lóc trong kiếp luân hồi.
Trong khi nhiều người muốn làm cái thước để đo người khác thì Hoàng Quốc Bảo lại muốn làm “con đò chở nhân gian qua”. Một ý tưởng thật nhân bản.
Xin làm con đò chở nhân gian qua
Bờ bến trăm năm, thân chú mịt mù.
(Tịch Mặc Nét Ai Cươi-Hoàng Quốc Bảo)
Đôi khi ta tách mình ra khỏi cõi chợ để hứng chút nhựa sống uyên nguyên của đất trời, để cảm những điều dung dị, để lật lại những trang tâm và để gậm nhấm nỗi cô liêu một cách thú vị chứ không phải đoạ đày. Cô liêu cũng là nhịp cầu hướng đến sự giải thoát nội tâm.
Nghệ sĩ thích sự sáng tạo và đam mê và họ thoát thai sự sáng tạo đam mê đó  bằng nhiều hình thức. Hoàng Quốc Bảo thoát với nốt nhạc, với “vài trang thư rụng xuống đời mang mang”. Tôi cũng thích cuộc phiêu lưu làm ăn mày văn chương để thoát dòng tư tưởng, để tìm về cội nguồn.
Hồn ta – dòng suối mát trong
Mân mê con chữ giữa lòng nhân gian
dochieu
Hoàng Quốc Bảo không chỉ muốn làm con đò chở nhân gian qua, mà còn muốn “làm cội mai vàng nở ngát thiên thu”.  Đó là một người với cái tâm thường tại, tâm không mong không cầu – an nhiên.  Không phải ai cũng có được mà đôi khi đòi hỏi một công án thiền. Với Phạm Công Thiện thì “tiếng chuông vọng luân hồi”, còn Hoàng Quốc Bảo thì “chuông đại hồng xoá oán thù xưa”.  Thật vậy,  thương – ghét mấy rồi tất cả rồi cũng đi qua. Ngàn năm mây trắng bay, vẫn bay!
Âm nhạc có chất trị liệu tinh thần. Vui đi nghe nhạc. Buồn cũng đi nghe nhạc. Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo không chỉ ru hồn mà còn chứa một sự sâu lắng về nhân sinh quan. Chất thiền, sự khai ngộ ẩn hiện trong nỗi khắc khoải.  Có lẽ ông ngộ ra rằng âm nhạc không thể  cứu cánh bờ tâm linh, nên đã rời xa chốn bụi. Mỗi chúng ta có mặt trên cuộc đời này đều có một sứ mệnh. Đôi khi sứ mệnh không là việc đào sông lấp biển, mà có thể rất đơn giản: ban bố một nụ cười,  giúp một ai trong lúc khó khăn, lắng nghe một nỗi lòng.
Nếu mình không thể tử tế với người khác thì ít ra cũng tử tế với chính mình. Tử tế với chính mình là sống thật cho dù trong hỉ, nộ, ái . Có cảm tưởng rằng con người thích sống dùm người khác. Được nhờ sống dùm đã đành, đằng này không được nhờ mà tình nguyện nói dùm, nghĩ dùm, và gào khóc dùm luôn mới siêu đẳng.  Sống tử tế cũng là sống biết tha thứ cho chính mình.  Ngọn lưỡi nhân gian nhọn. Chúng ta hụp lặn, ươm muộn phiền, chồng chấp lớp lớp uẫn, và một lúc nào muốn vứt bỏ hết. Chúng ta vứt vì cảm thấy quá muộn phiền, còn Hoàng Quốc Bảo “vứt dép theo trăng” vì “nhìn thấy cội nguộn”, và  đốn ngộ vô thường.
Thật vậy, không ai cho mình phẩm lượng cuộc sống, và cũng không ai phân định giá trị bản thân mình bằng chính mình.  Đâu nhị nguyên? Đâu hý luận? Tất cả loanh quanh một vòng đối đãi, và cuối cùng như câu thơ trong bài Thơ Khuya của BS Trần Xuân Ninh: ” Vẫy vùng, được mất, thẩy đều không”.  Ở nhạc Hoàng Quốc Bảo, tôi thấy một tư tưởng giải thoát sâu xa thấm nhuần, Hoàng Quốc Bảo đã “nhìn lại bên kia bờ vắng như không”  Người đã vào chốn thiền môn để làm con đò chở nhân gian qua. Tôi vẫn ngồi đây với giọt lắng đọng lật những trang đời đã qua với bao ngậm ngùi. Mùi trầm hương quyện mịt mù không gian.Hoàng Quốc Bảo mạnh mẽ giã từ thế giới nghệ sĩ và chọn cho mình một con đường cao cả, một hạnh nguyện cao vời. Còn tôi, một kẻ tài tử vẫnlăn lóc trong cõi tục lụy:
thiensu
Xoè tay bắt bóng bên cầu
Bóng vờn bay mãi bạc đầu xanh xao
Trầm u quyện giấc chiêm bao
Thềm rêu dõi ngóng non cao tự tình
(Như Huyễn Như Mộng- Lê Diễm Chi Huệ)
Giữa trùng trùng duyên nghiệp, tôi cố nhắc mình lời của thiền sư Trần Nhân Tông  “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
trakhuya
Hớp một ngụm trà. Mĩm một nụ cười an nhiên. Mảnh trăng lưỡi liềm hắt tia sáng yếu ớt qua khe hở xuyên qua mành cửa sổ. Sương khuya ngoài kia có lẽ vẫn còn sa giữa không gian bao la của màn đêm tĩnh mịch.
02.09.2017
Lê Diễm Chi Huệ
___________________________________________
Trích dẫn:
-Trần Nhân Tông, Kệ Vân [ xem bản điện tử trong trang nhà  Thivien.net]
-Phạm Công Thiện, Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng Phạm Công Thiện [ xem bản điện tử trong trang nhà Phamcongthieng.com]
-Hoàng Quốc Bảo, Hồ Như, Lên Non Quảy Mộng, Tịch Mặc Nét Ai Cười  [ Xem bản điện tử trong trang nhà Lyrics.tkaraoke.com]
-Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Chèo Vỡ Sông Trăng[Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế xuất bản 1993]
-BS. Trần Xuân Ninh, Thơ Khuya [ xem bản điện tử trong trang nhà Lediemchihue.com]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 4007)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3361)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6304)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3167)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 13067)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17609)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10584)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13851)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 3030)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 18214)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]