Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên Ngõ Cô Liêu

07/03/201718:58(Xem: 10509)
Trên Ngõ Cô Liêu

Trên Ngõ Cô Liêu

Khi trải qua một biến cố, dù biến cố gây ra bởi thiên nhiên hay con người đều đem đến ít nhiều hỗn độn, tan nát. Và rồi, ta trở về sự lắng đọng để suy gẫm việc đã qua. Tĩnh lặng –  bắt đầu cuộc khám phá hố thẳm tư tưởng đầy thâm u và miên viễn.  Miền tâm linh trỗi dậy với bao nỗi khát khao.

a42
Mọi lao xao trở nên vô nghĩa.  Ta im lặng lắng nghe tiếng lòng mà không để bất cứ ngoại cảnh nào chi phối.  Mình ta một cõi. Ngun ngút cô liêu. Thiền sư Jotika trải nghiệm về giá trị của sự thu mình rằng: “Tất cả những gì có giá trị đều từ trái tim này mà ra. Tôi không sống bó mình theo khuôn khổ nào. Tôi nhìn sâu vào trái tim mình. Nên hay không nên không còn quan trọng đối với tôi nữa. Tôi đặt lòng tim vào trái tim mình và cảm thấy ham sống hơn khi tôi nhận thức được trái tim mình. ” Ta đã lóng ngóng, truy tìm niềm vui và hạnh phúc trong cái vay mượn, túy lúy say trong mê lầm rồi buông mình vào dòng xoáy một cách vô thức. Tứ phương mù mịt, ta lạc lối. Chợt giật mình, ta cảm nhận sâu xa bản chất phù du giữa muôn chiều phiêu dật.
Bỗng thương cây, thương lá, thương vẻ đìu hiu mây gió. Giá lạnh lòng người  không làm trái tim băng giá. Ta vẫn yêu cuộc đời, yêu cái phi thường giữa cái tầm thường và tiếp tục cuộc lữ hành.  Chẳng ngại đèo sâu, núi thẳm.  Cô liêu là nỗi sợ hãi của bao người, nhưng lại là cõi chất ngất, miền sáng tạo, sự khởi nguyên của hành trình đốn ngộ.
Danh-chimtien
Chiều chiều mắc võng đong đưa
Hai đầu biển núi bốn mùa lặng thinh
Nghe mưa nắng vẳng tự tình
Và trong sâu thẳm tâm linh vọng vờn
(Tâm Nhiên)
Ta muốn bơi ngược dòng, lềnh bềnh giữa muôn nhánh bèo rong trôi nổi. “Một con người trí tuệ và tỉnh thức thường thấy mình đối nghịch lại cái được gọi là những luật lệ và chuẩn mực thiêng liêng nhất của xã hội” (Sayadaw U Jotika)
Ta muốn tách ra khỏi dòng tạp nạp, một mình nhảy múa giữa khí xuân se lạnh; vờn cợt bờ suy tư; mĩm cười với cơn gió liu riu giữa ngàn dặm hư không và nhìn sâu bản thể của mình. “Khi tôi sống một mình với chính tôi, không phải thế giới khác. Tôi gọi đó là thế giới tâm linh.  Tôi không bị kéo vào thế giới phải lắng nghe phải tham gia vào câu chuyện của họ.”  (Sayadaw U Jotika)
Ta cũng không muốn nghe ngóng  bất cứ điều gì vì càng ít nghe càng nhiều cơ hội gạn lọc ô nhiễm.  Bụi bay không cần phủi bởi càng phủi nó càng bay tung toé làm bẩn thêm. Bụi đường, bụi vô minh trùng trùng điệp điệp, vì vậy người ta mới gọi cuộc đời là “chốn bụi”.  Đôi khi phải ngồi lên cao tránh bớt, vượt lên tất cả để rảo bước thênh thang.  Thấy có thành không, thấy không thành có.  Hiểu cũng được, không hiểu cũng được.  Có hề chi bởi trong không gian đa chiều, tâm hồn con người có những tầng số rung động khác nhau
zen_mountain_by_landondjohnson-d5p6yag
“Trên tất cả đỉnh cao là im lặng “
(Phạm Công Thiện)
Như tê giác, ta một mình lầm lũi đi trong vô định, trong sự yên lặng tuyệt đối để lắng dịu thân tâm vì muốn nội tâm được dung dưỡng, vô minh được thấu triệt, vọng tưởng được buông xả.  Thường vì không thấy giá trị của chính mình nên người ta mới sợ cô liêu, chấp nhận sự đồng hoá hay định khuôn. Con người là những diễn viên suất sắc. Mỗi ngày chúng ta diễn nhiều vai khác nhau, diễn xuất sắc đến độ không còn nhận ra mình. Ai diễn, mặc ai. Ta lặng lẽ đi tìm giá trị đích thực cho bản thân.
tegiac
Những cánh hoa trước sân bao mùa bị lãng quên nay được tỉ tê cắm vào lọ. Vẻ đẹp dung dị, nguyên trinh toát lên đến lặng người.
Ta đã chìm trong giấc miên trường với chập chùng mộng mị.  Giờ đây, một ngõ vắng cô liêu.  Một bóng tà dương hiu hắt. Vô cùng tận, vô biên. Ta trầm mình với cuộc rong rủi tâm linh trong vi vút lãng đãng khói sương.
Giữa dòng biến thể đầy huyễn hoặc, ta nghiêng tai nghe hạt nguyên tử trong tế bào thịt da vận hành và dòng huyết mạch rung rung từ thân tứ đại. Ta hít thở bầu khí xuân, hớp dòng nhựa sống uyên nguyên của đất trời. Hồn hòa tan trong không trung. Chim hót ca. Cỏ cây nhảy múa. Vạn vật vô tình và hữu tình hoà quyện vào nhau.  Tất cả như một bản nhạc hoà tấu du dương diệu vợi.
Trăng không là trăng. Đá không là đá. Đá nằm khoe mình dưới bóng chiều tà, ung dung tự lại lắng nghe cơn nước lũ gào than. Dòng nước lũ, cuộc chơi dường như là tiếng nức nở giữa con người với con người, sự nghiệt ngã, ách đau thương  của một dân tộc.
damon
Đá mòn phơi nẻo tà dương
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi
Ngàn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
Đan sa rã mộng phi thường
Đào tiên trụi lá bên đường tử sinh
(Tuệ Sỹ)
Đang thịnh bỗng suy. Tàn rụi. Như ánh sao xẹt ngang bầu trời.  Mầm móng vô thường hiện hữu mọi lúc, mọi nơi. Cuộc nhân sinh ngắn ngủi. Ta hối hả đi tìm cái đẹp giữa thế giới  hữu thể và vô thể; ngắm vầng trăng núp sau đồi; uống vài chung trà; đọc dăm câu thơ; bỏ lại sau lưng một trời lao xao, một thủa lận đận:
teapot
Ta về núi nghe muôn chim ca hót
Ngắm vầng trăng tịch tĩnh lú sau đồi
Dăm bạn hữu dăm chung trà thi tứ
Xa thị thành xa con nước lao đao
(Lê Diễm Chi Huệ)
Màn vô minh tan dần. Ngõ cô liêu không lạnh lẽo mà là niềm hoan lạc ẩn hiện trùng trùng giác niệm. Đó cũng là mạch ngầm sáng tạo, dòng suối mát cho tâm hồn trầm mặc, và chốn dừng chân cho lữ khách trần gian đã mỏi gánh xuôi ngược.
k5-f69ca
Ta dừng lại một chiều bên quán khách
Nghe thời gian chầm chậm bóng xuân đi
Rũ vai áo xanh hồn theo lối gió
Ngàn mây bay chở cả bóng tà huy
(Mặc Phương Tử)
Uống cạn tách trà. Vị chát quyện trong hương vị cô liêu khiến hồn ta run rẩy. Bất tận ngôn!

03.04.2017
Lê Diễm Chi Huệ

Trích dẫn:
-Thiền sư  Sayadaw U Jotika, Snow in the Summer.  Thích Thiện Minh dịch Việt [xem bản điện tử trong trang nhà Phatphapchanthat.blogspot.com]
-Tâm Nhiên, thơ Hương Vị Cô Liêu [xem bản điện tử trong trang nhà Pgvn.vn]
-Phạm Công Thiện, Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Im Lặng [xem bản điện tử  trong trang nhà Phamcongthien.com]
-Thích Tuệ Sỹ, thơ Mộng Trường Sinh [xem bản điện tử trong trang nhà Thivien.net]
-Mặc Phương Tử, Quán Chiều [xem bản điện tử trong trang nhà Vanchuongviet.org]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 2640)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
30/09/2020(Xem: 18912)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8392)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 11888)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2506)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5425)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5393)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 10643)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 11801)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]