Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Báo Chánh Pháp (số 64, tháng 03-2017)

04/03/201716:58(Xem: 14255)
Báo Chánh Pháp (số 64, tháng 03-2017)

chanhphap-so-64

NỘI DUNG SỐ NÀY:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
¨ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH tt. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 8
¨ ĐẦU XUÂN NGỒI TÍNH SỔ ĐỜI (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9
¨ SINH DIỆT VÔ HÌNH, BƯỚC VỀ NHÀ… (thơ Kha Nguyệt), trang 12
¨ NHẤT ĐẾ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 13
¨ RỘNG LƯỢNG (thơ Thích Viên Thành), trang 15
¨ KHÔNG THỂ ĐƯỢC (Quảng Tánh), trang 16
¨ CÔNG HẠNH CỦA MỘT BẬC CAO TĂNG (Tuệ Sỹ), trang 17
¨ IN KINH, TỤNG KINH (thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao), trang 19
¨ GIẢI THOÁT NẰM GIỮA HAI TƯ TƯỞNG (Nguyễn Thế Đăng), trang 20
¨ VỀ NẺO PHẬT, XUÂN VỀ TRÊN XỨ LẠ (thơ Huỳnh Sơn), trang 22
¨ THÔNG BẠCH SỐ 1 - VỀ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ (Thích Nữ Nguyên Thiện), tr. 23
¨ TRỞ VỀ VỚI TÂM (Ngọc Bảo), trang 24
¨ THƯ CẢM TẠ TANG LỄ NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ NGUYỆN (TN Nhật Nhan, TN Như Tín), trang 26
¨ C.A.F. RHYS DAVIDS (HT. Thích Trí Chơn), trang 28
¨ GỌI EM (thơ Mặc Phương Tử), trang 30
¨ NĂM UẨN – Phật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 31
¨ LỄ KÍNH – Câu chuyện dưới cờ (Thị Ngô Nguyễn Đình Khôi), trang 32
¨ LÝ LUÂN HỒI – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 33
¨ TĨNH TỌA, TÂM NGUYỀN… (thơ Chúc Hiền), trang 34
¨ SINH HOẠT CỦA TĂNG ĐỒ VÀ CƯ SĨ, t.t. (Nguyễn Lang), trang 35
¨ CỘI NGUỒN XUÂN, ÁO LỤA XÊNH XANG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 39
¨ PHẬT TỬ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN (Nguyên Giác dịch), trang 40
¨ SẦU RIÊNG GIỌT NẶNG, NỖI BUỒN NHẢY MÚA… (thơ Phù Du), trang 42
¨ PHIẾU BẢO TRỢ QUỸ CHUYỂN PHÁP LUÂN - YỂM TRỢ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ (Thích Diệu Tánh), tr. 43
¨ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ NHÂN QUYỀN (Nguyên Hiệp dịch), trang 47
¨ TỪ ĐÂU ĐẾN, BÓNG THỜI GIAN… (thơ Hoa Cát Phan Văn), trang 50
¨ NGƯỜI GIAO HÀNG CẦN MẪN (Huệ Trân), trang 51
¨ GỬI, SAU TRẬN LŨ QUÊ NHÀ (Tuệ Như), trang 52
¨ VỀ VÙNG NẮNG ẤM (Nguyễn Văn Sâm), trang 53
¨ NGHỄNH NGÃNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 56
¨ NẤU CHAY: BÁNH ÍT TRẦN LÁ GAI (G. Phượng), trang 57
¨ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG QUAN (Chúc Phú), trang 58
¨ TUỔI THƠ SÀI-GÒN… (thơ Diêu Linh), trang 63
¨ TỨ TẤT ĐÀN - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHẬT GIÁO (Tâm Thường Định), trang 64
¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM CHỮ (Steven N.), trang 66
¨ LÒNG NGƯỠNG MỘ PHẬT PHÁP CỦA VUA A DỤC (Thích Minh Chiếu soạn), trang 67
¨ ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ XẢY RA (Tiểu Lục Thần Phong), trang 68
¨ STORY OF A GROUP OF SIX BHIKKHUS (Daw Mya Tin), trang 69
¨ NGHE 10 BÀI ĐẠO CA DO CA SĨ BÍCH LIÊN HÁT… (Huỳnh Kim Quang), trang 70
¨ HÌNH NHƯ (Toại Khanh), trang 72
¨ NỤ LỬA (Tạ Ký), trang 73
¨ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG – chương 14 (Vĩnh Hảo), trang 74



MƯA NGÀY ĐẦU XUÂN

 

 
Có những mùa mưa đi qua miền đất cũ
nhưng nhà cửa nơi đây thì mới
và những con người cũng mới
Mưa ngày xưa không phải mưa ngày nay
cũng không phải cơn mưa đã rơi từ nơi chốn xa vời
mà trông như chẳng khác gì mấy
 
Hằng giờ nhìn nước lăn tăn chảy thành dòng trên cửa kiếng
vẽ những đường đi có khi trùng lặp, có khi bất định
đường đi của những tia chớp từ trời cao
đường đi của những nhánh sông rẽ đôi rẽ ba ở cuối nguồn
Gió khua lồng lộng qua khoảnh sân trống
Khi những cây thông già cỗi cúi mình ngó xuống
Người già nhàn hạ ngồi bên cửa sổ
ngắm nhìn mưa rơi hay đếm những mùa mưa đi qua trong đời
Cơn mưa xưa và nay, có vẻ không gì khác
nhưng đời người hôm nay đã khác với ngày qua
 
Con chim sâu hăm hở tìm mồi khi trời tạnh
Thẹn thùng khép cánh những nàng hoa
Trên lá non long lanh nghìn hạt ngọc
Nắng bên đường đã vội nhòa theo chân
 
Cơn mưa nơi đây lâm râm mà dai dẳng
mỗi ngày đi qua con phố buồn tênh
đọng từng vũng nhỏ trên lối đi trải sỏi
chảy thành dòng vệ đường hai bên
bong bóng vỡ trên mặt hồ lặng
Ôi, sao mà nhớ quê nhà!
Dĩ vãng dù có khi buồn đau thống thiết
vẫn là dư âm của một thuở êm đềm, thơ mộng
Mưa rơi, mưa rơi, đẹp cả phương trời…
 
*
 
Nhưng những cơn mưa nơi chốn quê xa ấy
ầm ầm, xối xả, bất tận ngày đêm
đã cuộn thành cuồng lưu cuốn trôi những xóm làng
Không có những nhánh sông rẽ đôi rẽ ba
chỉ có mặt nước mênh mông ngập tràn
lềnh bềnh những người và vật chết trôi
Bầy quạ hăm hở tìm ăn khi mưa tạnh nước rút
Giọt lệ ai rơi theo nhịp thở sông dài
 
Mưa… mưa rơi trên biển ấy
Mù mịt trời đông người hại người
Cá chết quanh năm phơi bãi vắng
Ghe thuyền lật úp choáng bờ khô
Máu nào trôi theo dòng nước độc
đỏ ối từ trong ra biển khơi
Ai người thấp cổ gào khan tiếng
Ai kẻ cao danh khép môi cười
Lệ khô miệng đắng hận ngun ngút
Khói mù cay mắt mẹ quê hương…
 
 
Mưa… ngày đầu xuân, mưa đã rơi
Lá mướt cành dương đọng cam lồ
Lòng trần gội rửa khi sương sớm
Thương người vời vợi mắt trùng khơi.

pdf-icon

ChanhPhap 64 (03.17)


***
00logo-bao-chanh-phap
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 4105)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 11592)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13526)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6985)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4772)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2573)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3798)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2688)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6723)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 9185)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]