Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lê Sa Đà hòa âm cung bậc thân yêu

07/02/201716:22(Xem: 11887)
Lê Sa Đà hòa âm cung bậc thân yêu

Tam Nhien_Le Sa Da
 
LÊ SA ĐÀ HÒA ÂM CUNG BẬC THÂN YÊU
Tâm Nhiên


 

Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương

Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta

Phải chăng thị hiện đó mà

Mười phương là một – Một là mười phương

 

Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh…

 

Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ...

 

Sự cảm xúc, rung động thuở đầu đời, có một sức mạnh lạ thường, khiến bừng cháy lên ngọn lửa rực ngời sáng tạo, qua cung bậc lung linh tình mộng, tình thơ, tình đời, tình đạo... Ngọn lửa sáng tạo thi ca ấy, cháy mãi đến tận bây giờ, trên Lầu Gió, ở thị trấn Cư Jút, thuộc tỉnh Đăk Nông xa ngút phương này :

 

Lầu ơi, gió lặng đêm nay

Nghe lời tự hoạ mà say ai nằm

Bao năm rồi có tịnh không

Tịnh không – không tịnh – cũng chừng đó thôi

 

“Cũng chừng đó thôi” là một nhận định tỉnh táo, dễ dãi, sao cũng được. Thôi kệ ! Mặc kệ ! Hỏi cho có hỏi, chứ thực ra thi nhân đã cảm nhận rõ có không, tịnh động, mộng thực, đúng sai, phải trái… cũng chỉ là hai khái niệm của một thực tại bản tâm mình. Cho nên, chàng có một thái độ sống nhập cuộc, chấp nhận tất cả, đến nỗi sẵn sàng tự nguyện vào nơi chốn khốn cùng, ngục tù của trần gian u tối, lao lung :

 

Ta muốn vào địa ngục

Sao người lại không cho ?

Sống đây chừ ẩn ức

Đến bao giờ thăng hoa !

 

Địa ngục trần gian đang vây khổn bốn bề đến ngột thở ra đó, chàng thi sỹ đang ở trong sự khổn vây, lùng bùng, ẩn ức, bực bội đó rồi. Tuy biết thế, nhưng cũng cường điệu nói một cách hùng hồn, khí phách cho vui rứa thôi. Dù chưa thăng hoa trên cảnh giới tự tại, giải thoát, thi nhân vẫn tự tri, biết rõ chính mình, sau khi băng qua Một Mùa Địa Ngục như thi sỹ kỳ dị Rimbaud, kẻ lữ hành cô độc bên kia chân trời xa xăm Pháp quốc.

 

Thật không ngờ được, vượt qua đằng đẵng suốt 70 năm trời đầm đìa máu lệ, Lê Sa Đà, nhà thơ cô đơn của chúng ta, đã chạy qua nhiều sa mạc cát bỏng, hư vô, khô cằn trên mặt đất, đã giáp mặt, cận kề với sinh tử, từng thấm thía, quằn quại, thế nào là khổ đế, từng ôm trọn vò rượu điêu linh mà nốc cạn chén đắng tồn sinh cay xé, uống hết nỗi sầu vạn đại thế nhân…Thế mà tâm hồn vẫn lâng lâng, cảm xúc, rung ngân, rạt rào, tuôn chảy suối nguồn thi ca tràn lan, lai láng, miên man :

 

Trà sớm uống nhà bạn

Trăng khuya ngắm một mình

Hơn nửa đời lận đận

Trăn trở chuyện Tử Sinh

 

Sinh tử là việc lớn, chưa giải quyết được. Thành thử, ở đây, chúng ta hãy thong dong xem lại những chuyện nhỏ của người thi sỹ “hơn nửa đời lận đận” như thế nào ?

 

Đầu năm 1966, vừa đúng 20 tuổi, chàng tuổi trẻ bắt đầu bỏ xứ ra đi, dấn thân vào cuộc lữ. Từ Huế vào Sài Gòn để tiếp tục con đường học vấn ở mấy Đại học Sài Gòn. Rộn ràng, gian nan, vất vả qua các nhà trọ sinh viên. Chứng kiến biết bao nhiêu chuyện nhân tình thế thái, đương đầu với tồn sinh bức bách, cùng cực… nhưng lòng vẫn đầy hào khí của kẻ lên đường, dang tay đón nhận bất cứ cơn gió chướng nào từ biển đời thổi tới.

 

Thời kỳ này, nhà thơ được tiếp xúc với nhiều tư tưởng lớn như Krishnamurti, Hedegger, Nietzsche, Henry Miller, Hermann Hesse, Suzuki, Nikos Kazantzakis, Bùi Giáng, Nhất Hạnh, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tuệ Sỹ… Vì thế, nên tinh thần cũng phấn chấn, hào hứng, bừng dậy bao ý tình hân hoan, sảng khoái, phóng dật, chất ngất hồn bay lãng đãng ngát mênh mông…

 

Sống giữa thời buổi loạn ly, chiến tranh xảy ra dồn dập, bủa vây tứ phía, đành phải xa lìa bút nghiên, vì lệnh tổng động viên, đi lính tráng nửa chừng. Cũng may, không phải ra chiến trường mà được giữ lại giảng dạy, huấn luyện ở các trường quân sự bộ binh, nên có thời gian nhiều nghiên cứu sách vở, đọc hết Đông tây kim cổ... cho đến năm 1975.

 

Rồi đến giữa năm 1978, sau khi bị đi cải tạo về, nhà thơ đưa cả gia đình từ Huế lên núi rừng Đăk Lăk, dừng chân ở thị trấn Cư Jút, sớm chiều nghi ngút khói sương mù, định cư từ đó cho đến ngày hôm nay.

 

Ngày sinh nhật, nhân dịp 64 tuổi, thi nhân nhìn lại cuộc hành trình lưu linh lạc địa của mình, sau hơn 60 năm, một cách thâm trầm :

 

Năm nay tớ đã sáu mươi tư

Rằng đúng rằng sai tớ cũng ừ

Oán cũ nguyện lòng xin dứt sạch

Ân xưa thề giữ mãi tâm tư

Ngày ngày sinh sống bằng nô yes

Tối tối tâm tình với cổ thư

Bạn bè tâm đắc nay thưa thớt

Gió lạnh ngoài hiên vẫn như như…

 

Tự trào như thế, nghe ra cũng vừa tiêu sái vừa ngậm ngùi, vừa phong lưu vừa hàn sỹ, vừa ấm áp tình bằng hữu vừa lạnh lẽo, một mình một bóng, hiu hắt, cô liêu :

 

Chiều nay chiều nay… Ta không uống rượu

Mà sao ! Ta lại ngật ngừ say

Chao ơi ! Trống vắng ơi bằng hữu

Nốc cạn dùm ta cảnh giới này

 

Cảnh giới này là cảnh giới tự tâm trầm lặng, cô đơn rờn lạnh, cô quạnh cóng buốt. Nỗi sầu sâu hun hút, buồn tênh giữa tuế nguyệt man thiên đến rũ rượi hồn say. May mắn thay ! Giữa trận sầu vạn đại, tê tái đó, một hôm giữa trời khuya sương phủ nhạt nhòa, nhà thơ bỗng nghe tiếng gầm sấm sét của thiền sư Không Lộ, từ trên tuyệt đỉnh cô phong vọng vang về. Làm bùng vỡ khối âm u, mù mịt, đang bủa giăng nặng nề trong tâm thức chập chờn :

 

Đêm nay tuyệt đỉnh cô đơn

Gọi nhau... thì ngại dỗi hờn... rằng khuya

Hú lên...ngút tận sao thưa

Cả trời đất lạnh – Ai vừa lắng nghe ?

 

Thi nhân đang nghe tiếng gầm, tiếng hú... đến bàng hoàng, thảng thốt, nên sững sờ, tự hỏi : Ai vừa lắng nghe ? Chứng tỏ một tâm trạng đang hoang mang, bối rối như nằm mộng giữa ban ngày…

 

Ngày tháng lặng lẽ dần trôi qua, sớm chiều khuây khỏa, nhờ đám học trò bé dại, thơ ngây. Dạy học Anh văn tại nhà, thỉnh thoảng dạo rong đây đó, quanh vùng thượng du cùng với thi sỹ Dzạ Lữ Kiều. Nhiều khi lang thang lên buôn làng, thôn bản, đùa rỡn, chọc ghẹo mấy cô em mọi nhỏ và tất nhiên là mần thơ. Chỉ còn có thi ca là niềm vui duy nhất, là linh dược mầu nhiệm đưa thi nhân thoát chết, vượt qua tử thần trong những trận mê đồ, gần như cùng đường, tuyệt lộ giữa ngày tháng mang mang :

 

Ta những tưởng mãi đắm mình trong Tuyệt tình cốc

Rồi tháng ngày chăm sóc cội hoàng mai

Em hiện đến một sớm nào thoáng chốc

Tạo men đời cho bến mộng xôn xao

 

Chao ơi ! Nàng thơ diễm tuyệt hiện đến, “tạo men đời cho bến mộng xôn xao” khiến cho thi nhân xuất thần, chuếnh choáng, bay bổng, phiêu diêu trong Cơn Mê Chiều :

 

Em phố Hội thẹn thùng hoàng hôn xuống

Đau thời gian vương vấn ánh trăng rằm

Dẫu vẫn biết Tử Sinh là chuyện lớn

Dù một giây không ân hận trăm năm

 

Em phố Hội chiều nghiêng nghiêng lịch sử

Thương mùa xuân mà an phận mùa đông

Thèm một chút níu thuyền tình tâm sự

Ôi trần gian tha thiết ai ôm nồng

 

Em phố Hội chừ dáng gầy màu nhớ

Nợ và duyên ai biết đến khôn cùng

 

Em phố Hội cơn mơ chiều đầm thấm

Người xa ơi lạnh ấm ngọt bùi

 

Em phố Hội em phố Hội

Cơn mê chiều dâng núi

Cao nguyên xa… Xa ngút xa ngàn

 

Nàng thơ bên bến sông Hoài, nơi phố cổ Hội An huyền mộng ấy đã hiện về trong giấc chiêm bao của thi sỹ vào một chiều bữa nọ, gây chấn động dị thường, nên đã hình thành thi phẩm Cơn Mê Chiều, phiêu nhiên hồn ngây ngất giữa thực và mơ...

 

Mở đàu tập thơ, Lê Sa Đà bộc bạch đôi lời : “Hơn mười năm rong chơi trong cuộc lữ, là để thể nghiệm một Năng Lượng Căn Bản của nhân sinh. Mà Cơn Mê Chiều là một khía cạnh hiện thực...” Năng lượng căn bản của nhân sinh là gì ? Thi nhân không nói, để tự mỗi người khám phá ra, qua những vần thơ gợi mở, khơi vơi, dặt dìu, phiêu hốt :

 

Em hiện đến trên bàn tay năm ngón

Tiếng mèo kêu tha thiết ngoài hiên

Chút cực lạc ảo hư dữ dội

Rồi ba nghìn thế giới đảo điên

 

Chút cực lạc gì mà dữ dội, khủng khiếp thế ? Làm cho đảo điên khắp cả ba nghìn thế giới ? Phải chăng, đó chính là tình yêu, tính dục ?  Nguồn năng lượng căn bản, cốt yếu của toàn thể hoạt động nhân sinh đó, hình như từ xưa nay, chưa có ai định nghĩa được tình yêu, tính dục là chi ? Chỉ có đại văn hào Mỹ Henry Miller, viết cả một cuốn sách Thế Giới Tính Dục vô cùng độc đáo. Rồi biết bao triết gia, văn nghệ sỹ khắp thế giới cũng đồng cảm, chia sẻ, hào hứng, tưng bừng sáng tạo. Bắt đầu từ sự rung động khôn dò, do năng lực tình yêu, tính dục rạt rào, ảo dị, huy hoàng mang lại. Mang lại cả Trời Thơ Đất Mộng, sống chết cùng khiêu vũ trên cung bậc xuất cốt, tiêu dao...

 

Đạo sư Krishnamurti cũng từng phát biểu : “Có thể yêu thương, nhưng không mắc vướng vào một người nào, vào bất cứ gì. Đó là mức chí thiện của đời sống tình cảm. Phải tách lìa tất cả nhưng cũng vẫn thương yêu tất cả, vì tình yêu thương là sự bừng nở của cuộc sống.”

 

Còn Lê Sa Đà thì cũng tuý luý trào dâng cơn hải triều yêu thương hết mình và chấp nhận tình yêu thương đó, dù cho có tàn xiêu, lảo đảo, long đong :

 

Cõng em đến cuối cuộc đời

Còng lưng vẫn nở nụ cười trên môi

Kiếp này phải trả xong thôi

Hết duyên nợ vẫn phận người kiếp sau

 

Đâu là chân tướng của tình yêu ? Thực ra, tình yêu, tính dục là nguồn năng lực vô lượng, vô biên mà mỗi người sử dụng một cách riêng biệt, theo hiểu biết, kiến thức của mình về nó. Cho nên, có kẻ thăng hoa, xuất thần, nhập diệu bay lên tận đỉnh trời du hý tam muội, tự tại, vô ngại hồn lên đỉnh trời vô ngại, tự tại, lại có kẻ bị chìm đắm, trầm luỵ dưới bùn lầy dung tục, nhục cảm, đam mê, ê chề, sầu thảm, khổ đau… đều do mỗi cá nhân tự quyết định, thế thôi.

 

Tình yêu cũng là một thứ nghiệp lực, nhiều đời nhiều kiếp đã kết thành duyên nợ ba sinh. Không thể một sớm một chiều mà cởi trói, tháo dây ràng buộc được. Trái lại, càng ngày càng như muốn, như thích tạo nghiệp thêm nữa chứ, phải không em :

 

Kim Long răng khểnh có người

Nửa đêm nghe dạ tiếng cười an nhiên

Ta về đổi tuổi thay tên

Chiêm bao chợt bỗng lạc miền nhớ nhung…

 

Nhớ nhung, “ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung…” sầu thương em đến tận cùng trong mộng mị, chiêm bao, trong da diết, miên man, quá đỗi bần thần :

 

Ngẩn ngơ hình bóng cũ

Nao lòng trăng xưa nay

Gió về mây ấp ủ

Mộng đêm này đêm mai

 

Ngày xưa không hẹn ước

Ngày sau khôn tương lai

Bây giờ chừ không được

Xót xa gầy liêu trai

 

Dòng Sérépok rạo rực

Bờ cát loạn có hay

Suối Đa Mê hậm hực

Tình ơi ! Ai vương say

 

Ai say, ai tỉnh trong cuộc tình liêu trai chí dị như Bồ Tùng Linh đắm đuối cuộc hoang mê, ngọt ngào bao ảo dị :

 

Thế thôi thôi thế thôi thì

Nguyệt hoa hoa nguyệt đêm ghì chiêm bao

Nẻo về rõ chút hư hao

Liêu trai chí dị gió vào bên song

 

Liêu Trai Chí Dị là tác phẩm độc đáo của Bồ Tùng Linh, kể những chuyện nam nữ yêu nhau, giao hoan nhau giữa ngày đêm chập chùng mộng thực, không phân biệt là người hay ma nữ, tiên nữ nữa. Bên trong song cửa là thế giới của hai người, quên đi bản ngã mà cùng say đắm, mặn nồng, mê ly, kỳ lạ :

 

Ta chừ trong bến sông Mê

Xin em chút dục thoả thê cơn nồng

Sóng triều dâng sóng triều dâng

Từ bi tế độ trong ngần tình em

 

Chàng thi sỹ khiêm tốn, hồn nhiên nói cho vui vậy thôi, chứ đã bước qua miền kinh nghiệm, lịch lãm nhiều rồi. Kẻ lịch duyệt, hảo hán, giang hồ, đôi khi cũng thốt lên choáng váng, tần ngần :

 

Cõi phù vân cõi phù vân

Thoáng say cơn mộng mộ phần thi ca

Em là Phật hay là Ma ?

Thì ra thị hiện một toà chân như

Em đó ư mộng tàn dư

Bảy mươi năm thiếu - Ta chừ còn… mê

Đường xưa mây trắng bay về

Bảy con chim…  có một bề thong dong

Ơi người giặt áo bên sông

Có khi mô ? Nước sông Vân gợn buồn

Thôi em một chút tình suông

 

“Bảy mươi năm thiếu – Ta chừ còn…mê” Ừ thì cứ : Mê man, mê ám, mê cuồng. Mê si, mê dại, mê suông… thôi mà. Cứ mê chơi, có hề chi mô, phải không người em gái, tự nhận là Ma Đăng Già :

 

Em tự bảo : Ma Đăng Già

Không – Em đúng Phật Bà Quan Âm

Ai người hái nụ tầm xuân

Riêng ta chỉ ước được cầm “gương sen”

 

Trong Phật giáo Mật tông tả phái Tây Tạng, các đại sư chỉ cái chỗ kín đáo nhất của đàn bà, con gái là đoá hoa sen thanh khiết, có thể sinh ra những bậc thánh hiền. Cho nên, chàng thi sỹ mê gái này, sung sướng, tha hồ ước ao cầm được cái gương sen đó chăng ?

 

Ma Đăng Già, biểu tượng cho năng lượng dục tính, còn Bồ tát Quan Âm, biểu tượng cho năng lượng yêu thương, đại bi tâm. Tuy gọi tên có khác nhưng thực ra, vốn huyền đồng trong nguyên lý nhất như, nơi tự tánh bình đẳng, chẳng gì khác biệt nhau.

 

Thấu nhập cảnh giới tình yêu tối thượng này rồi, vì thế, thi nhân cất lên tiếng hát dục lạc ca qua câu hỏi khốc liệt, tuyệt cùng cho những ai còn bị dục tính ám ảnh nặng trì :

 

Khi Thuý Kiều trút quần với Mã Giám Sinh, với Sở Khanh, với khách làng chơi, với Thúc Sinh, với Từ Hải và… với Kim Trọng, thì :

Ai giao cấu

Ai giao hợp

Ai giao hoan

Ai giao dục

Ai giao nộ

Ai giao ố

Câu trả lời xin dành lại cho Bùi Trung Niên thi sỹ.

Nhưng bây giờ, chàng Bán Dùi không còn nữa, đã rong chơi qua cảnh giới tiêu dao nào khác

Đành đoạn, đi làm phiền lão già Marpa ( thầy của Milarepa ) thôi

Và rồi, cụ già đáo để này lại bán cái cho Osho

 

Không cần phải đợi đại sư Marpa và hành giả Osho trả lời, chúng ta cũng có thể hiểu rằng, giây phút ly kỳ, gay cấn đó, chỉ có nguyên lý âm dương, năng lượng dục tính đang hoạt động. Tự nhiên vây, vắng mặt tốt xấu, đúng sai, phải quấy… ở đây.

 

Muốn hiểu Marpa là ai, thì phải tìm đọc lại tác phẩm Milarepa Con Người Siêu Việt của Rechung, do Đỗ Đình Đồng dịch, An Tiêm xuất bản năm1969 tại Sài Gòn.

 

Marpa, hành giả Mật tông, Tây Tạng, tuy cũng có vợ con như mọi người, nhưng là một bậc đại sư thượng thặng, chứng ngộ cao vời. Bằng tâm lực phi thường đã hoá độ cho Milarepa, một kẻ sát nhân, trở thành một con người siêu việt, hoàn toàn giác ngộ.

 

Milarepa cũng là một thi nhân, đã cất cao tiếng ca hùng tráng, vang động khắp vùng thâm sơn cùng cốc trên đỉnh ngàn Hy Mã Lạp Sơn. Giọng thơ bất hủ ấy, sau này được các đệ tử góp lại thành thi phẩm tuyệt vời Gởi Lại Trần Gian, bay rợp vàng qua cả ngàn năm, bát ngát lồng lộng sương khói trời mây...

 

Còn Osho, một đạo sư độc đáo thời hiện đại. Nổi bật lên trên bầu trời đạo học thâm uyên về triết lý nhân sinh đã nêu cao đề tài dục tính lên bình diện giải thoát tâm linh. Tính dục là một pháp như tất cả vạn pháp, có thể quán chiếu đến thậm thâm vi diệu. Từ đó, bùng vỡ ra chân diện mục của con người.

 

Nói đến tính dục thì hầu như đa số kẻ tầm thường trong thiên hạ đều sợ hãi, dị ứng, né tránh. Chỉ có những căn tánh thượng thừa mới dám giáp mặt, nhận diện, trực chỉ vào cái cốt tử dục tính này, như trường hợp của các đạo sư Marpa và Osho đã thực hiện.

 

Vậy thì, có vợ con ( nghĩa là sử dụng dục tính ) hay độc thân, không thành vấn đề trên con đường trở về cố quận Chân Như Tự Tánh của mình. Thích thú điều đó, cho nên Lê Sa Đà cứ lãng mạn trong tình yêu vi diệu, siêu thoát qua tình dục, rúng hồn xương xảu, máu me và rốt cuộc, éo le thay, chàng lại muốn :

 

Ta không muốn em là bạn

Bởi vì ta có nhiều bằng hữu thuỷ chung

Ta không muốn em là em gái

Bởi vì ta có nhiều đàn em phái nữ

Ta không muốn em là người tình

Bởi vì ta yêu rất niều thứ

Một mái tóc

Một nụ cười

Một dáng đứng

Một điệu ngồi

Ta muốn em là : Là Mẹ

Để ta có những bữa ăn mắm cà với ruốc

Vá cho ta từng tấm áo

Giặt cho ta những chiếc quần

Cắt giùm móng tay móng chân

Và thức tỉnh cho ta

Từng hơi thở chánh niệm

Nhất là trong giờ… lâm chung

 

Trước khi nhắm mắt lìa đời, trước khi chết, hạnh phúc nhất là có Người Yêu Dấu của mình đứng bên cạnh phải không ? Lòng thi nhân cảm nhận như thế, nên hồn nhiên gọi Người Yêu  của mình bằng Mẹ, bằng Mẫu Thân cũng là điều dễ hiểu. Giống như trường hợp thi sỹ Bùi Giáng, vì quý yêu quá chừng, quá đỗi sư cô Trí Hải, tức Phùng Khánh mà gọi là Phùng Khánh mẫu thân bát ngát đó thôi :

 

Bởi vì rằng... của người ta

Gọi Em thì ngại gọi Bà bị la

Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa

Gọi Chị cho tiện… thế mà mắng to

Nhớ xưa Giáng gọi ni cô

Mẫu thân Phùng Khánh hay ho vô cùng

Chừ ta bắt chước Bùi quân

Rống lên : Mẹ - con cưng đây nè

Được bú mớm được mân mê

Được làm trẻ nít được về tuổi xuân

Đây là... một cuộc... hóa thân

 

Hóa thân như triết gia Đức Nietzsche, trải qua ba biến thể : Bắt đầu từ lạc đà trở thành sư tử và cuối cùng là hài nhi. Thi sỹ Lê Sa Đà cũng muốn làm hài nhi chưa tắm sông nào, còn ngây thơ trong trắng, chạy về bú vú mẹ hiền, sau những chiều tà tha thẩn, nô đùa, chạy nhảy, rông chơi...

 

Người thi sỹ ưa sáng tạo ra cái tân kỳ, mới mẻ, mới lạ, nên Bùi Giáng hay Lê  Sa Đà có quyền gọi Người Yêu của mình bằng Mẹ, bằng Mẫu Thân cũng là điều thú vị, chứ chẳng hề sai quấy chi cả.

 

Sa mù bàng bạc, bảng lảng dưới trăng rằm. Nằm giữa vườn Phong Nguyệt Hữu ở thị trấn Cư Mgar, trên cao nguyên Đăk La8k, đọc thơ Lê Sa Đà, tôi đã phát hiện ra một điều dị thường là nhà thơ xem Tình Yêu, Tính Dục như một công án hiểm hóc mà suốt ngày đêm, anh là hành giả, luôn luôn hành trì, khởi nghi tình miên mật và cũng từ đó, vô hình chung, muốn khơi dậy, khích lệ mỗi người trong chúng ta tự quán chiếu, tham công án Tình Yêu, Tính Dục này. May ra, một ngày kia, bất ngờ sẽ bùng vỡ, thấu thị bản lai diện mục, cái mặt mũi đích thực , xưa nay của chính mình...

 

Tịch nhiên trong niềm uyên tư giữa tử sinh trường mộng đó, cuộc lữ phiêu bồng, không chỗ trú đã xui bước chân du sỹ này,quay về nơi xứ miền cao nguyên Cư Jút, Đăk Nông nhiều lần rồi. Mười lăm năm trước, một chiều phiêu linh, rộn rã, tôi dừng gót lữ tại nhà Lê Sa Đà. Tay bắt mặt mừng, mặc dù trời đang mưa tầm tã, anh vẫn kéo ngay ra quán nhậu, bên góc chợ thị trấn Cư Jút, uống cho cạn hét nỗi niềm thiên cổ, cho tót vời vũ điệu tiêu dao du. Bữa đó, cũng có thi sỹ Dzạ Lữ Kiều tham dự nữa.

 

Khuya mưa ấy, nằm trên Lầu Gió se se lạnh tại nhà anh, tôi đã làm bài thơ Chiều Cư Jút này, như một tặng vật thân tình gởi anh, trước khi trời rạng sớm, lại tiếp tục lên đường, hành viễn xứ, phiêu diêu :

 

Chiều mưa Cư Jút mưa mù mịt

Ba thằng chuếnh choáng cụng ly nhau

Nghìn dặm cách xa chừ mới gặp

Nên chi rót mãi xuống vui sầu

 

Bạn uống Khuất Nguyên dòng trong đục

Nghẹn ngào Đỗ Phủ chén xót xa

Ta cạn một bầu trăng Lý bạch

Cuồng ca Bùi Giáng hát khề khà

 

Cư Jút chiều mưa trời đất lạnh

Rất may còn một góc quán này

Chắc mưa cảm động cùng cô lữ

Trút sạch bụi đường ở nơi đây

 

Say chút muôn trùng tình thi sỹ

Tình thơ nước chảy với mây trôi

Ngậm ngùi chi nữa cơn huyễn mộng

Cứ trôi và chảy suốt muôn đời

 

Tâm Nhiên

( Viết tại Phong Nguyệt Hữu, Cư Mgar, Đăk Lăk, chiều 29. 10. 2016 )

 

Ghi chú :

 Chữ nghiêng : Trích thơ Lê Sa Đà, trong tập thơ Cơn Mê Chiều ( 8.  2016 )





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11181)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8136)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5077)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16807)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3484)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6631)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18233)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13040)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4420)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12539)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]