Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sau mùa tuyết rơi

07/01/201711:21(Xem: 3624)
Sau mùa tuyết rơi

Nui Phu Si (4) 

SAU MÙA TUYẾT RƠI

 

                                                               Sau mùa tuyết đổ tơi bời ấy

                                                                                  Rừng nhú chồi xanh, thắm sắc hoa.

 

 

Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến,  còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.

 

Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 cho đến hết tháng 2, có khi cái lạnh vẫn còn đeo đẳng đến trung tuần tháng 3 mới dịu và ấm dần.  Sự vận chuyển từ sanh-hoá-tiêu-tàn của 4 mùa, trông như có tuồng sắp đặt qua sự biến dịch tự nhiên, điều nầy tự nơi con người chỉ biết cảm nhận, thưởng thức trong cái vô cùng huyền ảo, mầu nhiệm của đất trời, của thiên nhiên vạn vật.

 

Những ngày mùa đông tuyết rơi, trông như choàng lên không gian sắc màu xam xám, hay trắng đục lạnh lẽo và u tịch của tuyết. Những vẻ đẹp kỳ ảo mơ màng ấy, đã gợi lên không biết bao nhiêu cảm hứng, những tư duy và lẫn chút nhọc nhằn, tê tái của con người, trong thời gian tuyết rơi ngập ngụa tạo thành một lớp trắng dầy khắp cả đường phố, sân vườn, trên mái nhà, nhất là trên những cành cây trông như những cành thuỷ tinh lung linh trong không gian.

 

Tuyết rơi trắng lạnh, tuyết làm nên sắc màu diễm ảo, nhưng rồi tuyết cũng phải tan theo dòng chảy một khi mặt trời vượt thoát khỏi lớp mây mù, khung trời quang đảng, khí trời ấm áp dần lên, để rồi trong thơ Haiku đã phải buông câu hỏi, như muốn níu lại nhũng gì tuyết đã đến :

 

“Trên đám cây sa thảo

Dưới bóng hàng thông

Tuyết nằm diễm ảo

Có cách nào giữ lại

Cho tuyết đừng tan không ?”

 

Sự tuần hoàn của tuyết là tan chảy, nó không tồn tại, giống như bao hiện tượng sự vật khác, thì sự nắm lại, sự giữ lại chỉ tạo nên, góp vào ý niệm vui đùa mỏng manh tạm bợ

 

nơi cuộc sống vô thường bất định nầy. Thế nhưng, đây cũng là môt nốt nhạc, một ấn phím vào mỗi tâm thức ruỗi dong của con người, của chúng sanh, để nhận ra, để giác ngộ biết rõ rằng : tính chất phù phím, bọt bèo, tan hợp, không ta, không của ta luôn diễn bày khắp trong tam giới, nếu như có sự chấp thủ, từ hỷ tham, thì đây cũng chính là nguồn phát sinh những tội nghiệp, khổ đau và phải chịu trôi lăn xuống lên trong sanh tử.

 

Đồng thời, với cái nhìn khác cũng từ nơi dòng thơ Haiku nầy, chúng ta thấy :

 

“Lớp tuyết băng

Phủ kín thảm cỏ mùa đông

Một con hạt trắng

Nấp mình trong bóng tối

Trắng tinh.”

 

Lớp tuyết băng được kết tinh từ khí, từ hơi trong không gian vô tận nầy, và ở đây một khi nó được chạm vào nơi cõi đất, nơi vườn rừng, nơi núi sông.v.v... Tức thì những nơi ấy đã được diệt trừ không còn  những vi khuẩn, những ký sinh, những nhiễm ô độc hại, chúng không thể tồn tại và phát triển trong thời gian hiện hữu của tuyết. Chính vì thế, hình ảnh con hạt cho dù có nấp trong bóng tối bên thảm cỏ mùa đông, nhưng vẫn hiển hiện trắng tinh bên sắc màu và công dụng của tuyết. Bởi vì, nó được đồng thể thanh tịnh, trong sáng, tinh sáng từ nguồn tâm giải thoát, vô nhiễm.

 

Cùng thế ấy, ngay trong thời Đức Phật cũng đã có lần Ngài trả lời với một vị thiên qua câu hỏi như sau :

 

“Vật gì trói buộc đời ?

Vật gì dẫn hành đời ?

Do đọan trừ pháp gì ?

Mọi triền phược đoạn diệt ?” 

 

Sau đó được Đức Phật cho biết;

 

“Chính Hỷ trói buộc đời

Tầm Cầu dẫn hành đời

Do đoạn trừ Khát Ái

Mọi triền phược đoạn diệt”.

                                                                                                  Kinh Tương Ưng S.i.39.

 

Chính do sự chấp nhận, tìm kiếm và vui chịu mọi thoả mãn bắt đầu từ lòng gian tham, sân giận, sai lầm để rồi đưa đến cạnh tranh, chiếm đoạt, tranh chấp bằng lời, bằng ý và cuối cùng là cuộc đấu tranh bằng hành động, diễn ra bao nhiêu tàn hại khốc liệt, oán thù,

 

tạo tác sự chia rẽ, những tật đố phỉ báng, những hiềm hận chống phá.v.v... Bao nhiêu điều ấy đưa đến kết quả khổ đau đoạ xứ địa ngục ngay trong hiện tại, không những đời

nầy, mà còn những đến đời sau.

 

Thế nhưng, nếu biết dừng lại, bằng ý niệm tư duy chơn chính, quán chiếu thấy ra mọi sự tà tham, tà tư duy, việc làm bất chánh đem lại tổn hại cho mình và người, mà các bậc Thánh hay người có trí không thể chấp nhận. Vì vậy, có lần Đức Phật khuyên chư đệ tử nên tu tập để đưa đến kết quả lợi ích an lạc như sau :

 

“ Ta không thấy một pháp nào khác, nầy các tỷ kheo, lại đưa đến bất lợi lớn, nầy các tỷ kheo; như tâm không có tu tập. Tâm không có tu tập, nầy các tỳ kheo; đưa đến bất lợi lớn”.

 

Trái lại, Ngài dạy tiếp :

 

 “ Ta không thấy một pháp nào khác, nầy các tỷ kheo, lại đưa đến lợi ích lớn, nầy các tỷ kheo; như tâm có tu tập. Tâm có tu tập, nầy các tỷ kheo; đưa đến lợi ích lớn.”

                                                                                                                Kinh Tăng Chi I.

 

Như vậy, ngang qua lời dạy trên của bậc Đạo sư, chúng ta có thể hiểu rằng; nhờ có sự tu tập, hành trì pháp, hoan hỷ trong pháp mà các bậc Thánh chứng ngộ, đạt được an tịnh lạc, không còn khổ đau, chấm dứt mọi bất thiện pháp, để đem lại an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đến đây, chúng ta đọc lại lời dạy của Bồ tát Shantideva (Tịch Thiên) :

 

 “Tất cả việc làm đều cốt mang lại nguồn vui khó mua được bằng tiền bạc, bởi thế ta hãy nhân thiện hành của mọi người mà hưởng thú vui tuỳ hỷ”

                                                                                                       Nhập Bồ Tát Hạnh, 77.

 

Tóm lại; Sau mùa tuyết rơi, không gian trong sạch, môi trường trong sạch, những chiếc lá tàn thu đã làm nên phân chất cho các loại cây, các loại cây cỏ nhú lại mầm xanh, các loại hoa nẩy lên nụ biếc để đem lại sắc hương cho đời, tạo thành một bối cảnh sạch đẹp tươi mát muôn màu muôn vẽ.

 

Cùng thế ấy, đối với người đệ tử Phật, theo dòng thời gian sống và tu tập, cần phải biết ưa thích pháp, thường thân cận nghe và tích tụ pháp, quán chiếu và hành trì pháp của bậc Thánh, để không còn những ác bất thiện pháp, những cấu uế nơi tâm, những tầm cầu bất chính, những khát vọng thường tình thấp kém, hầu đem lại lợi ích lớn cho bản thân, và cho cả mọi người.

 

                                                                             Chùa Kỳ Viên, South Dakota, 1. 2017.

                                                                                              MẶC PHƯƠNG TỬ.

                                                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2125)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1631)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4091)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6944)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2176)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1995)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2772)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4271)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1862)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6278)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]