Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gõ Cửa Vô Thường

29/08/201616:53(Xem: 3677)
Gõ Cửa Vô Thường
go cua vo thuong
GÕ CỬA VÔ THƯỜNG


Như Hùng

 

Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng. Chiều xuống, nỗi buồn miên man gởi bay theo gió, trên kia cơn nắng chói chang của mùa hạ còn vương lại đâu đây, lặng nhìn núi đồi hoa lá, từng ấy trong lòng, một cõi mù khơi. Những giọt mồ hôi uể oải, từng nỗi đớn đau lũ lượt đọng lại, từng cơn hiu hắt thấm vào hồn, bây giờ trở thành những đơm bông kết nụ, những đắng cay ngọt bùi. Đâu đó, một chút hương lạ, làn gió bất chợt nhẹ lay, điểm tô không gian lắng đọng phiêu bồng, những thinh âm cao vút tận trời không, những hằng sa bất tuyệt chốn không cùng.

 

Buổi chiều, cổ xe già nua lầm lũi leo lên con dốc, thân phận dòng đời, kéo theo vạt nắng úa vàng còn sót lại, chiếc xe ì ạch cứ thế mà leo, lầm lũi mà trèo, chông chênh mà theo. Người cầm lái, lo sợ hụt hẫng đớn đau, cứ mãi miết bám chặt, nối đuôi đi theo, hối hả cố sức để chạy, không còn cách nào, biết vậy cứ vẫn làm theo, có còn chi nữa cũng phải leo. Con dốc cao, đang còn cao, vẫn cứ cao, không có gì cao hơn, biết vậy nhất định phải cao. Ở phía sau, đàng sau, nơi đó, có vô số không biết bao nhiêu là xe, cuộc lữ thứ gian truân, đếm không biết bao nhiêu cuộc đời thân phận, có không biết bao nhiêu bến đỗ ngập tràn. Cứ thế, vun vút lầm lũi vượt qua, sợ thời gian không cho phép, sợ đi trể về khuya, sợ bị đuổi việc, sợ thời gian nghiệt ngã, không kịp chuyến đò, sợ phải leo dốc một mình, sợ không còn cơ hội, sợ người trông kẻ ngóng, kẻ thương người ghét, sợ phải đối diện với mọi thứ. Từng chiếc, lại từng chiếc lao tới, từng thân phận từng hồi từng chặp, dọ bước run rẫy khó khăn, mất hút khỏi tầm nhìn, vụt khỏi tầm tay, về với hư vô lữ thứ.

 

Ừ! thật may, còn có kẻ đồng hành tương ngộ, cùng chung lối mộng, lận đận cứ mãi miết bám theo. Có những nhân ảnh đôi bờ hai ngã, lạc bước truân chuyên hoang dại. Rồi lại, cứ để mặc cho đợi chờ im lìm, hoàng hôn tắt lịm, ầm ĩ với gió mưa cuồng nộ, chút gởi trao âm thầm lặng lẽ.

  

Đường về, từng bước nhọc nhằn, thẫn thờ tiếc nuối, hiên ngang tiến bước, chờ trăng lên đợi gió đến, tháng ngày cuộc mưu sinh. Đường xưa lối cũ, con đường mộng mơ, con đường rợp bóng, ngõ hoa xanh giờ phủ lá vàng, thời gian mãi miết trôi, hàng cây bên vệ đường trở nên xám xịt, trơ cành trụi lá, núi đồi lặng câm, khúc ly biệt não lòng. Lá và cây hoa và nụ, con người và thiên nhiên, một dạo là những đâm chồi khoe sắc toả hương, bây chừ là những héo hon buồn bã, tiễn bước thời gian. Con đường ta đi, chỉ mình ta dạo bước, không một ai bước hộ thế ta, một mình một bóng, riêng ta một cõi.

 

Có dạo, là những phong sương bụi đường, những tàn phai nhạt nhòa rơi rụng. Bây giờ, nỗi buồn miên man, niềm đau rên xiết. Không lẽ, một đời một kiếp chỉ vậy thôi sao, đành lòng vậy sao? Giật mình, sực tĩnh, chợt nhớ ra, cánh cửa vô thường lạnh lùng khép lại, người còn hững hờ dạo quanh, hết ngóng lại trông. Lời kinh cầu đưa người sang sông, khúc thinh âm cuốn tận phương nào, chút hương lạ trôi miền lữ thứ.

 

 Ôi! con dốc thời gian, ôi! cơn lốc vô thường, ôi! cái vòng sinh diệt tới lui lẩn quẩn. Một cuộc đời, một kiếp sống, một thân phận bồng bềnh trôi, chuỗi thời gian con nước vô thường, mới đó giờ đã đi rồi, mở ra khép lại muộn màng. Vòng quay tới lui, nhiêu khê nghiệt ngã, bản năng còn sót lại, sản phẩm của tâm thức, những tác tạo rủ rê không ngừng. Ở đó, còn là một định luật không hề thay đổi. Lắng lòng, nhìn cho thật thấu đáo, mê muội chóng quên, nghiệp quả không cùng, bến mê bờ ngộ, thong dong tất dạ, tất cả trỗi dậy quấn chặt, cuốn hút lấy ta không một phút giây xa rời.

  

Niềm lo nỗi sợ, dâng cao choáng ngợp, tử sinh huyễn mộng, mở ra kéo lại nhận vào, đơm hoa kết trái, đắng cay ngọt bùi. Trong lòng canh cánh một mối, lo đủ thứ sợ đủ điều, có quá nhiều thứ, nhiều điều để lo để sợ. Nhưng có một thứ ít người biết sợ, mà đây lại là điều đáng lo đáng sợ nhứt, vô thường.

  

Thay vì, để cho vô thường gõ cửa, thì ta mạnh dạn gõ cửa vô thường.

  

Khi ta để cho vô thường gõ cửa, là lúc ta còn mãi mê, chạy theo cảnh theo người, cuộc sống của ta bế tắc mất phương lạc hướng, không rõ đường đi lối về, ta lạc bước ngẫn ngơ. Khi mọi thứ chung quanh ta biến dạng đổi thay, lũ lượt hành hạ, âm thầm ra đi, ta cuồng cuồng lo sợ, nỗi trôi đau khổ. Khi thân thể ta, đột nhiên bệnh tật tới thăm, tâm ta xáo trộn bất an, đời sống luôn phiên bị tước đoạt, vô thường réo gọi, ta bất lực không làm gì được, bó tay cột chặt nhốt kín. Khi ta chìm đắm chạy theo đủ thứ làm đủ điều, nhắm mắt bịt tai, trôi lăn cùng huyễn mộng ba sinh, không biết quay về, tìm nơi nương tựa. Khi ta mãi miết sống gửi bám theo, những dong ruổi gọi mời, những chực chờ cạm bẩy tai hại, không nhận ra nguồn cội của từng vấn đề. Khi ta cứ để cho vô thường sát hại truy bức, chủ động dẫn đưa, không một lời tra hỏi. Có những niềm đau giá buốc đè nặng, có những dòng đời nghiệt ngã ngộp thở, có những thân phận lững lờ trôi muôn hướng, dù vậy ta cứ cam chịu là tại làm sao, vì sao?

  

Cho cùng, chỉ có ta mới hùng dũng mạnh dạn hiên ngang gõ cửa vô thường. Chỉ có chính ta mới đủ năng lực làm cho nội tâm càng thêm vững chãi. Chỉ có chính ta mới đủ bình tâm đối diện với vô vàn biến động vây quanh. Chỉ có chính ta mới ý thức trọn vẹn được giá trị của vô thường, hiểu thấu vô thường. Nhờ sự nhắc nhở răn dạy thường xuyên đó, nhờ những truy bức cùng cực, đẩy ta đến chỗ cùng đường bí lối đó, nhờ những biểu hiện tác yêu tác quái liên tục đó. Ta mới thấy được ý nghĩa vi diệu của đời sống, sự mong manh của kiếp người, khiến ta tìm phương thoát ly, trân quý gìn giữ mọi giá trị chung quanh, trân trọng từng phút giây an lành sống thở. Ta biết, nhờ đó nương theo sống cùng, ta an nhiên đối mặt, giải thoát chính mình, vượt ra ngoài hệ lụy thống khổ phủ vây.

  

Ý nghĩa và giá trị đích thật của vô thường, là khi ta nhận chân ra được bản thể thường tại như thật của các pháp. Là lúc ta biết rõ ràng, mọi sự đổi thay biến hiện là điều tất nhiên như vậy. Là khi ta chiêm nghiệm sáng soi, có không đến đi được mất, đều là lẽ thường tự nhiên vốn dĩ như thế. Là lúc ta hiên ngang đối diện, cõi lòng hoan hỷ bình thãn chấp nhận. Bởi, có không đến đi được mất, sinh lão bệnh tử, đây là qui luật tự nhiên rõ ràng như thế, bất di bật dịch như vậy.

 

 Dù đứng ở đâu từ đâu góc cạnh tầm nhìn nào, khi ta có được sự minh mẫn tĩnh thức, thì không còn gì có gì, để lo để sợ. Ta phải biết rõ ràng, chưa một ai sẽ không có một ai ngoài ta, có thể thay đổi và làm khác đi được. Chỉ có chính ta chứ không ai khác mới đủ thẩm quyền, bằng lòng sống chung với vô thường, hết lòng trọn dạ đón nhận. Chỉ có ta chứ không một ai, dù thường xuyên bị vô thường bức hại, nhưng nhờ vậy ta mới có những trãi nghiệm tuyệt vời, những kinh nghiệm quý báu. Chỉ có chính ta chứ không một ai, đấng quyền năng tối cao, thiên thần nào, có thể làm khác đi nghiệp quả do ta tác tạo. Để ta có đủ bình tâm chỉ danh điểm mặt nhận diện, dốc lòng ra sức vươn lên vượt thoát.

Rốt cuộc, chính ta mới đủ năng lực, thẩm quyền hoán chuyển mọi thứ, bằng lòng mĩm cười, hoan hỷ đón nhận, thanh thản đối diện. Sống với vô thường mà không hề hấn, an nhiên tự tại giữa chốn phong ba biến động, vì ta chính là chủ nhân của hạnh phúc, khổ đau, sanh tử, niết bàn.

 

Như Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 2518)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 4983)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 3622)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 3519)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 2555)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
05/12/2012(Xem: 2917)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần... Đến góc núi, bỏ đường lớn, người và ngựa thong thả nước kiệu qua ngọn đồi tràm và thông mọc lưa thưa chen lẫn đá hoa cương và đá tổ ong.
28/11/2012(Xem: 4255)
Trong tác phẩm Những tư tưởng gia vĩ đại của Phương Đông (Great thinkers of the Eastern world) tác giả IAN P. Mc GREAL đã nhận định rằng: “Toàn bộ thơ Tagore là những lời tình và ông đã tự nhận là người tình của nhân loại.”[1]
10/11/2012(Xem: 3247)
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in, hồi nhỏ sống trong căn nhà tranh nơi một làng quê nghèo khổ ở miền Trung. Vào những buổi xế chiều cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 âm lịch, mẹ tôi hay vắng nhà, bà đi ra đồng nhổ cỏ ruộng hoặc hái rau. Còn lại một mình ở nhà, không biết làm gì, tôi thường leo lên nằm trên chiếc võng treo ngay nơi cửa chính ra vào. Tôi nằm yên nhìn những đám mây đen đang tụ lại nơi những rặng núi xa ở phía Tây, những đám mây đó như báo hiệu những ngày đông giá rét lê thê đang sắp đến nơi làng quê nghèo khổ này. Thỉnh thoảng tôi còn nghe những tiếng sấm từ chân trời xa vọng lại.
05/11/2012(Xem: 2896)
Họ, bắt đầu gồm 7 người, chúng tôi hay gọi đùa là “thất tiên„. Nhưng toàn là tiên…bị đọa, là đà dưới đất mấy chục năm rồi, dễ chừng đã trên 50, 60 có tiên còn trên 70 năm. Các tiên không ở…cõi trên múa lụa, chỉ nằm dưới trần múa bút (đã bảo bị đọa mà!). Vâng, đúng vậy, họ là những cây bút nữ báo Viên Giác Đức quốc chuyên cầm bút múa may quay cuồng trên báo Viên Giác. Rồi một ngày đẹp trời, họ được Hòa Thượng Phương Trượng cùng anh chủ bút Phù Vân gom lại “múa chung„ qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác „ (đó là cuốn 1)
03/11/2012(Xem: 2818)
Nhưng nếu trước khi xuất gia, Toàn Nhật đã từng làm tướng rồi sau đó mới “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu”. Vậy thì bây giờ ta thử xem Thiền sư Toàn Nhật đã làm tướng cho triều đại nào? Theo tác giả Toàn Nhật Quang Đài, trong những tác phẩm đã tìm lại được thì chỉ có tác phẩm Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành vãn là Toàn Nhật có nhắc đến triều đại nhà Nguyễn: Ấy triều đại cổ kim thật lục Nối truyền qua bản quốc Nam thiên Những vì thánh chúa tôi hiền Tượng kinh tôn trọng chùa chiền nghiêm trang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567