Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vào Cõi ‘Tâm Trong’

27/12/201506:26(Xem: 11873)
Vào Cõi ‘Tâm Trong’

Trong Tam_tuyen tap tho

Vào Cõi ‘Tâm Trong’
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang


Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định), Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
Trên đời này, đối với những người con chí hiếu thì có gì linh thiêng và xác thật hơn lời cha dặn! Lời cha dặn là lời chứng của sự trải nghiệm đắng cay, ngọt bùi, thành bại, nên hư, được mất cả một cuộc đời. Tâm Trong là lòng sạch như băng tuyết trên đỉnh cao chót vót, là lòng trong sáng rạng ngời như nhật nguyệt trên tầng không bao la vô tận. Như mặt hồ trong và lặng có thể phản chiếu ánh trăng trong sáng tròn đầy, tâm trong lắng xuống những ô trược để phản chiếu tự tánh thanh tịnh hồn nhiên.
“Hồ tâm phẳng lặng lung linh trăng vàng.”
(Dưới Nhành Liễu Xanh, Huyền)
Nhà Phật gọi tâm đó là tâm chúng sinh, gồm có chân và vọng, thật và giả, Phật và chúng sinh. Cái tâm trong đó bao trùm tất cả các pháp, lớn thì như cõi thái hư mười phương pháp giới, nhỏ thì như một hạt bụi vi trần mắt phàm không thấy nổi. Từ tâm đó mà các pháp sinh. Từ tâm đó mà thơ ra đời. Tâm càng trong cảnh hiện càng rõ, càng nguyên sơ. Khi tâm cảnh hòa quyện lấy nhau, thơ sẽ là âm ba, là giai điệu oà vỡ trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Tâm càng trong, thơ càng vi diệu, mượt mà, sâu lắng, rung động lòng người.
“Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy
Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba…”
(Nét Cọ Cuộc Đời, Hàn Long Ẩn)
Nhưng có lúc tâm trong cũng như một tờ giấy trắng. “Tâm yêu lặng như một tờ giấy trắng.” (Bồ Tát Xuống Trần, Trần Kiêm Đoàn)
Đó là lúc phiền não tan đi, cõi lòng yêu tịnh. Bởi thế, ngày xưa, tại Ấn Độ, có ông bồ tát cư sĩ Vimalakirti (Duy Ma Cật) một hôm nói trước những cao đồ bậc nhất của đức Phật rằng, “Tùy kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh,” (tùy tâm mình trong tới đâu, mà cõi Phật mình trong tới đó). Tâm trong ở trong nhà thì thấy cái nhà là cõi Phật. Tâm trong ở chợ thì thấy cái chợ là cõi Phật. Tâm trong ở chốn lầu xanh thì thấy lầu xanh là cõi Phật. Tâm trong ở địa ngục thì thấy địa ngục là cõi Phật. Cõi Phật là cõi trong sạch tột cùng không gì trong và sạch hơn.
“Bồ Đề như chiếc cầu ngang,
Bắt qua văn tự bao hàng chữ “Như”:
Như không, như có, như từ...
Như lìa tâm cảnh thì “như” mới tròn!”
(Nhặt Lá Bồ Đề, Tuệ Lạc)
Tâm Trong là tuyển tập thơ của mười tác giả gồm khoảng trên 120 bài thơ, dày 240 trang, do Trung Đạo xuất bản tháng 12 năm 2015. Khi chọn hình bìa là những căn nhà ổ chuột mọc trên con nước đen, các tác giả muốn nói lên ý nghĩa “tâm trong” ngay chính nơi hiện thực xã hội Việt Nam khi con người sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn,” và cũng để mong ước sự vượt thoát, vươn lên của con người trong thế giới khổ đau, đen tối đó. 
Đọc từng trang của tuyển tập thơ Tâm Trong, tôi thấy như mình đang bước vào một vườn hoa văn học với vô số những kỳ hoa dị thảo đang khoe sắc thắm tươi và tỏa hương ngào ngạt. Đọc từng câu thơ của Tâm Trong lòng tôi cũng nhẹ bớt đi phiền não lao xao của cuộc sống đời thường, và thấy tâm mình cũng trong theo với những vần thơ trong vắt của mười tác giả. Điều may mắn của tôi là có thể đọc được những bài thơ hay của mười tác giả trong một tuyển tập mà không cần phải mất công tìm tòi ở đâu xa để đọc và thưởng thức. Quả tình, nếu không đọc được Tâm Trong thì chưa chắc tôi đã có duyên để đọc thơ của tất cả những nhà thơ có mặt trong tuyển tập thơ này.
Đọc Tâm Trong mang lại cho tôi nhiều thú vị quý báu. Một trong những điều làm tôi thú vị nhất khi đọc Tâm Trong là ở đây tôi có thể tìm được những vần thơ chuyên chở hầu như tất cả những sắc thái, trạng huống, thực trạng, và ý nghĩa của cuộc đời, từ tình yêu, đạo lý, triết lý, tôn giáo, Phật, Chúa, chiến tranh, cái chết, sanh ly tử biệt, đến quê hương, dân tộc, lịch sử, phong tục, tập quán, xuân, hạ, thu, đông, Tết Tây, Tết Ta, v.v… Nói chung là mọi chuyện trên đời đều được mười nhà thơ cảm nhận bằng cái tâm trong một cách tinh tế và sâu sắc rồi thổi chúng vào chữ, họa chúng thành hình và phối khí thành giai điệu để cho người đọc tha hồ thưởng thức.
Mượn đôi chân trần của Bạch Xuân Phẻ để dạo quanh một vòng cõi Tâm Trong, tôi đã có ngay cảm giác lâng lâng nhẹ bay như mây:
“Chân trần gót ngọc hôn trên lá
Bỏ lại lợi danh hạt sương gầy
Chiều đâu xao xuyến vàng sông lạ?
Nhịp thở nhẹ hìu bóng chân mây.”
(Đôi Nhịp Chân, Bạch Xuân Phẻ)
Nhờ xem lợi danh mong manh giả tạo như giọt sương đầu cành sáng có chiều không mới nhận ra cuộc đời chỉ là “cuộc thế eo xèo,” như nhà thơ Hàn Long Ẩn đã vẽ ra trong Nét Cọ Cuộc Đời:
“…
Từ điểm khởi ta sổ dài kiếp sống
Như đường gươm vun vút lao nhanh
Rồi đứng yên ngó lại cuộc vi hành
Tâm ta đó, nét nhòe đậm nhạt.
Đã mang kiếp phong trần phiêu bạt
Thì sá chi cuộc thế eo xèo
Hơn thua nhau tảng đá nặng còn đeo?!
Chấm thêm mực ta phẩy dài lần nữa.
…”
Nhà thơ Nguyễn Thanh Huy đã trải nghiệm cuộc thế eo xèo, vô thường và khổ đau nên mới tìm về chùa cũ để gặp sư ông mà vấn đạo cho cuộc sống an lạc. Vừa bước chân vào cõi tịnh (trong) của thiền môn, chưa kịp gặp sư ông, còn đi lang thang trong sân chùa thì nhà thơ đã chợt ngộ ra rằng Phật tại tâm.  
“…
Vào chùa tìm lại sư ông,
Lời kinh ngày cũ trong lòng còn in,
Ngẩn ngơ một thoáng đứng nhìn,
Hỏi tâm mới thấy bóng hình Như Lai.
Từ lang thang giữa trần ai,
Tử sinh mấy độ trải dài cuộc chơi,
Lang thang góc bể chân trời,
Rồi mai cõi tạm xa rời xác thân.
(Vẫn Trắng Tay Đời, Nguyễn Thanh Huy)
Tử sinh từ đó đã thành vấn nạn của cuộc đời, còn khổ đau như nghiệp dĩ cứ dai dẳng bám theo kiếp người từ thuở lạc vào bến mê. Nhờ tâm trong mà con người nghĩ đến con đường giác ngộ để giải thoát khổ đau. Vì vậy, nhà thơ Tuệ Lạc đã dẫn ta đi “Nhặt Lá Bồ Đề.” Bồ đề là giác ngộ, nhặt lá bồ đề là nhặt lấy giác ngộ.
“Tôi đi nhặt lá Bồ Đề,
Treo lên để nhớ lối về của tâm.
Mỗi chiều nghe tiếng chuông ngân,
Loang đi như dẫn xa dần bến mê…
…”
Nhờ nhặt lá bồ đề mới nhớ lối về của tâm. Lối về của tâm chính là con đường thực hành bồ tát hạnh. Hạnh bồ tát là sống không chấp ngã, không chấp pháp, không vị kỷ tham sân, luôn luôn làm lợi lạc cho người khác, cho chúng sinh, giúp họ giác ngộ vô minh và giải thoát đau khổ, từ vật chất đến tinh thần, từ thể xác đến tâm thức. Thực hành hạnh bồ tát vì vậy, không chấp ở hình danh sắc tướng mà cốt là ở tâm từ bi vô lượng và trí tuệ sáng suốt vô biên.
Nhà thơ Trần Kiêm Đoàn đã kể cho chúng ta nghe về hình ảnh một vị bồ tát vô danh đang có mặt ở trần gian này như con người bằng xương bằng thịt mà ông đã một lần tận mắt thấy. Đó là một cựu sĩ quan cấp bậc đại tá không quân trong quân đội Hoa Kỳ từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nay đã về hưu và mỗi ngày đi lượm lon đem bán để lấy tiền nuôi trẻ mồ côi.
“…
tôi đi loanh quanh gặp một bồ tát trên góc phố
hiện thân thành một ông già Mỹ trắng cực khổ
tôi hỏi ông đi đâu quá sớm thế
trời lạnh kiểu này bên ngoài âm độ
Ông già nói ta đi lượm lon và chai không
sợ đợi hơi trưa xe vệ sinh hốt mất
tôi hỏi sao ông không xin tiền trợ cấp
tiền tuổi già tiền tàn tật nước Mỹ thiếu gì
ông già nói xin làm chi ta dư tiền hưu trí
huy chương đầy mình xưa ta là đại tá không quân
trưởng phi hành trong chuộc chiến việt nam
cuộc chiến đã tàn ta làm từ thiện
nuôi lũ trẻ mồ côi bên đó hay ở đâu cũng được
ta lượm lon mỗi tuần hai lần
bán đủ tiền cơm nuôi ba mươi đứa nhỏ
dăm bảy chục nghìn đô la sá chi mà chẳng có
nhưng ta muốn nuôi bằng tâm huyết của mình
như thân xác nầy cần nuôi một trái tim
…”
(Bồ Tát Xuống Trần, Trần Kiêm Đoàn)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, vị bồ tát được nhiều người biết đến vì lòng từ bi bao la rộng lớn thương yêu và cứu giúp chúng sinh như mẹ hiền thương con là Bồ Tát Quán Thế Âm, hay Quan Âm, mà chúng ta thường thấy tượng ngài được tôn trí trong nhiều chùa. Nhà thơ Huyền kể cho chúng ta nghe về công hạnh của Bồ Tát Quan Âm:
“…
Mắt Người thăm thẳm uy nghi
Từ quang soi khắp nẻo đi lối về.
Xua tan cơn mộng cõi mê
Độ người thoát khỏi bốn bề bão giông
Ngàn tay trải rộng hư không
Ngàn mắt soi thấu tận cùng khổ đau.
Quan Âm Bồ Tát nhiệm màu
Hiển linh giữa chốn trần lao độ đời
Hữu thân trong nẻo luân hồi
Tâm hương một nén xin Người chứng tri.
…”
(Dưới Nhành Liễu Xanh, Huyền)
Trong cõi Tâm Trong chắc chắn không thể thiếu hình bóng quê hương, nơi mà những nhà thơ đã một thời được sinh ra và lớn lên với đầy ắp tình nhà, tình người, tình quê hương dân tộc. Đặc biệt với những chàng lãng tử xa quê đã lâu có dịp về lại quê nhà thì cảm xúc thật khó tả giữa ký ức tình tự thơ mộng và hiện thực xa lạ ngại ngùng.
“Chạm êm ái da chân lên sỏi cát
Từng bước ngập ngừng, thong thả đường quê
Nắng nhiệt đới múa reo trên ruộng lúa
Con cò ngóng nhìn kẻ lạ trên bờ đê
Hít thở ngất ngây mùi bùn đen rạ mục
Mắt lạ lùng nhìn ruộng mía trổ hoa
Mấy năm xa cau dừa lên cao ngọn
Đâu cành che trời rợp bóng tuổi thơ
…”
Xưa gối quê hương trong từng giấc ngủ
Giờ nhìn quê hương ánh mắt xa xăm
…”
(Nhìn Lại Quê Hương, Nguyên Lương)
Với nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, hình bóng quê hương vẫn còn trong ký ức nhưng đó là hình ảnh tang thương khói lửa ngút trời của thời chiến tranh khốc liệt.
“…
Rồi quê hương đêm ngút trời khói lửa.
Viên đạn đồng tàn-nhẫn đã bay qua.
Em nhắm mắt.. Đường mình chia hai ngả.
Anh lang thang, mưa gió, mãi không nhà.
…”
(Trên Giòng Sông Trắng, Nguyễn Hoàng Lãng Du)
Trong ký ức về chiến tranh trên quê hương của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương không có cảnh máu đổ thịt rơi trong hận thù chất ngất, mà có chút tình người quý giá như bếp lửa đêm đông của người lính Miền Nam thương cho những người du kích đói lạnh nơi sa trường.
“Ta biết người chờ đêm xuống núi
Kiếm vài túi gạo vác lên rừng.
Ta biết mùa mưa rừng lạnh lắm
Ngươi mò về kiếm tấm nilong.
Người đi cho khéo đừng lay động
Lau lách đôi bờ đang ngủ yên.
Đừng để đầu thôn vang tiếng sủa,
Ta đây nổ súng xé lòng đêm.
….’
(Bên Sông, Nguyễn-Phúc Sông Hương)
Nói đến quê hương và chiến tranh Việt Nam, không ai không nhớ tới những ngày tháng 4 năm 1975, thời điểm đánh dấu sự kết thúc trận chiến và mở ra những hệ lụy đau thương sau đó với tù đây, khổ nhục, vượt biên, tị nạn, v.v…
“tháng tư úp bàn tay anh
dưới bàn tay ấy những vàng – xanh.
anh theo cây rừng mười năm lá rụng
em và trời cũ có thiên thanh?
tháng tư xưa, ngày đang chạy,
ngang qua nhau không kịp vẫy tay chào.
may cho em về trường nối lại những xôn xao,
có dẫm dấu chân anh ngày hôm trước?
…”
 (Tháng Tư, Phan Thanh Cương)
Trong Tâm Trong còn có những mối tình đẹp và mơ mộng nữa. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du gợi nhớ hình ảnh những mối tình chân quê lãng mạn trong dân ca và thi ca Việt Nam non thế kỷ trước, mà ở đó những gã thanh niên si tình tán tỉnh cô gái quê gánh rượu trên đồi.
“Hỡi cô gánh rượu trên đồi;
Dáng xuân yểu-điệu, cho tôi gánh cùng.
Gánh Trời, gánh cả Non Sông.
Cô đi, tôi gánh cùng chung đường về.”
(Mơ, Nguyễn Hoàng Lãng-Du)
Hay:
“Khi anh về chiều vàng trên phố nhỏ,
Hàng phượng hồng rực-rỡ đã theo em.
Trường khóa cổng nhưng tình không bỡ-ngỡ,
Ngõ ve sầu như động bước chân quen.”
(Thuở Vỡ Lòng Yêu, Nguyễn Hoàng Lãng-Du)
Và có lúc nhà thơ tưởng chừng trái tim mình đã khô héo, nhưng không! Nó chỉ ngủ yên đâu đó để rồi một hôm:
“Lang thang sân chùa nắng đọng
Ngõ hồn buốt ngọn thu phong
Trăm năm rã rời cuộc mộng
Vẫn chưa kịp chết cõi lòng...
(Hồn Thu, Huyền)
Đó chỉ là một vài cái góc nhỏ của vườn thơ Tâm Trong. Vì thích quá không thể giữ trong lòng nên người viết xin giới thiệu với người đọc một vài cảm nghĩ về tuyển tập thơ Tâm Trong để cùng chia xẻ. Nhưng, tự mình đọc Tâm Trong độc giả sẽ cảm nhận thấm hơn, trọn vẹn hơn gấp bội phần vài điều giới thiệu sơ sài ở đây. Hãy đặt mua một cuốn Tâm Trong trên trang nhà www.amazon.com như món quà đầu năm mới.
Đọc Tâm Trong lòng mình sẽ lắng trong và bình an hơn. Khi cõi lòng lặng yên sẽ thấy thế giới và cuộc đời đáng yêu hơn.

Xin cảm ơn mười nhà thơ trong tuyển tập Tâm Trong. 

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
Ý kiến bạn đọc
09/03/201607:54
Khách
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật!
Tôi rất yêu thích tuyển tập thơ này, đã bỏ công tìm kiếm khắp các nhà sách phật giáo lớn nhỏ tại TP.HCM nhưng vẫn không có. Tôi được biết tập thơ trên có bán tại Website: Amazon.com, tôi cũng đã đăng ký nhưng các thủ tục rắc rối quá, nhờ một vài công ty chuyên vận chuyển trung gian nhưng họ nói là không nhận vận chuyển ấn phẩm bằng tiếng Việt. Rất mnong quý thầy, quý phật tử chỉ giáo cho tôi cách nào để mua được tập thơ này.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2018(Xem: 6396)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
06/08/2018(Xem: 7731)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
05/08/2018(Xem: 3594)
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư! Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya. Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân ! Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.
03/08/2018(Xem: 3544)
ĐA TẠ VÀ TRI ÂN Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc.
03/08/2018(Xem: 11613)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
29/07/2018(Xem: 4027)
Nhà văn Hoàng Mai Đạt --cũng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông -- cho biết số báo ra mắt đã mất nhiều tháng mới làm xong, nhưng hy vọng tương lai sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và quý cư sĩ hỗ trợ để thuận lợi cho việc hoằng pháp. Số ra mắt Tinh Tấn Magazine in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí. Trong số ra mắt Tinh Tấn Magazine, có nhiều bài tập trung chủ đề Quan Thế Âm Bổ Tát hoặc chủ đề từ bi, trong đó có bài: Hạnh Nguyện Cứu Độ Chúng Sanh của Đức Quán Thế Âm (tác giả HT Thích Tịnh Từ);
21/06/2018(Xem: 3510)
Phần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
14/06/2018(Xem: 10930)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
09/06/2018(Xem: 6878)
Tóm lược Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy, dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung.
21/05/2018(Xem: 13224)
Một Cõi Đi Về Thơ & Tạp Bút Tập 3_Thích Phước Thái
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]