Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm khát sống nguyên sơ

12/11/201516:55(Xem: 3566)
Niềm khát sống nguyên sơ
Giac Xua_Duong quan

Niềm khát sống nguyên sơ


Được Anh Dương Quân gởi tặng bài thơ ngắn "Giấc Xưa," tôi mãi bâng khuâng chưa nắm bắt được những hàm ngụ của tác giả qua năm mươi sáu con chữ giản đơn tưởng chừng như vô cùng hồn hậu của mối tình đơn phương đầu đời làm vang danh chàng thi sĩ lãng mạn Phạm Thiên Thư:

"Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ,
"Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay.

Nhưng không! "Giấc Xưa" không đơn giản như thế sau khi tôi chợt nhận ra từ hai động từ "thèm" và "khát" đầy ẩn dụ. Thế thì chủ từ và túc từ của hai động từ nầy ở đâu? Xin thưa, đầy đủ cả ở đây, và qua đó mới thấy được cái tài hoa của tác giả trong việc vận dụng con chữ tuyệt vời sinh động và nhạc điệu vô cùng thanh nhã mà lại hoàn chỉnh với niêm luật khắc khe của một bài Đường thi thất ngôn bát cú:

"Đất trời, mây gió thèm tơ nắng
"Hoa cỏ, sông hồ khát bụi mưa

Thuở hồng hoang xa mờ trong hoang sử khi sinh vật hình thành thì sự luyến ái xuất hiện như là một tất yếu của niềm khát sống nguyên sơ, ngay cả thực vật cũng có chức năng truyền giống âm dương mà những lễ hội cỏ cây dân gian mùa Xuân và mùa Hạ ở Châu Âu không những mang tính biểu tượng mà còn là những hình ảnh dân dã nhằm mục đích giáo dục những con người trẻ tuổi đầy tính hồn nhiên về sự giao hòa giữa người nam và người nữ, một nhu yếu thiết thân của sự tồn lưu đời sống. (1)

"Ta rước em về thuở cổ xưa
"Buổi hồng hoang những triệu năm thừa

"Đất trời, mây gió thèm tơ nắng
"Hoa cỏ, sông hồ khát bụi mưa

Niềm khát sống nguyên sơ đó là sự chiết tỏa tự nhiên của năng lực bị kiềm tỏa khi mà tinh lực càng dồn nén thì tình yêu càng thăng hoa lãng mạn và đôi khi trở nên thánh hoá. Theo thời gian, bầu khí quyển nóng dần, bầu trời trở nên quang đãng, những núi băng trên hai cực và trên những núi cao như Hy-mã-lạp-sơn từ từ tan vỡ thì biết bao thần thoại tình yêu được ra đời để đáp ứng nhu cầu khát sống ngày một mãnh liệt hơn.

"Em lãng du trên tầng tuyết vỡ
"Ta tham thiền dưới bóng trăng đưa

Quả là thật khó trả lời cho câu hỏi “ Why is there Being but not Nothing?” của Lebniz, tại sao có Hữu Thể mà không là Hư Vô, thì Thi sĩ Dương Quân đã tìm về Phật lý để giải thích nguồn gốc tình yêu qua Thập Nhị Nhân Duyên. Từ Vô Minh, người nam thẩy tò mò về sự khác biệt về hình dáng của người nữ, và ngược lại; họ thích nhìn ngắm nhau (Sắc), vuốt ve nhau (Xúc), v.v…

“Vô minh! Sao ý tình ngây ngất?
”Bờ mộng như tràn khắp cõi thơ.

Trong thời tiền sử đó, đời sống thật giản đơn, không tích luỹ, không tranh giành, nhưng niềm khát sống nguyên sơ thì vô cùng dào dạt. Ngôn ngữ trao đổi hằng ngày thật thô sơ, chủ yếu là tên gọi những gì cụ thể chung quanh trong cuộc sống; một vài lời trừu tượng được dùng để diễn tả tình cảm yêu thương nhiều hơn là ganh ghét. Lời nói thuở xa xưa đó là những lời thân ái, là ngôi lời (the words), là thi ca của cõi thơ hồn nhiên ngập tràn hạnh phúc. Và như W. Wordsworth đã viết “cái tươi trẻ của buổi bình minh là niềm chân phúc vô biên:”

“Bliss was it in that dawn to be alive
“But to be young was very heaven.

Chân phúc đó là niềm khát sống nguyên sơ dâng tràn trong cõi “Giấc Xưa.”

Trần Việt Long
________________________
(1) Sir James George Frazer. The Golden Bough: A Study in Magic and Religion (1996), p. 211-216.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 3942)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 3631)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2405)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 12575)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
04/10/2011(Xem: 2949)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 7735)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 2529)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 2546)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 6507)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 2766)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567