Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáng tạo là con đường của thi sĩ

05/02/201506:52(Xem: 9853)
Sáng tạo là con đường của thi sĩ

hoa mai 19

 

Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.

 

Đó là một cách trả lời mà không đáp ứng gì cả, giống như một tục khách đến hỏi thiền sư : “Thiền là gì ?” Đáp : “Hôm nay thời tiết chưa tốt lắm.” Trả lời mà chẳng giải thích, vì thiền sư biết căn cơ của khách tục chưa đủ chín muồi, dù có nói nhiều điều cao siêu đi chăng nữa thì cũng không lãnh hội chi đâu. Tốt nhất là nên im lặng.

 

Im lặng để cho kẻ thắc mắc kia còn có cơ hội khám phá ra vẻ đẹp tuyệt trần chân thiện mỹ của thiền. Khi tự tỏ ngộ thì đương nhiên, họ không còn chạy  đây đó tìm học, tham vấn vu vơ gì nữa. Từ đó, thơ và thiền tự nhiên hiển lộ, lung linh, kỳ ảo vô ngần trong phương lòng quang minh của chính họ rồi.

 

Lúc ấy sẽ bùng vỡ ra cái thấy tinh khôi, mới lạ và làm tiêu tan hết mọi mệt mỏi, chán chường, như thi hào Rainer Maria Rilke phát biểu : “Nếu đời sống thường nhật trở nên nhạt nhẽo, nghèo nàn đối với anh thì anh đừng bao giờ quy trách nó. Anh hãy tự trách chính anh rằng, anh không đủ tâm hồn thi nhân để mà có thể gợi dậy trong lòng mình tất cả sự phong phú, miên man của đời sống thường nhật, vì đối với một con người sáng tạo, một thi sĩ thì chẳng có gì là nhạt nhẽo, nghèo nàn, chẳng có một nơi chốn nào là khô khan, lãnh đạm.”**

 

Đúng như vậy, với kẻ sáng tạo thì họ có khả năng làm sinh động lại những tiêu điều, hiu hắt, biết chuyển hóa nỗi đau buồn thành niềm hân hoan tối thượng. Bước đi trên con đường sáng tạo là bước đi vô sở trú, vô sở cầu, vô sở đắc, thi sĩ kẻ không cửa, không nhà, kẻ cô đơn sâu thẳm, tâm hồn dồn về nẻo chân lý, hướng về ngõ uyên nguyên, khơi mở mạch suối nguồn.

 

Cuộc lữ khởi sự băng qua những sa mạc, hư vô đời khô khốc, những địa ngục sục sôi, cháy đầy lửa bỏng, những hố thẳm âm u, mịt mù tăm tối… Rồi cuộc lữ mở ra một con đường phong quang sáng tạo, ngút ngàn mây trắng với những phương trời bát ngát bao la, để cho thi sĩ chợt thấy mình không là chi cả : Không tên tuổi, không gia đình, không sự nghiệp, không địa vị, không trách nhiệm, không bổn phận, không mục đích, không chỗ trú cư trong thời gian và không gian.

 

Không chỗ trú vào bất cứ đâu, nên thênh thang vô sự theo cách điệu tiêu dao du ngay cái đang là luôn luôn mới lạ và mới lạ giữa như thị, như nhiên, phiêu bồng không chấp.

 

Âm thầm, tuyệt nhiên lặng lẽ, người thi sĩ thở cùng thơ, sống cùng thơ, trọn vẹn, tuyệt đối thủy chung với nàng thơ bát ngát. Họ không bận tâm nhiều tới quần áo, ăn uống, ngủ nghỉ, chẳng thiết chi chuyện truyền giống, nối dõi tông đường hay bảo vệ đất nước, duy trì quốc gia, nhất là không thích làm giàu để hưởng thụ mà trái lại, ưa sống đạm bạc, thanh bần, đơn sơ, giản dị. Họ chỉ quan tâm tới sáng tạo và chân lý như đại văn hào Henry Miller tuyên bố một câu bất hủ : “Từ chút ít sách vở tôi đã đọc, tôi nghiệm ra rằng, những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời, những người chính là cuộc đời đều ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động là sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện cho tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho.”***

 

Dĩ nhiên cái gọi là cho ấy của thiền sư, nghệ sĩ, thi nhân, không phải là của cải vật chất tầm thường mà là tinh túy, tinh hoa kết đọng thành tư tưởng vô hình, vô tướng. Chỉ những tâm hồn đồng điệu, đồng thanh tương ứng mới cảm được, mới thấy được giá trị vô lường của tặng phẩm tinh thần thâm thúy đó, để diệu dụng cùng cung bậc đời thường, thanh thản tự do.

 

Cho nên đi vào cõi thơ là dấn thân vào cõi mộng không lời, là phiêu lưu mạo hiểm xuống hố thẳm không đáy, là bay lên những phương trời vô xứ cùng tuyệt thiên thanh. Đòi hỏi kẻ lữ hành độc đạo, phải buông xuống sạch sành sanh tất cả những thứ cặn bã của xã hội loài người như được mất, hơn thua, tốt xấu, giàu nghèo, danh lợi, khen chê, đúng sai, phải quấy... Bước nhảy trọng đại đó là bước nhảy chập chùng sinh tử. Có vượt qua gập ghềnh sinh tử được hay không là còn tùy công phu hàm dưỡng của mỗi người.

 

Đường của thơ là không lộ, đầy cuồng phong, bão táp, đầy lao đao khổ lụy,  đọa đày. Tuy bị đày đọa như thế nhưng vẫn có cái thi vị tuyệt vời, như thiền sư Tuệ Sỹ nhận định : “Người làm thơ, cuộc đời bị đày ải truân chuyên, trong đó cũng có cái ảo diệu của vị chua, vị mặn. Suốt đời học Thiền, suốt đời vẫn đày đọa thân tâm, đày đọa trong cái Không và cái Tĩnh. Đày đọa đó mà kỳ thực không là đày đọa. Cũng vậy, suốt đời làm thơ thì suốt đời khổ lụy lao đao, nhưng không là khổ lụy lao đao. Chỗ ảo diệu đó, chưa đạt đến cõi thượng thừa của thi ca, làm sao hiểu nổi ?”****

 

Cõi thượng thừa của thi ca ở đâu ? Phải chăng, đó là công án mà mỗi thi nhân phải tự mình đốn ngộ, chứ đừng ngớ ngẩn chạy đôn chạy đáo thưa hỏi, tìm kiếm lung tung. Cứ nhập cuộc chịu chơi, ném mình vào những phương trời gió loạn, cúi sâu xuống tận đáy lòng hun hút cô liêu, diệu vợi của mình, may ra sẽ bùng vỡ mật nghĩa cái chân lý muôn đời.

 

Trên tinh thần phóng khoáng, tự do đó, người thi sĩ tự bao giờ vẫn nhất thiết kiên trì, vô cùng nhẫn nại. Bước đi lầm lũi khai phá, dốc chí bền gan sáng tạo và sáng tạo kỳ cùng, song hành cùng nàng thơ độc đáo, vô song, như triết gia, nhà thơ Phạm Công Thiện có lần tâm sự : “Làm thơ là hố thẳm xoáy tròn vào cơn bão tố rùng rợn của thơ và chỉ nhìn thấy thơ trên trời, thơ ở dưới đất, thơ trong tim, thơ trong óc não, thơ trong mạch máu, thơ trong hơi thở, thơ trong đời sống, thơ trong cái chết, thơ trong hiện thể, thơ trong vô thể, thơ trong hư vô… Chỉ có thi sĩ mới sống tận bản thân mình, sống phóng tới đằng trước tất cả những khả tính sắp hiện của dân tộc mình.”*****

 

Thi nhân là kẻ tiên tri thấu thị, một bậc siêu phàm hay một tên khùng điên rồ dại, gọi gì cũng được, họ chẳng bận tâm mà chỉ lao mình vào cuộc đại hòa điệu chơi với đủ mọi hình thức : Tình yêu, đau khổ, điên cuồng… như thi sĩ Rimbaud bộc bạch : “Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan lâu dài, rộng lớn, phi thường và hợp lý. Tất cả mọi hình thức tình yêu, đau khổ, điên cuồng : Hắn tìm kiếm chính hắn, hắn nuốt trọn mọi độc tố trong hắn để giữ lại tinh túy. Cực hình khôn tả, trong đó hắn cần tất cả sức mạnh siêu nhân, trong đó hắn trở thành kẻ bệnh nhân vĩ đại, kẻ tội nhân vĩ đại, kẻ bị nguyền rủa vĩ đại và nhà bác học siêu phàm. Bởi vì hắn đi tới cái vị tri.”***

 

Cái vị tri mở ra những phương trời mây trắng bồng bềnh, thênh thang bát ngát, tiêu dao lồng lộng trên cảnh giới bất khả tư nghì. Thi sĩ và thiền sư cùng lao đao và cùng tiêu sái trong cõi trầm mặc phiêu nhiên. Tuyệt thay là phong cách nhào lộn tồn sinh, rốt ráo tột độ của những tâm hồn kỳ dị đã nếm được hương vị vô cực, vô vi :“Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình… Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui buồn, sướng khổ, giận hờn đến gần đứt sự sống.”*****

 

Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã nói như thế và Phạm Công Thiện diễn giải : “Khi nào mình “đến gần đứt sự sống” rồi thì mới biết Thơ là cái gì, mới biết làm thơ, mới biết đọc thơ. Khi mình chưa “đến gần đứt sự sống” thì không được quyền nói bất cứ điều gì về Thơ, về Thi Ca, về Thi Sĩ, về Thi Nhân…”*****

 

Phải chăng, đó là một thái độ vô cùng cẩn trọng đối với Thơ, được phát biểu bởi một thiên tài kỳ tuyệt ? Trong khi bây giờ, có một số người thiển cận tỏ ra xem nhẹ, rẻ rúng, xuyên tạc thi ca truyền thống ngàn đời của dân tộc. Chúng tổ chức thành hội này, nhóm nọ, cố tình phá hoại nền văn nghệ đích thực, bằng đủ mọi hành vi đen tối, rồi còn ra mặt hỗn láo, vô lễ, sừng sộ với tổ tiên, tiền bối, lôi cả thi hào Nguyễn Du ra bôi bác, lại dám cả gan sửa đổi hàng ngàn từ ngữ trong kiệt tác Truyện Kiều nữa chứ ! Hỡi ôi ! Cái bọn hồ đồ ấy còn lên giọng chê bai, chửi bới, đả kích, khinh thường những thi sĩ, những người làm thơ, coi thơ như một thứ gì vô bổ, vô ích, vô nghĩa, đáng ném vào sọt rác, vì lạc điệu giữa cuộc sống thực tế đầy xô bồ, hỗn độn, gần như máy móc, vô cảm hôm nay.

 

Vậy đó mà Phạm Công Thiện vẫn mặc kệ, vẫn trọn lòng tin cậy vào sự huyền nhiệm của thi ca và kiên nhẫn, kiên nhẫn ba la mật, khuyến khích chúng ta một cách đọc thơ như trì tụng kinh điển, để tự thâm nhập sâu xa cái thâm mật ở chính trong hồn sâu thẳm của mình : “Đọc thơ cũng giống như đọc kinh. Phải thọ, trì, đọc, tụng, Đọc không phải để hiểu mà để biết. Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật. Mà chính lòng ta là tất cả không gian phiêu dật…”*****

 

Không những thế, Phạm Công Thiện còn hồn nhiên tụng ca Thơ, tán thán Thi Ca bằng một niềm tin tưởng tuyệt đối : “Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh, là “blaspheme.” Những thi sĩ không phải là loài người, họ là những thiên thần, những thánh hoặc những quỷ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì thôi, ta không được quyền có thái độ của học giả hay giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những kẻ phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xuân xanh !

 

Anh không thể cảm thơ người ta thì hãy im lặng, còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dẻ, giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người, không có ai làm thầy ai cả.”******

 

Giữa thời buổi nhiễu nhương, văn chương, văn nghệ hầu như không còn giá trị gì nữa mà vẫn còn người yêu thi ca như vậy, quả thật là hy hữu phải không ? Buồn quá ! Sa mạc, hư vô đang lan dần trên đất mẹ, quê hương, trên khắp cả quả địa cầu hoang vu này rồi, bọn quỷ dữ, ác ma đã xuất hiện rầm rộ, chúng giết người hàng loạt, dùng mọi thủ đoạn, lừa đảo, ám sát, khủng bố, đầu độc không trừ một thứ chi hết. Toàn bộ nền văn minh nhân loại của thế kỷ XXI  đang gieo rắc sự chết, tiến bộ gieo sự chết, khoa học gieo sự chết, tôn giáo gieo sự chết, chủ nghĩa gieo sự chết, xã hội gieo sự chết, chính trị gieo sự chết, kinh tế gieo sự chết, văn hóa gieo sự chết, giáo dục gieo sự chết…

 

Hầu hết loài người trong thời hiện đại đều đang quay cuồng trong cơn túy sinh mộng tử, điên rồ cố giành giật đất đai, lãnh thổ, cố mở rộng, bành trướng tôn giáo, cố tuyên truyền chủ nghĩa, đảng phái, học thuyết và tất nhiên là xung đột quyết liệt. Họ điên rồ cố tàn sát đẫm máu lẫn nhau, bằng đủ mọi âm mưu thâm hiểm, độc ác, tinh vi như lời thơ tiên tri của Nguyễn Du, bậc đại thi hào dân tộc :

 

Mặt ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao

 

Chao ơi ! Sống trong thời buổi điêu linh như vậy, một cõi nhân gian bi đát, tan hoang như thế, hỏi sao người thi sĩ không cảm thấy lạc lõng, bơ vơ cho được ? Họ vô lường thương cảm, xót xa, đành rời quê nhà, bỏ xứ sở, làm kẻ lang thang tuyệt mù viễn xứ như Phạm Công Thiện, muốn điên cuồng kỳ dị như Bùi Giáng, hay tuyệt nhiên im lặng, mặc như lôi như Tuệ Sỹ và cuối cùng, chỉ còn biết âm thầm sáng tạo, lặng lẽ làm thơ như muốn thắp lên một ngọn lửa tình yêu diệu huyền, xanh biếc thiết tha trên sa mạc khô cằn của nhân loại.

 

Nói như văn hào Hermann Heese : “Dù có bị đau đớn, quằn quại, tôi vẫn yêu thương trần gian điên dại này.”******* Cho nên thi nhân vẫn hạo nhiên chi khí, tự nguyện đi vào địa ngục trần gian, đốt bừng lên đuốc lửa tuệ quang, sáng ngời vô úy, thổi vào hồn tồn lưu một ngọn lửa tình thương yêu vô điều kiện và hòa âm thâm mật trên cung bậc thi ca.

 

Thi ca là suối nguồn bất tận, chảy hoài từ thiên vạn cổ đến nay, như nhà thơ Saint John Perse tỏ bày trong dịp nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1960 : “Người thơ đã có trong con người ăn lông ở lỗ, người thơ vẫn sẽ có trong con người thời nguyên tử, vì người thơ là một phần tử bất khả phân của con người. Chính từ sự đòi hỏi của thơ, của tâm, làm phát sinh tôn giáo và nhờ duyên thơ mà tia lửa thiêng sống mãi trong khối đá người. Khi mọi thần thoại sụp đổ hết thì thơ là chỗ ẩn cuối cùng của cái tối linh.”********

 

Tình yêu, tình thương là điệp khúc, là bản trường ca miên viễn, bất tuyệt của thơ mà sứ mệnh người thi sĩ sáng tạo phải giữ gìn, xiển dương, làm cho phục hồi, sống dậy mãnh liệt, ý lực bừng lên huy hoàng, sáng suốt, tuôn trào vô lượng vô biên. Hãy đốt hồn thơ thiêng liêng, cháy rực ngời ngọn lửa cảm xúc, rung động thiên thu, để nghe nhịp thở bồi hồi giữa bầu khí hậu thanh tân, phấn chấn, hân hoan yêu đời trong tiếng hát đại bi tâm. Tiếng hát đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả ấy mãi hoài ngân vọng trong lòng người từ muôn thuở đến muôn nơi, trên mặt đất trần gian vẫn còn thơ mộng này.

 

Tâm Nhiên

 

* Bùi Giáng. Sa mạc trường ca. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1970

** Raner Maria Rilke. Thư gởi người thi sĩ trẻ tuổi. Hoàng Thu Uyên dịch. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1969

*** Nguyễn Hữu Hiệu. Con đường sáng tạo. Hồng Hà xuất bản, Sài Gòn 1973

**** Tuệ Sỹ. Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng. Ca Dao xuất bản, Sài Gòn 1973

***** Phạm Công Thiện. Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử. Trần Thi xuất bản, California 2006

****** Phạm Công Thiện. Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1966.

******* Hermann Hesse. Câu chuyện dòng sông. Phùng Khánh dịch. An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1969

******** Huyền Giác. Chứng đạo ca. Trúc Thiên dịch. Lá Bối xuất bản, Sài Gòn 1970

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 711)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 965)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 224)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
27/03/2024(Xem: 898)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 505)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
08/03/2024(Xem: 521)
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, (8/3/2024) một ngày quan trọng để tôn vinh những đóng góp to lớn và đa dạng của phụ nữ đối với xã hội, mỗi năm Liên Hợp Quốc thường chọn một chủ đề nhằm tập trung vào những vấn đề cụ thể và thúc đẩy sự tiến bộ đối với quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, Thường chủ đề hàng năm thường nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong khoa học và công nghệ, quyền kinh tế, hoặc bình đẳng giới trong lãnh đạo và quyết định.
28/02/2024(Xem: 746)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 411)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 596)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567