Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ Tâm Thái kính thương

28/02/202406:28(Xem: 1251)
Mẹ Tâm Thái kính thương

 

 

 

 me tam thai-2

 
me tam thai

  

 

 


Mẹ Tâm Thái kính thương,

 

Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm.

Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.

Mẹ ơi, có phải Mẹ vừa treo những chiếc đèn, trong tâm Mẹ như đang thắp bốn mươi chín ngọn đèn để dâng cúng Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng mười hai nguyện lớn của Ngài cho thế gian này mà Mẹ hay thường đọc tụng:

- Nguyện thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh đẳng chánh giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng, vô số, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy hình trang nghiêm như thân của ta vậy.

- Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhật nguyệt, chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng được cả.

- Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau khi đặng đạo Bồ đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn.

- Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về và an trụ trong đạo Bồ đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh văn, Độc giác thì ta cũng lấy phép đại thừa mà dạy bảo cho họ.

- Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh, thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tinh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.

- Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng nghịu, tay chân tật nguyền, lát hủi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà khi đã nghe danh hiệu ta thì liền được thân hình đoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bệnh khổ ấy nữa.

- Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bệnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.

- Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy mà hễ nghe danh hiệu ta rồi thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứng đạo quả vô thượng Bồ đề.

- Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề thì khiến cho những chúng hữu tình được ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần khiến họ tu tập theo các hạnh Bồ tát đặng mau chứng đạo chánh đẳng Bồ đề.

- Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà vua gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bứt rứt, hễ nghe đến danh hiệu ta thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.

- Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo nếu có chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.

- Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào nghèo đến nỗi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho họ được như ý muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả các bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi hương và trống nhạc cùng những điệu ca múa, tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả.

 

Bên cạnh chậu mai vàng, cây cọ xanh mướt dưới bầu trời trắng xanh, phía dưới những bụi lưỡi kiếm vân trắng xanh tạo nên khung cảnh đầm ấm màu sắc hài hòa điển hình của quê nhà Việt Nam thân thương mà có vài lần theo bạn con về Vũng Tàu con cũng thường gặp. Quê Hương mình đẹp lắm phải không Mẹ? nếu không có chiến tranh, không có những hận thù của người cùng chung nòi giống. Con xa Việt Nam 40 năm rồi, nhưng không bao giờ con quên được không khí ngày Tết bên nhà, mọi người dù nghèo đến đâu Xuân về Tết đến cũng có những món thức ăn tươm tất để mời Ông Bà Tổ Tiên về vui với con cháu trong ba ngày Tết, xóm làng rộn rã chúc mừng, biếu nhau đòn bánh tét, cặp bánh chưng, quên đi những nhọc nhằn của năm cũ, chào mừng năm mới với bao hy vọng được sung túc, được hạnh phúc hơn.

Những năm con còn nhỏ, cứ gần Tết đến cô giáo dạy chúng con vẽ, hoặc thêu những chiếc khăn tay, giành dụm tiền quà để gửi cho những người lính Cộng Hòa đang bảo vệ cho Quê Hương, cho người dân được an bình. Ôi lễ nghĩa ngày xưa quý Thầy cô đã dạy cho chúng con biết tôn kính người trên, biết nhường nhịn kẻ dưới, từ khi còn bé đã bắt đầu học câu ca dao, tục ngữ:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trăm một nước phải thương nhau cùng"

Hoặc

 "Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Cao quý biết là bao tình nghĩa đồng bào cùng chung nòi giống.


me tam thai-7me tam thai-6me tam thai-5me tam thai-4
me tam thai-8

 

Cứ mỗi khi cúng Giao Thừa xong, Mẹ con thường mặc áo dài dắt con qua chùa Vĩnh Nghiêm, Mẹ xuýt xoa khấn vái nguyện cầu cho chúng con, những đứa con yêu của Mẹ. Mẹ con người nhà quê không biết chữ, chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật, Mẹ thường nấu chay một tháng bốn ngày cho chúng con ăn, món duy nhất của Mẹ là mì xào với giá, hoặc đậu hũ sốt cà. Từng đó thôi mà Mẹ con đã dạy cho con lòng kính thương Tam Bảo lúc nào cũng không biết, tuổi thơ ngây, mỗi ngày con đều bắc thang lên thay nước dâng cúng đức Đại Thế Chí, cầu nguyện cho cha mẹ con sống lâu trăm tuổi cho rằng dài lắm, con nào biết thời gian cứ vùn vụt chạy, thoắt một cái đã gần nửa thế kỷ rồi, trôi như một dòng sông lững lờ trôi chảy, không bao giờ gặp lại..

Hôm nay 23 tháng chạp, Mẹ Tâm Thái của con làm gì? Mẹ có cúng tiễn đưa ông Táo về Trời không? Mẹ có vui với bày con cháu? Hay Mẹ chuẩn bị những gói quà từ thiện cho người neo đơn? Hay Mẹ ngồi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa nơi làng quê Mẹ sống, Mẹ đọc vè kể chuyện từng đức tính các cụ  trong làng.

Nha Trang mùa này có nắng đẹp không Mẹ? con chưa bao giờ được đến miền thùy Dương cát trắng mà con thường nghe ca tụng qua những bản nhạc đẹp đẽ, thanh bình, nhưng con biết nơi đó có Mẹ Tâm Thái, đã sanh ra ba người con xuất gia nối gót theo Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn vui thanh tịnh cho đời.

 

Bên con giờ này là mùa đông, cả tuần nay con nhìn hình ảnh bên Úc, trời nắng đẹp, Phật tử về làm công quả nhộn nhịp mừng Xuân, con nhìn gian hàng Quảng Đức với vườn hoa thật đẹp, tất cả đều do công chăm bón của các anh chị về chùa để phụng trì Tam Bảo. Những chậu vạn thọ tốt tươi nở những đóa hoa cam vàng rực rỡ đẹp lắm Mẹ ơi làm con nhớ nhà, con nhớ cả mùi hoa vạn thọ, cái mùi hăng hắc dáng yêu. Con yêu hoa vạn thọ từ khi con còn nhỏ, bên cạnh nhà con có bác Sáu, bác hiền lành lắm, gánh chè bán nuôi các con bác, chiều nào khi gánh về con cũng thấy bác ra bàn Thiên dâng cúng hoa vạn thọ hay hoa trang, hình ảnh bà Mẹ Việt Nam và màu hoa, mùi hoa Vạn Thọ đã gắn liền với con từ đó, nó mang ý nghĩa trường thọ để cho con nguyện cầu. Những đòn bánh tét thật thon xinh, đều đặn với hàng chữ đỏ chúc mừng năm mới được các bàn tay xinh xắn của các chị làm công quả gói, những dĩa bánh oản được trang trọng gói, thắt nơ để dâng cúng Ông Bà trong ba ngày Tết. Tất cả Phật tử về đây dều bằng trái tim và con mắt biết yêu thương, hòa hợp

"Mừng Xuân Di Lặc lại về

Chùng con Phật tử tụ tề đón Xuân

Vui thay diệu pháp uyên thâm

Lời kinh huyền diệu pháp âm vào đời

Tình thương trải rộng muôn nơi

Ngàn tay nâng đỡ mắt ngời thế gian"

 

Mẹ kính thương, Mẹ vui không Mẹ khi thấy hình ảnh Thầy trò như một Đại gia đình thân thương, hòa hợp, đó là ân đức của Thầy Trụ Trì, của Tăng Đoàn đã đem mùa Xuân, ngày Tết Dân Tộc cấy trên mảnh điền nơi xứ người trong đó có Mẹ, có Thầy Tâm Phương, có Thầy Nguyên Tạng, có Ni Sư Tâm Vân lúc nào cũng thương yêu và chăm sóc, vun bồi cho đệ tử của mình, đó là niềm vui sự khích lệ không lớn cho chúng con. Xứ lạ quê người, chúng con sáng chiều vẫn nghe được tiếng chuông chùa vang vọng xa tận núi rừng, giọng hô canh mà Thầy Nguyên Tạng đã khéo léo dạy chúng con qua lời kinh, qua câu kệ của kinh Pháp Cú để nhắc nhở chúng con phải quay về lại với chính mình.

Chỉ còn một tuần nữa là bước qua năm Giáp Thìn con xin kính chúc Mẹ Tâm Thái luôn được khỏe mạnh, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi nha Mẹ.

Con kính chúc Tăng Đoàn Tu Viện Quảng Đức pháp thể kinh an, chúng sanh dị độ

Kính chúc các bạn đồng tu thân tâm thường an lạc, đặc biệt D D cũng xin tán thán công đức quý Anh Chị về chùa làm công quả để phụng trì Tam Bảo, giữ gìn cái đẹp cho ngày Tết Việt Nam, công đức thật vô lượng, vô biên.

Kính chúc đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới hưởng một mùa Xuân bình an, hạnh phúc

Kính lễ Mười Phương Chư Phật cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc,

 

Tết lại về trên Quê Hương, trong lòng Dân Tộc, con xin chấp tay búp sen:

 

Hoa tâm đem đến tặng người

A Di Đà Phật chúc lời bình an

Đường đời đã lắm gian nan

Làm thân cùng tử đi hoang suốt đời

Dừng chân đi hỡi người ơi!

Tìm viên châu ngọc cho đời nở hoa

Ngọc trong gấu áo đó mà

Cha cho từ thuở ngày ta ấu thời

Giờ đây ta phải vâng lời

Đêm ngày tuân thủ sáu thời công phu

Nguyện cho người thế cùng tu

Cùng chung hòa hiệp chuyển lưu Đạo mầu.

Offenbach, Tây Đức mùng 2 Tết Giáp Thìn

Diệu Danh Tuyết Mai

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2024(Xem: 727)
Thu sang rồi em ơi! Hôm qua còn nắng nóng lắm vậy mà sáng nay khí trời se se lành lạnh, cái lạnh dìu dịu mơn man trên da thịt, thấm nhẹ vào từng tế bào khiến mình khoan khoái vô cùng. Bước chân ra vườn như thể ướp mình trong không khí địa đàng. Trời đất vừa chớm thu! Em ơi, anh không biết đề hồ là gì, sự khoan khoái của đề hồ như thế nào nhưng anh nghĩ cái sự khoan khoái của thân tâm trong cái phút giây hiện tại này như chính uống đề hồ vậy.
17/09/2024(Xem: 1195)
Khi chúng ta nghe một người ví von “cuộc đời như một ván cờ” điều này chứng tỏ cuộc sống họ đã nhiều lần cần phải đáp ứng từ sự tính toán, chiến lược và khéo léo trong mỗi bước đi để đối phó với mọi hoàn cảnh thăng trầm, hầu tìm ra một định hướng cho tương lai ngày sau. Hy vọng với những sưu tầm này mình có thể tạm đưa ra một số lý do tại sao người ấy lại so sánh cuộc đời với một ván cờ, và thử tìm hiểu vì sao họ có thể suy nghĩ theo hướng này, bạn nhé !
27/08/2024(Xem: 1283)
Hẳn ai trong chúng ta đều biết rằng con người sinh ra, sống và phải già đi, đó là lẽ thường trong cuộc sống con người, nhưng tuổi già phải có một cái gì để lại, Vì thế George Granville nói: “Tuổi trẻ là mùa của yêu thương, Tuổi già là mùa của ĐẠO ĐỨC. Tuổi già có thể trở thành một giai đoạn qúi nhất của cuộc đời, “
24/08/2024(Xem: 533)
Từ xưa đến nay đã có biết bao nhiêu áng văn tuyệt tác, bao nhiêu bài thơ trữ tình, bao nhiêu ca khúc vinh danh người Mẹ, trong đó bài hát “Lòng Mẹ“ của Y-Vân đã trở thành bất hủ, mỗi lần nghe là mỗi lần cảm thấy xúc động cả tâm can! Riêng tôi, tôi lại muốn viết để ca ngợi người Cô ruột của tôi, cô là hình ảnh của người mẹ thứ hai, dù đã không sinh ra tôi.
10/08/2024(Xem: 914)
Làm sao diễn tả …. những khắc khoải day dứt của nửa đời phiêu bạt Giữa muôn trùng sóng vỗ xuyên suốt những lo toan Những hy vọng đổi đời, pha lẫn hài kịch ngập tràn Lại mặc cảm về thân phận của người chưa tu tập đủ
10/08/2024(Xem: 2035)
Mười bước đến cõi Tây Phương Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
05/08/2024(Xem: 1796)
Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo.
30/07/2024(Xem: 887)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác ở Hannover lần thứ hai vào ngày 20 tháng 9 năm 2013. Theo Ngài, Phật pháp không bao giờ mạt, chỉ có con người không chịu học Phật, cách sống suy đồi, sống không đạo đức rồi mạt mà thôi. Ôi, câu nói đã ghi mãi trong lòng người Cư sĩ Phật giáo như tôi. Thế thì phải hiểu như thế nào về những người „Cư sĩ thời mạt pháp“?
26/07/2024(Xem: 700)
Thiên hạ vẫn nói “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Đúng vậy. Mới đó mà đã 45 năm, thoắt một cái trôi nhanh như...bóng câu! 45 năm, một chặng đường đâu phải ngắn, biết bao vật đổi sao dời, nhất là thế giới chuyển mình càng lúc càng văn minh đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, mang lại lợi ích cũng nhiều mà hại cũng không kém, đã làm biết bao người thất nghiệp, phá sản...trong đó có ngành báo chí. Các nhà xuất bản báo giấy đóng cửa hàng loạt, sách in ra chẳng mấy ai thèm mua, vì đã coi...chùa trên Internet!
22/07/2024(Xem: 4042)
Vạn vật bao trùm tính nhị nguyên trong một hiện tượng! Ý thức và vật chất hai thái cực khác nhau Dù tương phản lại không tìm ra điểm bắt đầu Vậy nên đừng tách biệt mà hãy nhìn về sự tương tức (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]