Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trời Cao Biển Rộng

29/07/201406:23(Xem: 3663)
Trời Cao Biển Rộng


Me-11

TRỜI CAO BIỂN RỘNG

Vĩnh Hảo

Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái, thì khác: không giới hạn.

Tình thương vô hạn chỉ khi nào nó được biểu lộ một cách không điều kiện, không phân biệt và so sánh đối tượng (hư hay nên; xấu hay đẹp; cãi lời hay vâng lời), và quan trọng nhất: không đòi hỏi sự đền đáp.

Người Á-đông có vẻ xem thường nền văn hóa thực dụng của tây phương, nhất là trong tương quan tình cảm và ứng xử giữa cha mẹ và con cái; cho rằng con người ở đó không biết, không sống với chữ Hiếu—đạo lý lâu đời của truyền thống đông phương; và vì không có Hiếu đạo, gia đình và xã hội trở nên bất toàn, rối loạn. Quan niệm này đúng trong nhiều trường hợp, nhất là đối với những người con: không nhắc nhở, không gợi ý, thì đứa con có thể không nhớ và không cảm thấy mình có bổn phận phải làm điều gì đó để gọi là đền đáp công ơn sinh dưỡng rất to lớn của cha mẹ.

Cha mẹ và con cái ở xã hội tây phương, do nếp suy nghĩ truyền thống và cũng do vì phúc lợi và an sinh xã hội được cung cấp đầy đủ bởi guồng máy chính phủ, thường không có ý niệm hay nhu cầu về sự đền đáp khi cha mẹ về già. Những đứa con tây phương được sinh dưỡng tự nhiên trong gia đình, ăn học, lập thân, rồi trở thành những bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thế hệ kế tiếp, mà không hề bận tâm, lo nghĩ việc báo đền ân đức cha mẹ. Điều mà con cái tây phương dành cho cha mẹ là lòng thương kính, biết ơn, chứ không có bổn phận hay trách nhiệm “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già. Cha mẹ tây phương không vì con cái không chăm nom mình mà gán tội bất hiếu, bất nghĩa; bởi vì họ vốn không đòi hỏi sự báo đáp nào ngay từ lúc ban đầu mới sinh con, nuôi con. (Từ điểm này, có thể đặt dấu hỏi là cha mẹ tây phương có “thực dụng” không, hay ngược lại!)

Trong khi đó, cha mẹ và con cái ở xã hội đông phương, sống với đạo Hiếu cao đẹp lâu đời, luôn được nhắc nhở về sự đền ơn, ngay từ lúc con cái còn ấu thơ. Còn nhỏ chưa biết sinh kế thì phải ngoan ngoãn, biết nghe lời, chăm học, học giỏi (làm ngược lại thì đều là bất hiếu); trưởng thành thì phải biết sinh nhai để tự lo bản thân, lập gia đình, có con nối dõi, và “nuôi” lại cha mẹ lúc tuổi già không người chăm sóc (không làm được điều sau cùng này thì bất hiếu; hoặc có làm mà kể lể quá thì cũng bất hiếu, cho nên mới có câu than oán trong tục ngữ: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày”). Nói chung, con cái đông phương được giáo dục phải nói, nghĩ và làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ, nên việc tri ân báo hiếu là điều tự nhiên.

Từ sự khác biệt trên, có thể nói là đông hay tây phương đều có nét đẹp cần áp dụng cũng như điểm không hay cần thay đổi. Có thể đề nghị một hình ảnh lý tưởng như vầy chăng: làm con, nên sống như người con phương đông; làm cha mẹ, nên sống như cha mẹ phương tây.

Yêu thương, tận tụy nuôi dưỡng con cái mà không đặt điều kiện hay đòi hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, thì tình thương của cha mẹ, trời biển cũng không sánh bằng.

Tình thương vô hạn ấy tất nhiên sẽ được cảm nhận từng ngày bởi con cái từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành, để rồi với niềm thương kính tự nhiên và chân thành, con cái tự biết cần làm gì để bày tỏ sự nhớ ơn và lòng thương của mình đối với cha mẹ; không cần phải kêu gọi, nhắc nhở, trách móc hoặc gán những tội danh nào đó cho con.

Làm con, không phải tất cả đều sẽ làm cha mẹ khi trưởng thành; nhưng tất cả bậc cha mẹ đều đã là những người con. Hãy nhìn những gì đang làm cho con cái ngày nay mà tưởng nhớ những gì cha mẹ đã làm cho mình trong quá khứ; tự hỏi mình đã làm gì trong vai trò đứa con đối với cha mẹ, đừng đặt vấn đề con cái sẽ làm gì cho mình ở tương lai. Có điều kiện, không điều kiện, vô hạn hay hữu hạn, đều bắt đầu từ vị trí làm cha mẹ. Đừng đặt tình thương bao la của mình dành cho con vào bất cứ cái khuôn nào, dù là cái khuôn được cho là truyền thống cao đẹp; bởi vì có khuôn khổ là có điều kiện; có điều kiện thì không còn vô hạn, vô biên.

Người con Phật dấn thân vào đời có một câu nằm lòng: “Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là việc làm có mưu tính.” Bậc cha mẹ cần hành xử như thế đối với con cái. Cũng có thể nói ngược lại rằng, người con Phật khi cứu giúp chúng sanh, nên học tinh thần ấy từ nơi lòng thương không điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Không điều kiện là bước khởi đầu cho hành trình làm cha mẹ, cũng là bước khởi đầu của bồ-đề tâm, của bồ-tát hạnh.

Và hạnh phúc thay cho những người con khi gần gũi cha mẹ, như được tắm gội trong đại dương yêu thương bất tuyệt; và khi xa, nhớ về cha mẹ như bầu trời êm ả, che chở và bảo bọc lấy mình giữa cuộc đời đầy bất trắc, gian nan.

Trời cao, biển rộng, không đủ lớn để hình dung hay so sánh tình thương cha mẹ; bởi vì không phải lúc nào, ở đâu, cũng có thể nhìn thấy trời, biển. Nhưng cha mẹ thì luôn luôn, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cũng ngự trị trong lòng con

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2023(Xem: 1209)
Cho dù bạn đang đến tuổi hưu hay đã bước vào trung niên nếu bạn sống không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không biết được bản thân mình sẽ đi về đâu và phải làm như thế nào vào những ngày tới khi mà cuộc sống sẽ có đôi lúc làm cho bạn cảm thấy thất bại và mệt mỏi vô cùng. Những lúc như thế nếu có phương châm sống đúng đắn thì bạn sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì thế nào là phương châm sống ? Có một định nghĩa như sau: Phương châm được hiểu là danh từ chỉ đạo sự hành động làm thôi thúc con người phải hành động bằng một mục tiêu hoặc lối sống.
22/07/2023(Xem: 1220)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 2557)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 1739)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
29/06/2023(Xem: 1280)
Làm sao hiển thị được lý Như? Hoằng Pháp đang cần những giảng sư Thiết tha Đạo Pháp, bày phương tiện… Tận tụy độ sanh với Tâm Từ
29/06/2023(Xem: 2240)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’mà cũng không ai ‘ban’cho cả. Cũng như trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.
24/06/2023(Xem: 2910)
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Để -một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
20/06/2023(Xem: 1635)
Chỉ cần chậm lại một chút dành lấy thời gian để yêu bản thân mình, dành chút thời gian thảnh thơi thư giãn. Mỗi ngày nếu chúng ta cứ vội vã như thế sẽ vuột mất những thứ quan trọng với mình. Bước đi chậm rãi trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí. Hít một hơi thật sâu, mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng, nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe lòng mình; nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ, nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng, như vậy cuộc đời của bạn sẽ an yên hơn.
16/06/2023(Xem: 1779)
Khi mở miệng, hãy nói về Phật Pháp, cầu sanh Tây Phương. Chủng tử "thói quen thế tục" bạn đã trồng trong tâm quá đủ rồi; do đó, đừng nên tiếp tục nói những lời thế tục, thi phi nữa!
16/06/2023(Xem: 940)
Hổm rày tôi chợt nhận ra, vạn vật vũ trụ như đang trong lúc sung mãn nhất, đâu đâu cũng đầy những bông hoa đang nở rộ, tất cả như đang bung ra dưới ánh nắng chan hòa đầu tháng 6. Người người cũng cảm thấy nhẹ nhàng trong lớp áo mõng manh, hợp với nhiệt độ bên ngoài, tay chân cũng được khoe ra đón nắng ấm chứ không còn bị che kín từ đầu đến chân như mấy tháng trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567