Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

08/07/201406:22(Xem: 45403)
- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

Nói đến Đạo Phật là đề cập đến tư tưởng triết lý, hàm chứa trong tam tạng kinh điển, một hệ thống giáo lý khế hợp, khế cơ với những điều kiện tâm lý xã hội của con người, kinh qua các thời kỳ phát triển của lịch sử truyền đạo của các bậc tổ sư, bằng những chứng sống, để cho các hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia chiêm nghiệm và hành trì. Là người Phật tử phải có một cái nhìn như thị, xem tất cả các pháp môn hành trì như những phương tiện, để nhận dạng sự dung hòa của nó, thì mục đích đối tượng là giải thoát giác ngộ đều do các phương tiện dẫn dắt là điều không thể thiếu được.

Thưa quý vị trong vấn đề tu tập, tại sao ta phải tụng kinh, niệm phật và hành thiền, nó có lợi ích gì cho sự tu tập giải thoát và giác ngộ. Là người Phật tử nếu chỉ thờ, lạy, cúng Phật thì chưa đủ gọi là rốt ráo thuần thiện, mà người Phật tử cần phải tụng kinh, niệm Phật và hành thiền v.v.. thì mới viên dung cả Sự và Lý, vì đây là những điểm căn bản không thể bỏ qua được.

Tại sao ta phải tụng kinh và có lợi ích gì?

Đạo Phật xuất hiện ở thế gian vì sứ mệnh làm nhẹ bớt những thương đau, và hướng dẫn con người trong việc kiến tạo một đời sống an lạc. Căn cứ trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Vì vậy trong tam tạng giáo điển hay nói một cách khác, là cả một hệ thống giáo lý bao gồm mọi lãnh vực triết học, y học, dược học, văn học, tâm lý học v.v … và có vô số pháp môn để chúng ta thực hành và đạt đến quả vị giác ngộ. Kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ cho nên tụng kinh rất lợi ích:

  1. Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn và làm cho ba nghiệp được thuần tịnh, không có cơ hội tạo các nghiệp bất thiện.
  2. Đạo tràng nhờ đó mà được thanh tịnh trang nghiêm.
  3. Gia đình nhờ thế mà được an lạc và hòa thuận.
  4. Tĩnh thức người chung quanh bằng lời kinh tiếng mõ.
  5. Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chánh pháp.

Ví dụ: hai thời công phu sớm tối, nói lên chí nguyện thượng cầu hạ hóa của người xuất gia, để cho chúng ta thấy rằng tinh thần nhân bản của đạo Phật không những biểu lộ ở giáo lý mà còn ở thái độ và hành động của người Phật tử đối với vấn đề tự giác và giác tha. Người Phật tử xây dựng bản thân về ba mặt: trí tuệ, tình thương và ý trí; luôn sống trong ý thức, biết mình đang làm gì, nghĩ gì để soi sáng tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Vì vậy thời công phu sáng là ôn lại chí nguyện của người xuất trần và trì ngũ bộ chú để bạt những chướng ngại trong khi thực hành đại nguyện:

- “Nguyện kim đắc quả thành bão vương

- Hoằng độ như thị hằng xa chúng

- Tương thử thâm tâm phụng trần sát

- Thị tắc danh vi báo Phật ân v.v …”

Đúng là ý nguyện xuất trần, nguyện thành Phật độ chúng sanh, nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật thì không bao giờ bỏ qua. Chí nguyện này là tâm Bồ Đề, là căn bản của người tu tập, phải phát liên tục.

Công phu chiều: mục đích là hồi hướng chí nguyện nói trên để cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, nơi thuận tiện cho bất thoái Bồ Đề, hay nói một cách khác là để hoàn thành cho chí nguyện mà buổi sáng đã phát ra.

Vậy hai thời công phu để cho chúng ta thấy cả một quá trình tu tập (trên cầu Phật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh). Chí nguyện muốn thành Phật nếu ở mãi trong ngũ trược ác thế thì nội chướng (dục vọng) và ngoại chướng (nghịch cảnh) dễ làm cho thối tâm, khó có ngày viên mãn để thành quả vị Phật, do đó phải cầu sanh Tây Phương là vậy.

Tóm lại tụng kinh rất ích lợi cho sự tu tập của mình, vì tất cả tam tạng kinh điển, duy chỉ một mục đích là đưa hành giả đến giác ngộ giải thoát. Kinh nào cũng có công năng phá trừ mê mờ và khai mở trí tuệ cho ta, do vậy tụng kinh rất thiết thật và hữu ích.

Tại sao ta phải niệm Phật và sự lợi ích của nó.

Thưa ai cũng biết, cuộc đời là bể khổ như sống trong nhà lửa, ấy thế mà chúng ta vẫn thích sống, tham sống và không biết đâu để thoát ra, và cũng không đủ nghị lực vượt thoát. Đạo Phật đã tìm ra lối thoát và chỉ dẫn chúng ta những phương pháp để thoát ly cảnh giới khổ đau. Đức Phật Thích Ca giới thiệu cảnh giới Cực Lạc để chúng sanh cầu sanh về.

Phật dạy: “Niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc, vì thế giới ấy không có mọi thứ phiền não, sanh về đó sẽ được bất thoái chuyển.” nhưng làm thế nào để cầu sanh? Phật nói: “nếu ai nghe ta nói đến Đức Phật A Di Đà, và chấp trì danh hiệu Ngài, từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, thì người ấy khi gần lâm chung, Đức A Di Đà cùng Thánh Chúng Cực Lạc cùng đến tiếp dẫn, làm tâm người ấy không điên đảo, tức khắc vãng sanh về thế giới A Di Đà”. Chúng ta phải hiểu là Ta Bà và Cực Lạc đều là đối tướng của tâm, nếu tâm bất tịnh thì quả báo Ta Bà sanh, nếu tâm thanh tịnh thì cảnh giới Cực Lạc hiện tiền, như câu “tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ”.

Ngoài ra phương pháp niệm Phật có công năng phá trừ tất cả những vọng niệm bất thiện và làm cho tâm trở nên sáng suốt, như phèn gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong. Trong kinh thường nói: tâm ta như con vượn chuyền cành, như ngựa chạy rong không ngừng. Muốn hàng phục vọng tâm chỉ còn một cách là cột tâm lại bằng câu niệm Phật, lâu dần những ma chướng trong tâm không còn nữa, mà chỉ thuần câu niệm Phật. Vì ích lợi như thế nên Đức Thích Ca khuyên chúng ta nên trì niệm danh hiệu A Di Đà. Tuy nhiên người niệm Phật phải đủ những yếu tố mới được vãng sanh.

  1. Tín: niềm tin vững chắc. Niềm tin có 3:

- Tin Phật: tin Đức Thích Ca vì thương xót chúng sanh mà giới thiệu cảnh giới Cực Lạc và pháp môn niệm Phật để sanh về, tin lời Phật nói không dối.

- Tin Pháp: tin pháp môn Tịnh Độ là phương pháp dễ tu dễ chứng, tin 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà có đầy đủ diệu dụng để độ sanh, nếu hành giả niệm đến chỗ nhất niệm.

- Tin mình: tin mình có tự tánh thanh tịnh A Di Đà, tin mình có khả năng vãng sanh nếu mình thực hành đúng lời dạy của Đức Phật trong kinh A Di Đà

  1. Nguyện: là ước nguyện, là mong muốn được vãng sanh, làm động lực thúc đẩy mau đến mục đích.
  2. Hạnh: sau khi chuẩn bị đầy đủ tín, nguyện rồi thì gia công niệm Phật không gián đoạn. Nếu tín mà không nguyện thì tin vô bổ. Nếu ao ước cầu sanh mà không chuyên nhất thì không đi đến kết quả. Cho nên Tín, Nguyện, Hạnh không thể thiếu đối với người cầu sanh.

Tại Sao nên thực hành thiền quán:

Ngoài việc tụng kinh niệm Phật ra người Phật tử cũng phải thực tập thiền quán, vì chủ trương thiền là phá tan vô minh tỏ ngộ nguồn tâm. Thưa quý vị, trong sự tu tập, hành giả muốn minh tâm kiến tánh, thì phải phá trừ vô minh, muốn phá vô minh phiền não thì phải có trí tuệ, muốn có trí tuệ thì hành giả phải thiền định; có nghĩa là khi trí tuệ phát sanh thì mới diệt được vô minh, mới minh tâm kiến tánh thành Phật được. Như Đức Bổn Sư thiền định 49 ngày chứng đạo.Các bậc Tổ Sư đốn ngộ tự tâm cũng từ đây. Cho nên thiền định cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tu tập, như nhựa sống phải nuôi cây. Nếu thiếu thiền định thì giáo lý của Phật thành sơ cứng, bởi vì kinh giáo chỉ còn là lý thuyết, chỉ giúp người mở rộng kiến thức, mà rất ít quan hệ đến mục đích giải thoát.

Đối với người Phật tử đang đi trên đường tu học Phật pháp, thì không chỉ tìm hiểu nghiên cứu nghĩa lý, mà còn phải thực hành trong đời sống hằng ngày, thì mới mong giải thoát hệ lụy khổ đau, đạt đến hạnh phúc an lạc. Cho đến nay có một số vẫn ngộ nhận, cho thiền là một thứ gì đó thiêng liêng thần thánh.

Ví dụ: Tu tập thiền định để đắc thần thông, Thiền dành cho bậc thượng căn, dễ tẩu hỏa nhập ma. Trong khi tu tập cho là chứng đắc mà không biết đó là do phản ảnh của tâm. Sở dĩ có những ngộ nhận này là do không tìm hiểu và nắm chắc phương pháp thiền. Thưa quý vị: cái giá trị của thiền, huấn luyện thân và tâm chúng ta từ động trở về tĩnh, giúp cho chúng ta biết sống với hiện tại, không tiếc nuối quá khứ, không mơ ước viễn vông, vì quá khứ đã qua, mà tương lai thì chưa đến, trong kinh Anan Nhất Dạ Hiền ở Trung Bộ Kinh tập III có dạy: “Quá khứ không suy tầm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đoạn tận, tương lai lại chưa đến, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây” (Kinh Nhất Dạ Hiền)

Không than việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, do vậy sắc thù diệu, do mong việc sắp tới, do than việc đã qua, nên kẻ ngu héo mòn, như Cây Lau lìa cành. (Kinh Cây Lau Tương Ưng I)

Vậy cho ta thấy trong 37 Phẩm Trợ Đạo, trong Bát Chánh Đạo có chánh định

- 7 Giác chi: có niệm giác chi, định giác chi

- Ngũ căn ngũ lực: có định căn, định lực

- Tứ như ý túc: có dục định, tinh tấn định v .v…

Trì chú giúp gì cho sự tu:

Như trì chú cũng giúp cho 3 nghiệp và 6 cănđược thanh tịnh. Chư Phật và chúng sanh chỉ khác nhau ở chỗ giải thoát hay ràng buộc, chỗ ngộ và mê, chổ tịnh và nhiễm mà thôi. Cho nên khi trì chú, thân bắt ấn nên thân không tạo ác, miệng đọc thần chú nên miệng không nói vọng ngữ, tâm quán tưởng tượng Phật, nên tâm không nghỉ ác , nhờ thế mà 3 nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh, nhờ trì chú mà dẹp trừ được oan gia, nhổ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướng và làm cho trí tuệ ngày càng tăng trưởng, do vậy trì chú có rất nhiều sự lợi ích.

Nói tóm lại trong tứ oai nghi, đi đứng ngồi nằm, nếu chúng ta biết an trụ vào mọi phương pháp như tụng kinh, hành thiền, niệm Phật hay trì chú v.v… bằng chánh niệm, tĩnh giác thì bất cứ ở đâu và bất cứ trong trường hợp nào, chúng ta cũng làm chủ được hành động và tư tưởng của mình, vì chánh niệm sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho cuộc sống con người giúp cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn, tích cực hơn và đáng sống hơn.

Chùa Liên Hoa, Sydney, tháng 7-2014

Thích Nữ Tâm Lạc

su loi ich-1su loi ich-2su loi ich-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 4043)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 11523)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13399)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6896)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4735)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2552)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3784)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2682)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6688)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 9128)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]