Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

- Diễn Văn Đại Lễ An Vị Phật. Cung Cử Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức

08/07/201401:01(Xem: 31240)
- Diễn Văn Đại Lễ An Vị Phật. Cung Cử Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức

Diễn Văn Đại Lễ An Vị Phật.

Cung Cử Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức

Chủ Nhật 6/7/2014.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng Bạch Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng thượng Huyền hạ Tôn.

Ngưỡng bạch Hòa Thượng Hội Chủ thượng Như hạ Huệ

Đồng kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý vị lãnh đạo cộng đồng, quý hội đoàn, đoàn thể, quý vị thân hào nhân sĩ, quý cơ quan truyền thông báo chí, quý thân hữu, quý ân nhân và quý đồng hương Phật tử xa gần thân mến.

Trước hết chúng con thành kính đảnh lễ tri ân sự hoan hỷ, đáp lời thỉnh cầu của đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con, mà quý Ngài đã gác qua những công tác Phật sự bổn tự để về đây kiết giới an cư tu dưỡng trong 10 ngày, đặc biệt nhất là giờ đây quý Ngài đã hoan hỷ ban cho chúng con một ân đức lớn là tham dự buổi lễ hôm nay.

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công đức của quý Phật tử trên toàn liên bang Úc Châu cùng về tùng hạ tu học, cũng như quý vị quan khách, quý đồng hương Phật tử đã đồng về góp lời cầu nguyện và chúc mừng cho buổi lễ hôm nay được thành tựu.

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức,

Kính thưa liệt quý vị,

Bên trái của Chánh Điện này là Phật Đài lộ thiên A Di Đà, đã được tôn trí gần hai năm nay, nhưng vì sân thượng ở phía trước chưa được làm xong, nên lễ An Vị Phật đã diễn ra chậm trễ, tuy nhiên hôm nay, mặc dù sân thượng vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng chúng con được Chư Tôn Thiền Đức hoan hỷ tác lễ An Vị là một công đức thù thắng cho đạo tràng chúng con.

Kính thưa liệt quý vị, Đức Phật A Di Đà là vị Phật giáo chủ Tây Phương Tịnh độ, một vị Phật mà Hồng Danh của Ngài đã ăn sâu trong tiềm thức, tâm khảm của người dân nước Việt. Danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” dường như đã trở thành một thông lệ bất khả phân ly đối với người dân Việt Nam từ hơn 2000 năm qua, từ người Phật tử thuần thành hay không phải Phật tử, họ vẫn luôn ghi nhớ và là câu mở đầu cho những lời khấn nguyện trong những buổi lễ Tết, giỗ chạp trong gia đình, hoặc trong các đền, miếu, đình làng..v.v...

Cũng từ những ý nghĩa cao quý, sâu rộng và hạnh nguyện cứu độ của Ngài mà đạo tràng chúng con đã phát nguyện an trí tôn tượng của Ngài để phụng thờ cho cảnh chùa được trang nghiêm cũng như để tổ chức Tu Học vào những ngày lễ vía của Ngài.

Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức.

Kính thưa chư liệt quý vị

Trong buổi lễ hôm nay, chúng con cũng được Chư Tôn Thiền Đức liễu tri và hoan hỷ chứng minh cho Lễ Cung Cử Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức để bắt đầu gánh vác công việc Phật sự.

Như quý Ngài và quý vị đã biết, chúng con đến Úc định cư vào năm 1987 từ đảo tỵ nạn Kuala Lumpur qua sự bảo lãnh của Giáo Hội, sau đó được Giáo Hội bổ nhiệm về trụ trì Chùa Quang Minh từ năm 1987 đến tháng 5 năm 1990.

Tiếp đó, vì sức khỏe không cho phép, chúng con lui về tịnh dưỡng tại Quảng Đức Tự, ngôi chùa nhỏ ở vùng Broadmeadows do chúng con tạo lập. Đến tháng 6 năm 1996, duyên lành hội đủ, chúng con đã tạo mãi cơ sở ở vùng Fawkner này và thuyên chuyển về đây. Cũng đầu năm 1998, Đại Đức Thích Nguyên Tạng được chúng con bảo lãnh sang Úc theo diện visa anh em ruột.

Và quý Ngài cũng như quý vị đã biết, Thầy Nguyên Tạng xuất gia từ nhỏ và đã theo học qua các trường lớp Phật học tại quê nhà, đồng thời đã tốt nghiệp Cử nhân Anh văn, do đó Thầy đã dễ dàng hội nhập vào xã hội Úc, cũng như theo học và tốt nghiệp ngành Xã Hội Học tại Đại Học Latrobe. Nhờ vậy mà TT Nguyên Tạng đã đảm nhận vai trò hành chánh và giao tiếp trong mọi công tác Phật sự liên quan đến Anh Ngữ, được nhiều thuận duyên hơn cho Tu Viện Quảng Đức.

Trong suốt 15 năm qua, Thầy Nguyên Tạng cũng như tất cả những người con Phật tại đây, đủ mọi tầng lớp, cao niên, trung niên, và thiếu niên Gia đình Phật tử, hay Quảng Đức Đạo Ca v.v... Tất cả mỗi người đều đồng cam cộng khổ, thức khuya dậy sớm, không nề hà công việc, kể cả không ngại mưa gió hay tuổi già sức yếu để hỗ trợ, công phu, công quả, tạo dựng cho Tu Viện Quảng Đức được phát triển như ngày hôm nay.

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Kính thưa quý Phật tử,

Vì thời gian quá hạn hẹp, không cho phép chúng tôi chia xẻ nhiều hơn, chỉ biết ghi nhận công đức của toàn thể quý đồng hương Phật tử xa gần, và đặc biệt nhất là những người con Phật tại đạo tràng Tu Viện Quảng Đức, đã góp sức, chung lòng để hộ trì, bảo vệ và phát triển ngôi Tam Bảo Quảng Đức khiêm tốn này. Công sức, chí nguyện và hoài bão của tất cả quý vị, xin Chư Phật từ bi chứng minh. Cầu nguyện Chư Phật, Chư Vị Bồ Tát, Chư Lịch Đại Tổ Sư chứng minh gia hộ cho Tu Viện Quảng Đức được trường tồn, để cùng sánh vai với Chư Tôn Thiền Đức trên bước đường hoằng dương Chánh Pháp của Như Lai trên xứ người.

Và giờ đây chúng con xin Chư Tôn Thiền Đức Chứng Minh, cũng như tất cả những người con Phật tại đây hoan hỷ vui mừng trong giờ phút trang trọng cung cử Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin nhắn gởi và thiết tha thỉnh nguyện đến quý Phật tử gần xa, từ giờ trở đi, xin quý vị tiếp tục và cố gắng cùng về học Phật, tu niệm và ủng hộ cho Thượng Tọa Tân Trụ Trì gánh vác trọng trách này được nhiều thuận duyên. Bản thân chúng tôi, do tuổi tác đã lớn và sức khỏe yếu dần theo năm tháng của bệnh tật, chúng tôi chỉ đứng vai trò cố vấn của Thầy Phương Trượng Viện Chủ cho những công việc cần thiết, cũng như chăm lo cho công trình xây dựng còn dang dở.

Ước nguyện Chư Tôn Thiền Đức chứng minh và giáo dưỡng cho đạo tràng của chúng con được thành tựu viên mãn. Chúng tôi cũng kính mong toàn thể quý vị hân hoan đón chào vị Tân Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức trong giờ phút trang trọng tôn nghiêm này.

Chúng con kính chúc Chư Tôn Thiền Đức Pháp Thể Khinh An Chúng Sanh Dị Độ.

Chúc nguyện quý vị cùng gia đình vô lượng an lành trong ánh hào quang của Chư Phật

Nam Mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát Thùy Từ Chứng Minh Gia Hộ.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát Tác Đại Chứng Minh.

Kính Lễ Chư Tôn Thiền Đức

Thân ái kính chào toàn thể chư quý vị.

Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức

Tỳ Kheo Thích Tâm Phương



Le_an_vi_Phat_tan_phong_tru_tri_TVQD (48)Le_an_vi_Phat_tan_phong_tru_tri_TVQD (49)Le_an_vi_Phat_tan_phong_tru_tri_TVQD (50)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 2997)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
10/04/2018(Xem: 3569)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15654)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4179)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3913)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15744)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14727)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6942)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3938)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18630)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]