Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)

17/06/201408:13(Xem: 19510)
47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)

Kính dâng lên Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác

nhân dịp Kỷ Niệm Sinh Nhật 66 tuổi và 50 năm Xuất Gia & Hành Đạo của ngài.

Vào một buổi sáng thật đẹp trời của ngày 26 tháng 11 năm 2012, phái đoàn nhỏ của chúng tôi gồm Thượng Tọa Quảng Đạo (Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc), tôi (Chùa Hương Sen, Hoa Kỳ) và vài nam nữ Phật tử nữa được Thượng Tọa Phổ Huân (Trụ trì chùa Pháp Bảo, Sydneys) đưa lên viếng cơ sở thứ hai của chùa Pháp Bảo là Tu viện Đa Bảo, tiểu Bang New South Wales, Úc Châu, và thăm Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, đang nhập thất tại đây.

blank

HT Như Điển (chính giữa), TT Phổ Huân (bên trái),

TT Quảng Đạo (phải), tác giả (đứng bên trái)

Được biết Hòa Thượng Bảo Lạc và Hòa Thượng Như Điển là anh em trong một gia đình, từ nhân duyên Hòa Thượng Như Điển giới thiệu và Hội Phật Giáo Việt Nam tại NSW bảo lãnh, nên HT Bảo Lạc từ Nhật Bản đến định cư và hoằng pháp tại Úc Châu. Thường mỗi năm một lần (trong 10 năm qua), HT Như Điển về tu viện Đa Bảo nhập thất sáng tác dịch thuật và tịnh tu ba tháng và năm 2012 này cũng thế.

Chùa Đa Bảo rộng 11 mẫu tọa lạc trong một khu núi đồi yên tĩnh của thành phố Lithgow, NSW. Vào tiết trời cuối năm lành lạnh, nhiều hoa rừng cũng đang nở nộ điểm sắc. Vào thăm thiền thất, được Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác chia sẻ thời khóa biểu của ngài là mỗi ngày sau thời công phu khuya và điểm tâm, ngài đi chấp tác làm cỏ, tưới cây và sau đó là viết lách sáng tác. Chúng tôi thấy bên song cửa sổ của thiền thất có một chiếc bàn đơn sơ với vài cuốn tập viết tay.

Được biết Hòa Thượng đang cùng với Hòa Thượng Bảo Lạc cộng tác viết cuốn hồi ký “Hương Lúa Chùa Quê” (tựa đề rất nhẹ nhàng và thân thiết). Những nét chữ viết tay bằng bút nguyên tử xanh của Hòa Thượng rất đều đặn và trôi chảy theo dòng tư tưởng của ngài. Những gì ngài nghĩ và viết ra hầu như đều giữ nguyên như vậy, chỉ thỉnh thoảng mới có vài chữ được sữa lại bằng bút nguyên tử đỏ. Điều này chứng tỏ khả năng ngữ văn và Việt văn của ngài rất thuần thục, tự tâm hình thành sáng tạo những ý tứ, bố cục bên trong và ngài chỉ viết ra bản thảo để thư ký đánh máy và in thành sách thôi. Trong tập bản thảo “Hương Lúa Chùa Quê” (trang 9) trên bàn, HT Như Điển viết: “Địa linh nhân kiệt... Từ năm 1940-1960 có nhiều thuyền buôn tấp nập từ Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Pháp và Ý, v.v… đến cửa biển Hội An để mậu dịch… Từ thời Vua Lê Chúa Trịnh đến nay suốt trên 400 năm đã có biết bao nhiêu người đã đến và cũng có biết bao nhiêu người đã ra đi và cũng không ít những người đã nằm xuống tại thành phố Hội An này…”. Và có nhiều ý tưởng chia sẻ khác nữa, Hòa Thượng đã giới thiệu cho chúng ta biết được cuộc sống xưa kia và hiện nay nơi thành phố cổ Hội An. Qua tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê”, chúng ta như biết được một cuộc sống trong mơ ước của từng con người Việt Nam. Nét bút của ngài đã tạo ra sự sống trôi chảy và khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta.

Chẳng những một cuốn “Hương Lúa Quê Tôi”, Hòa Thượng đã sáng tác và dịch thuật trên 60 đầu sách rồi (vẫn còn tiếp tục mỗi năm) như: Truyện Cổ Việt Nam, Giọt Mưa Đầu Hạ, Ngỡ Ngàng, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, Cuộc Đời Người Tăng Sĩ, Lễ nhạc Phật Giáo, Tình Đời Nghĩa Đạo, Tìm Hiểu Giáo Lý Phật Giáo, Đời Sống Tinh Thần của Phật Tử Việt Nam tại Ngoại Quốc, Đường Không Biên Giới, Hình Ảnh 10 Năm Sinh Hoạt Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức, Lòng Từ Đức Phật, Giữa Chốn Cung Vàng, Chùa Viên Giác, Vụ Án Một Người Tu, Phật Giáo và Con Người, Sống và Chết theo Quan Niệm của Phật Giáo, Tiếp Kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Vọng Cố Nhân Lầu, Có và Không, Bhutan Có Gì Lạ, Cảm Tạ Nước Đức, Những Đoản Văn Viết trong 25 Năm Qua, Làm Thế Nào để Trở Thành Một Người Tốt, Dưới Cội Bồ Đề, Giai Nhân và Hòa Thượng, Phật Giáo và Khoa Học, Chuyện Tình của Liên Hoa Hòa Thượng, Tư Tưởng Tịnh Độ Tông, Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, v.v… (xin xem: http://viengiac.de/). Đây là những di sản tinh thần của Hòa Thượng. Đây là cả một kho tàng đạo đức Phật giáo, và là cái nhìn rất riêng của Hòa Thượng về triết lý nhân sinh trong xã hội đương thời và với chính bản thân.

Tấm lòng vô bờ của Hòa Thượng không chỉ hôm qua mà hôm nay và cả ngày mai nữa đã gói ghém gửi vào trong 60 tác phẩm này là cả một kinh nghiệm tu tập, nhận thức xã hội, niềm tin và lý tưởng, quan tâm Phật giáo đồ, gợi ý khuyến khích hướng thiện, chân thành ứng dụng lời Phật dạy trong hạnh tự giác và giác tha... Cho nên, thế hệ hôm nay và mai sau muốn biết thầy tổ, các bậc tiền bối của chúng ta đã sống tu tập và hoằng pháp trong bối cảnh hải ngoại khó khăn hay thuận lợi như thế nào thì rất cần đọc những nét bút bên song cửa này.

Trong thế giới hiện nay, có những ngòi bút chỉ tìm vinh thân ích kỷ cá nhân trên trang giấy, có những ngòi bút được dùng làm vũ khí để tranh quyền đoạt lợi theo những cám dỗ thất tình lục dục bên ngoài, thì nét bút bên song cửa nhà chùa lại càng cần thiết. Tiếp xúc với nét bút của các bậc Long Tượng Phật Pháp trong thời hiện đại, chúng ta có điều kiện giao lưu tiếp xúc với những giá trị tinh thần nhân văn, nhân bản cao thượng, những lý tưởng tinh tế sâu sắc của đạo Phật, những chí nguyện phụng sự trên cầu thành Phật, dưới giúp chúng sanh. Những khoảnh khắc đó thật đáng quí cho chúng ta phát huy năng lực, chủng tử và sứ mệnh của bậc xuất trần thượng sĩ.

blankblank

















Nét bút bên song cửa Tu

Viện Đa Bảo, Lithgow, NSW.

Bút ký của HT Như Điển, ngày 23/11/2012




Nam Mô Thập Chủng Đại Nguyện Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát tác đại chứng minh.

Con thành tâm kính lạy,

Thích Nữ Giới Hương

Thư phòng Chùa Hương Sen,

ngày 06 tháng 05 năm 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 4105)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 11592)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13525)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6983)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4772)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2573)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3796)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2688)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6723)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 9182)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]