Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)

17/06/201408:07(Xem: 22591)
44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)
blank
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông…”

Quảng Tịnh cũng như quý Phật tử Úc Châu vẫn thường được Ôn Như Điển ngâm cho nghe bài thơ “Nhớ chùa” của Ôn Mãn Giác mỗi khi nghỉ giải lao trong giờ thuyết giảng của Ôn trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu hàng năm. Con có duyên muộn màng chỉ mới được gặp và biết đến Ôn vào cuối năm 2007, khi lần đầu tiên tham dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 do Thầy Tâm Phương, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức làm Trưởng Ban.

Cảm giác đầu tiên khi được gặp Ôn đó chính là sự thanh thoát nhẹ nhàng của một vị chân tu khả kính, cùng nụ cười hiền hòa làm cho hàng đệ tử mới tập tu như con, cảm thấy thật gần gũi và quý mến. Không những vậy, kiến thức uyên thâm sâu rộng của Ôn trong lúc thao thao thuyết giảng càng làm cho không những bản thân con mà tất cả các học viên khác cũng phải khâm phục trí nhớ tuyệt vời của Ôn. Chị em chúng con thường bảo nhau là “trí nhớ và kiến thức của Ôn giống như cuốn tự điển sống vậy”. Rồi thời gian trôi qua, con mới khám phá ra nhiều điều mới lạ về Ôn, Ôn là bào đệ của HT Bảo Lạc, Phương Trượng Chùa Pháp Bảo Sydney. Con cũng được biết trong một thời gian dài, cứ mỗi cuối năm dù bận rộn công việc đa đoan, Ôn Như Điển cũng ráng sắp xếp thời gian để từ Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc đến Chùa Pháp Bảo, Sydney, rồi tịnh tu ở Tu Viện Đa Bảo để viết sách và dịch thuật cũng như hướng dẫn Phật tử Chùa Pháp Bảo tu học, rồi kế tiếp đó Ôn giảng dạy trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu và Tân Tây Lan vào cuối năm. Con cũng nhờ sinh hoạt tại Tu Viện Quảng Đức và thường vào xem Trang Nhà Quảng Đức nên được biết về Ôn nhiều hơn qua những bài viết, sách viết và dịch thuật cũng như hình ảnh những chuyến hoằng pháp thường xuyên tại Mỹ và Canada, Châu Âu, v.v… do Ôn hướng dẫn, trong đó có Thầy Nguyên Tạng luôn sát cánh bên Ôn trên con đường hoằng pháp lợi sanh nơi xứ người cũng như nhiều công việc Phật sự mà Ôn đã và đang làm sẽ không thể nào kể xiết được nơi đây.

Rồi kể từ đó, những khóa tu học kế tiếp cho đến Kỳ 12 năm 2012, Phật tử Úc Châu chúng con luôn được học giáo lý với Ôn. Ôn là một trong rất ít Quý Chư Tôn Đức trong Giáo Hội ở Châu Âu, Mỹ Quốc và Canada đến giảng dạy tại Úc Châu, đó cũng là nhân duyên thù thắng và phước báu của hàng đệ tử tại Úc Châu và Tân Tây Lan. Càng học với Ôn, con lại càng thấy mình trở nên nhỏ bé làm sao vì kiến thức nông cạn và tu hành còn quá nhiều yếu kém về mọi mặt, nhưng con lại thầm mừng đó cũng là yếu tố tích cực để giúp mình cố gắng học hỏi và tinh tấn hơn. Trong những giờ học với Ôn, chúng con lại phát hiện Ôn rất có tâm hồn văn nghệ và rất yêu thơ, xen kẽ những giờ học căng thẳng để tiếp thu kiến thức Phật học, Ôn đã tặng cho Phật tử học viên những bài thơ đạo vị qua giọng ngâm, giọng đọc của Ôn, tuy không mượt mà như nghệ sĩ nhưng đã gói gọn tất cả tấm lòng chân thành của Ôn dành cho người sáng tác cũng như người nghe. Bên cạnh đó, Ôn cũng khuyến khích chúng con đem giọng ca “cây nhà lá vườn” cúng dường cho Quý Chư Tôn Đức và học viên cùng lớp trong những giờ học dưới thời tiết oi bức của mùa hè Úc châu. Ngoài ra, sau mỗi Khóa Tu các học viên còn được Ôn ký tặng cho những quyển sách do Ôn viết và dịch thuật thật quý báu. Những quyển sách ra đời cho thấy được sức làm việc cần mẫn, miệt mài, không mỏi mệt vì tương lai của tiền đồ Phật giáo mà Ôn đã dấn thân, đã cống hiến cho Đạo pháp và cho đời trong suốt quãng đường dài tu hành của mình.

Ôn là vậy, dù Ôn đã và đang dấn thân cho Đạo Pháp không hề mệt mỏi, bao nhiêu công việc Phật sự mà Ôn đã và đang làm nhưng chúng con vẫn luôn thấy toát lên ở Ôn tính bình dị, khiêm hạ hiếm có ở một vị Trưởng Tử Như Lai có nhiều tài đức như Ôn. Chúng con còn học được ở Ôn sự tự tại, bình thản, nhẹ nhàng, khoan thai trong mọi hoàn cảnh. Đây chính là thân giáo của Ôn mà hàng đệ tử chúng con nguyện làm theo trong cuộc sống thường nhật với gia đình mình, cũng như gặp những chướng ngại trong cuộc đời. Chúng con không có phước duyên được gần kề Ôn để học hỏi nhưng chúng con vẫn dõi theo bước chân Ôn trên bước đường hành đạo và phụng sự chúng sanh dù là ở một phương trời muôn trùng xa xăm vời vợi.

Khi nghe tin Ôn vì bận rộn công việc Phật sự tại bổn tự nên từ Khóa Tu 13, Ôn sẽ không đến Úc giảng dạy trong KTHPPUC nữa, chúng con thật buồn và cảm thấy như mất mát cái gì đó thật lớn lao, nhưng chúng con vẫn hy vọng một ngày nào đó thật gần, Ôn sẽ sắp xếp được công việc để trở lại giảng dạy chúng con tại Úc Châu, kính mong Ôn hứa khả để hàng đệ tử Úc Châu chúng con có thêm niềm tin lạc quan trên lộ trình tu học.

Dù năm 2013 vừa rồi Ôn không đến Úc, nhưng Phật tử chúng con vẫn nhận được món quà tinh thần của Ôn, đó là tập hồi ký tuổi thơ trên 400 trang, "Hương Lúa Chùa Quê", Ôn viết chung với Ôn Bảo Lạc, kể lại quãng đời 60 năm tu tập và hành đạo của hai Ôn. Đọc qua tác phẩm này, hàng đệ tử chúng con thêm một lần nữa cảm thấy tự hào và vui mừng cho Phật Pháp, và nhất là hàng đệ tử chúng con có phước duyên sinh ra trong giai đoạn này cùng thời với hai Ôn, để học Phật và nhìn thấy những công trình Phật sự mà hai Ôn đã cống hiến cho Chánh Pháp.

Thầy là bóng cây che mát chúng con. Thầy là ánh sáng dắt dìu đàn con. Thầy là con thuyền thanh lương đưa chúng con đến bờ thơm hương,...” chúng con xin kính dâng tặng đến Ôn nhân kỷ niệm 50 năm Hành Đạo cũng là Sinh Nhật lần thứ 65 của Ôn. Ôn sẽ luôn là bóng mát của Chùa Viên Giác Đức Quốc và hàng đệ tử chúng con khắp nơi trên thế giới. Ôn sẽ luôn cây cổ thụ, là tàng lộng Bồ Đề, là niềm tin Chánh Đạo mà hàng Phật tử chúng con nương tựa, học hỏi và hướng về.

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne, mùa Phật Đản 2014

Đệ tử Quảng Tịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3512)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 13786)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 14457)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 5104)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 7309)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 4228)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 11525)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 3316)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2957)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 3353)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]