Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)

17/06/201404:04(Xem: 18953)
19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)

blank
(Kính mừng sinh nhật 65 năm tuổi
của HT.Phương Trượng TNĐ)


Thời kinh tối đã mãn, Hòa Thượng chào các đạo hữu đã cùng Sư tụng thời kinh vừa qua rồi lặng lẽ trở về hậu liêu của mình. Sư nghe hơi mệt, có lẽ trọn ngày nay Sư dụng sức quá nhiều trong việc di chuyển từ tu viện Viên Đức về Viên Giác tự để làm lễ khai kinh cho Tết Nguyên Tiêu tại hai nơi nầy, rồi thêm buổi lễ ra mắt sách của nhóm các cây bút nữ Viên Giác nữa. Tất cả sự sôi động của một ngày trọng đại tại cửa thiền khiến một người già tuổi ngoài sáu mươi như Sư nghe đuối sức là chuyện thường. Bây giờ ngày đã tàn, mọi việc đã xong, Sư thấy thèm được thư giãn một mình trong căn phòng tu tĩnh của mình vô cùng.

Buông mình xuống chiếc ghế thân quen, Sư vói tay lấy bình trà nhỏ trên bàn rót một tách đầy và thong thả nhấp từng ngụm nhỏ. Uống trà là thói quen của Sư từ những ngày còn theo thầy học đạo trên xứ sở Phù Tang. Người Nhật coi việc uống trà như một nghi thức thiêng liêng đến độ gọi đó là Trà Đạo, Sư thích lối uống có tính cách thiền tĩnh nầy vì nó mang đặc trưng của Hòa – Kính – Thanh - Tĩnh, bốn yếu tố thuần lương của Phật giáo. Uống trà theo phong cách đạo Nhật mang nhiều sắc thái khá cầu kỳ, không phải muốn uống là uống, cứ lấy trà bỏ vào nước sôi rồi nhâm nhi thưởng thức, suy nghĩ, bàn luận chuyện đời, chuyện đạo mà phải lựa từng lá trà, nước tinh khiết đun trà, bộ ẩm trà theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nơi ngồi uống trà cũng nhiêu khê không kém, phải là trà thất với tranh, liễn thơ đối hoặc trà viên với hoa cỏ thanh lịch ứng với không gian, thời gian của tinh thần Trà Đạo. Thú uống trà nầy dường như chỉ dành cho giới thượng lưu quý phái và những bậc tu hành yêu thanh tĩnh để định chân tâm, Sư cũng đã lắm lần tịnh tâm trong phong thái đó. Nhưng ở đây, giữa Viên Giác tự, nơi tập hợp mọi giới, mọi thành phần Phật tử tha hương, Sư không muốn mình khác biệt giữa muôn người, một tách trà đơn sơ, thể hiện sự hòa đồng cùng tha nhân cũng là tâm ý của Sư như tự thuở nào.

Vị trà xanh chát chát khiến đầu óc Sư chợt như tỉnh lại, Sư bất chợt nhìn về phía góc bàn, quyển Những Cây Bút Nữ Viên Giác 2 nằm đó như nhắc nhở Sư một đoạn đường Sư đã đi qua. Đẩy tách trà qua một bên, Sư cầm quyển sách đưa lên trước mặt, lật bìa trước, bìa sau Sư bỗng bâng quơ mỉm cười, lẫm bẫm:
- Viên Giác, Viên Giác…

Viên Giác là tên một tạng kinh Phật, cũng là tên ngôi chùa cũ thân quen của Sư một thời thơ ấu nơi quê cũ Hội An, Quảng Nam bên kia Việt Nam xa mấy ngàn dặm chim bay. Sư mang trong lòng những lời kinh Phật như mang nỗi nhớ về nơi mình đã từ đó ra đi. Trên xứ người, Sư thấm thía hơn bao giờ hết nỗi niềm của khách ly hương và tự trong tâm, Sư mong muốn một nơi nào đó có thể mời gọi được đồng hương mình cùng quy về để tìm lại những cảm giác thân thương qua những tập tục, truyền thống chung của quê nhà. Những tập tục, truyền thống đó có gì hơn được tiếng chuông ngân, lời kinh giảng với những bữa cơm chay trong những ngày đại lễ từ Tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Trung Thu, Vu Lan… mà bất cứ người Việt nào nặng lòng với đất mẹ cũng không thể quên. Với mong muốn chân thành đó, Sư bỏ công vận động những Phật tử có tấm lòng vàng cùng nhau chung góp tịnh tài, công sức để rồi năm 1991 một ngôi chùa ra đời tại Hannover cũng với tên Viên Giác, tên thiền tự của hôm qua, của hôm nay và cả của khi nào Sư viên mãn đạo, đời.

Ai bảo người tu không tham lam, ham hố là sai. Sư xuất gia từ ngày còn trẻ, học đạo bao năm cứ tưởng bỏ được tính tham thường tình nhân thế. Nhưng đến đây rồi Sư mới biết mình lầm vì càng học đạo mầu, Sư càng thấy ham muốn học thêm để biết tận tường tinh hoa Phật giáo. Cái tham lam, ham hố học hỏi đó chẳng làm hại ai và chắc cũng chẳng ai bắt tội người ham học. Duy có một điều là Sư cũng tham lam mơ ước được mở rộng sự hiểu biết đạo lý nhà Phật cho mọi người, vì vậy có được Viên Giác tự rồi Sư lại muốn có thêm một tờ báo để quảng bá tin tức Phật sự, bài vở về cuộc sống thế nhân nói chung và người Việt nói riêng, nhất là những người Việt mà vì căn cơ đất nước họ phải làm chim thiên di xa lìa quê cha, đất tổ. Và thêm một điều quan trọng khác để Sư nuôi ý định có một tờ báo cho cửa chùa, tiếng Việt. Quả thật là như vậy, ngoài giềng mối Phật đạo, Sư cũng muốn duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt tha hương nữa. Sư thấy mình tham lam thật, mới xây được chùa bây giờ lại mơ tờ báo, đi tu như Sư như vậy không biết có phải tội ham hố quá nhiều hay không? Nhưng cái tham muốn nầy Sư nghĩ chắc lòng trời cũng tha và ý người cũng chiều nên ngày tháng thong dong sau đó Sư gặp người tri âm chữ nghĩa, Nguyễn Hòa Phù Vân, người đã can đảm đứng ra gánh vác chức vụ Chủ Bút cho tờ Viên Giác gần hai mươi năm qua.

Tờ báo như một nhịp cầu, nhịp cầu với tiếng Việt là nước tuôn bồng bềnh trôi chảy khắp nơi đã kết nối bao nhiêu trái tim của những người yêu chữ nghĩa quê mẹ tìm về với nhau, tìm nhau qua bài viết, tìm nhau qua cách đọc từ chuyện xưa, tích cũ đến những vấn đề thời sự đó đây, những ôn cố tri tân lời Phật dạy, những nhắn nhủ, gọi mời khi quan, hôn, tang lễ. Cũng những tương quan đó, những quyển sách từ những người tham gia cộng sự của tờ báo thỉnh thoảng xuất hiện, đóng góp cho vườn hoa văn chương Viên Giác thêm nhiều sắc màu tươi thắm và bông hoa mới gần đây nhất là quyển Những Cây Bút Nữ 2 mà bây giờ Sư đang cầm trên tay.

Quyển sách làm Sư chợt nhớ đến cô bé Malala Yusufzai người Afganistan, 9 tuổi nhỏ đã đòi quyền được học - một quyền bị giảm chế đối với phụ nữ xứ nầy -, cô bé đã bị hăm dọa, bắt cóc, bị thương vì những người cực đoan Hồi giáo Taliban nhưng cô vẫn kiên cường không sợ hãi. Khi được quốc tế giải cứu, ở tuổi 15 cô đã đứng ra binh vực cho việc học, cho sách vở. Năm 2013, trước chính trường Liên Hiệp Quốc cô dõng dạc tuyên bố “một quyển sách có sức mạnh và cần thiết hơn cả một đạo quân”. Dĩ nhiên rồi, một quyển sách tốt - để phân định rõ với những quyển sách không tốt – có sức mạnh vạn cân, không cần vũ khí mà vẫn đánh gục được kẻ thù ngu dốt, không cần chuông trống mà vẫn kêu gọi được tâm ý của muôn người. Từ một quyển sách người ta có thể ngồi một chỗ để biết chuyện kim, cổ, gần, xa. Từ một quyển sách tha nhân có thể nói hết nỗi niềm của mình cho mọi người cùng chia sẻ. Trong cho và nhận, cho tâm ý, nhận lời bình, quyển sách làm tất cả. Sách là bạn khi cùng ta tâm đắc, là thầy khi hướng dẫn ta những điều ta chưa biết, là chứng nhân lịch sử khi ghi chép những hiện tượng lớn, nhỏ toàn cầu.

Tờ báo Viên Giác đón nhận nhiều người yêu thơ văn hợp tác và chắc chắn họ cũng yêu sách như cô bé Malala. Vì vậy, thư viện chùa đã có biết bao nhiêu quyển sách của các văn nhân, thi sĩ từ nam đến nữ ra đời dưới sự bảo trợ của thiền môn. Sư nhớ lại cơ duyên khi quyển 1 của Những Cây Bút Nữ Viên Giác ra mắt cùng mọi người, đó là năm 2008, để kỷ niệm 30 năm tuổi chùa Viên Giác chủ bút Phù Vân đề nghị cùng Sư cho xuất bản một quyển sách quy tụ những cây bút nữ thường xuyên cộng tác cùng tờ báo. Là chủ bút nên Phù Vân có thể hiểu được thành phần người cộng tác bên nào nặng hơn bên nào về nhân số nên chọn các văn sĩ tóc dài, cũng có thể anh định dành cho các nam văn sĩ quyển sách kế tiếp, lần nầy nhường cho phái yếu xung phong đi đầu. Đề nghị đó được Sư vui vẻ nhận lời liền, tưởng gì chứ chuyện sách, báo luôn là điều Sư luôn ưu ái từ trước đến nay mà. Thế rồi qua những mời gọi đóng góp, hợp tác cuối cùng anh chủ bút trình cho Sư biết là có bảy cô nhận lời, những cô nầy là cây bút tài tử, yêu chữ, nặng nghiệp hờ viết lách nên tạm xao lãng chuyện bếp núc, chồng con để đùa cùng chữ nghĩa, thử lửa một phen đua chen cùng bạn bè trên văn đàn hải ngoại. Thế là Những Cây Bút Nữ Viên Giác tu oa chào đời vào mùa Vu Lan 2008 tại diễn đàn Viên Giác tự. Và hơn cả ngoài sự mong đợi, quyển sách thành công, nếu không nói là rực rỡ. Anh chủ bút hân hoan, các nhà văn bếp nghe tưng bừng khí thế và Sư cũng vui lây với thành quả chung của nhóm. Nhóm gì nhỉ? A, có lần anh chủ bút kể lại với Sư là sau ngày ra mắt sách, các cây bút nữ tự dưng thân thương, gần gũi nhau như chim một đàn rồi tự đặt tên, xưng danh cho mỗi người tên một loài chim. Họ cũng dí dõm kéo theo vợ chồng anh chủ bút vào “băng” của họ rồi khai sanh tên cho nhóm là Đàn Chim Việt.

Năm năm lặng lẽ trôi qua từ dạo đó, Sư rong ruổi khắp nơi, từ Đức sang Úc rồi từ Úc Sư vân du khắp mọi miền trên thế giới. Những chuyến di hành không phải vì thích ngao du làm người phiêu lãng mà để tiếp bước các bậc ân sư đem đạo từ bi rao giảng khắp nơi đúng theo tâm nguyện của Phật Đà, cũng có khi dừng chân trong mùa an cư, Sư viết sách và dịch kinh. Trước thời gian chuẩn bị tờ báo Viên Giác tròn 35 năm tuổi, các cây bút nữ lại tỏ ý “xuất chiêu” lần nữa với lý do bây giờ còn sức để viết, sợ chờ lâu quá cái vô thường nó đến, lúc đó e chữ nghĩa đi xa khó lòng gọi về để tô thắm thêm cho vườn hoa văn Viên Giác. Và như lần trước, cũng anh chủ bút Phù Vân nồng nhiệt ủng hộ khiến Sư thêm lần nữa phải gật đầu. Anh cộng sự nầy của Sư luôn nhìn xa thấy rộng chuyện sách vỡ, báo chí nên Sư đặt trọn sự tin cậy vào anh ấy. Và đặc biệt lần nầy có hiền thê của anh cùng cô em gái của một trong các cây bút nữ trước cùng góp mặt; bù lại có sự dừng chân đứng ngoài vì lý do sức khỏe của một cô khác, chị Hồng Nhiên đã góp mặt trong cuốn 1 Những Cây Bút Nữ. Sư nghĩ, các nhà văn nam lại để các nhà văn nữ lấn sân ghi bàn thêm lần nữa rồi, ảnh hưởng của cô bé Malala chăng?

Sư đặt quyển sách về chỗ cũ ngước nhìn đồng hồ, gần nửa đêm rồi còn gì. Không hiểu sao chợt dưng Sư muốn một mình thầm lặng ngắm trăng đêm rằm hôm nay, để nhớ lại những đêm trăng sáng nơi Viên Giác Tự, Hội An, ngôi chùa đầu đời khi Sư khoác áo nhật bình lục bình xuất gia ở tuổi 14-15. Lâu rồi Sư cứ mãi chúi đầu làm việc, hết tụng, giảng đến viết lách, dịch thuật, lên chương trình Phật sự, hoạt động cùng Chư Tăng Ni, đạo hữu v.v… đến độ không còn những giây phút thanh an riêng tư trầm mặc. Sư xuất gia nhưng nhập thế, đạo và đời Sư gánh vác hai vai bằng trái tim người con Phật. Giữa thiền môn và nhân thế Sư như dòng nước lặng lờ trôi, nhận và chuyên chở tất cả vui, buồn, thương, ghét của kiếp người. Sư cố gắng tập coi mọi việc xấu, tốt trên đời là thử thách, là kinh nghiệm sống để tôi luyện ý chí một nhà tu. Tất cả đều là thiện tri thức của Sư, Sư thật lòng tri ân bằng nhau người thương, kẻ ghét, đó há chẳng là làm theo lời Phật dạy hay sao?

Hannover là thành phố thuộc phía tây nước Đức, bây giờ trời hãy còn lạnh vì đang ở tiết đông hàn. Trăng rằm tháng giêng bên quê nhà tròn sáng trong mùa xuân chưa hết nhưng ở đây trăng lại lạnh co ro. Sư đứng lên, lấy áo ấm, khăn quàng khoác vào người rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng, lần theo các dãy hành lang quanh co để ra trước sân chùa. Mọi người trong chùa không biết có ai còn thức hay không nhưng bên ngoài đêm trăng thật êm ả vô cùng. Tượng Di Đà hiền hòa ngoài thềm trước chánh điện dường như cũng ngắm trăng cùng người đệ tử. Sư bước đến trước tượng khẽ chắp tay đảnh lễ rồi thong thả đếm bước trong sân. Mới trong ngày khắp nơi còn ồn ào rộn ràng lễ lạc vậy mà bây giờ vắng vẻ đến độ Sư còn nghe được tiếng lá rơi. Mọi sự đều trở về cùng đêm đen yên tĩnh bỏ lại một ngày nhộn nhịp cuồng quay, sao giống kiếp người như vậy, cũng quay cuồng theo dòng chảy cuộc đời, đến khi nhắm mắt về cùng hư không, cái vướng mắc sau cùng là một sát na hơi thở cũng trả lại cho đời. Ngắn ngủi thế, vô thường thế thì tại sao chúng sanh cứ mãi vướng vít, níu kéo nhau trong những vòng lẩn quẩn của đam mê vật chất, vương mang thù hận, ôm ấp yêu thương
Trăng bắt đầu nghiêng chênh chếch về vườn rau sau chùa, Sư đánh vòng đi theo ánh trăng, nhìn ngắm ngôi thiền tự với niềm hoan hỉ trong tâm, như một bà mẹ đang nhìn con mình trong giấc ngủ thanh an. Và như bị hoang tưởng, giữa vườn mùa đông còn trơ trụi lá hoa, cây cỏ Sư bỗng thấy một cánh Đại Bàng từ xa bay đến hạ cánh trước mặt sư, sau lưng Đại Bàng (Phù Vân) lục tục nào Vịt Bầu (Phương Quỳnh), Hoàng Hạc (Nguyên Hạnh HTD), Ngỗng Ngọc (Huỳnh Ngọc Nga), Công (Trần Thị Nhật Hưng), Bồ Câu (Hoa Lan), Bìm Bịp (Song Thư TTH), Tu Hú (Trần Thị Hương Cau) và Sơn Ca (Thi Thi Hồng Ngọc) tất cả cùng đáp xuống trước mặt Sư. Mỗi cánh chim đều ngậm một bông hoa khác loại và tự động đem cắm xuống giữa vườn, trong thoáng chốc những cánh hoa vươn lên làm rực sáng một góc vườn dưới ánh trăng nguyên tiêu vằng vặc sáng. Vui thích lẫn ngạc nhiên nhưng Sư vẫn còn tỉnh táo để biết đó là ảo giác của một người đến lúc cần ngơi nghỉ sau một ngày mệt nhọc. Sư nhắm mắt điều hòa hơi thở rồi mở mắt ra đúng lúc những hình ảnh trên cũng bắt đầu tan biến. Sư mỉm cười thanh thản, nghe hơi lạnh đang thấm dần vào thân, quay lưng Sư buớc theo lối cũ trở lại biệt phòng, ngang qua chánh điện, Sư đảnh lễ lần nữa tượng Di Đà rồi nhớ một đoạn kinh văn xưa, Sư đưa tay trỏ mặt trăng và tự hỏi “Ta đang nhìn trăng hay đang theo dõi ngón tay ta?”. Ngày mai, ngày mai Sư biết mình sẽ để trôi đêm trăng nguyên tiêu nầy theo vô thủy của thời gian…

— Huỳnh Ngọc Nga

(Torino – ITALIA, 11.05.2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8246)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7374)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8391)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4391)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14057)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4779)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3926)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 4997)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3606)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3778)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]