Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)

17/06/201403:44(Xem: 22083)
11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)

blank

Bảo vệ luận án Tiến sĩ, 22.02.2003 tại Đại Học Delhi

Là người Phật tử được giác ngộ từ lời dạy của Đức Đạo Sư, thì ai không từng mơ ước được một lần tìm về thăm chốn xưa, nơi đó đấng Cha lành đã xuất hiện trên cuộc đời đến nay đã trải qua hơn 2.600 năm, để được xem thấy những Thánh tích bây giờ vẫn còn đó. Hơn nữa Kinh Trường Bộ 1 (Đại Bát Niết Bàn) nói, “Những ai chiêm bái các Thánh tích Phật giáo đầy đủ Tứ Động Tâm: Nơi Đức Thế Tôn đản sanh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân và Nhập Niết Bàn với tâm thanh tịnh hoan hỷ khi xả báo thân nầy sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.

Trong vài thập kỷ gần đây, có nhiều Phật tử hay chưa là Phật tử từ Âu, Á khắp thế giới đều tổ chức đến Ấn Độ vào thời điểm nhiệt độ nóng bức khắc nghiệt đã giảm xuống dễ chịu. Đó là vào khoảng cuối thu cho đến đầu mùa hạ thì những nơi Phật tích nầy người ta đông như trẩy hội. Họ đến chiêm bái những nơi đấng Đạo Sư đã xuất hiện một thời như ánh sáng chói chan, và cũng từng làm đảo lộn đất nước nhiều “giai cấp” do những con người quyền thế đặt ra để cho những người nhỏ bé, yếu đuối, nghèo khó chịu nhiều khổ lụy triền miên vì những giai cấp nầy. Bậc Đạo Sư đã dựng lại những gì đã ngã xuống đầy bất công của xã hội đương thời, “không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn và cũng không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ”, qua câu chuyện của Ngài Anan (đệ tử của Phật) xin nước uống của người con gái nghèo đi gánh nước. Hay câu chuyện Đức Đạo Sư đã hóa độ cho người hốt phân, người thợ cạo… là những người thuộc giai cấp tệ nhất trong xã hội, bị miệt khinh lại được xuất gia dự vào Tăng đoàn cao quý của Phật. Họ dụng công tu tập tinh chuyên nên không bao lâu chứng quả A La Hán, các vị đó đều là những đệ tử ưu tú nhất của Phật trong thời tại thế.

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nơi đây bậc Đạo Sư đã ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm, vào một buổi sáng sao mai vừa mọc Ngài chứng thành đạo quả. “… Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa, chứng thành đạo quả, hàng phục ma binh, ba cõi đều dậy tiếng hoan nghinh, muôn vật thảy nhờ ơn tế độ”. Ánh đạo vàng đã bừng lên từ đêm dài của vô minh tăm tối từ đây và lan xa mãi mãi…

Thời gian gần đây Ngài Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, cũng thường về nơi nầy tổ chức giảng dạy Phật pháp và làm lễ quán đảnh cho Phật tử theo nghi thức Kim Cang Thừa rất nổi tiếng của truyền thống Tây Tạng được nhiều người trên thế giới biết đến. Mỗi lần Ngài về đây giảng dạy như thế thì có cả hàng chục ngàn người tham dự. Mặc dầu đã trải qua hơn hai ngàn năm rồi mà sự thiêng liêng mầu nhiệm nơi nầy vẫn tồn tại và ảnh hưởng tâm linh khi người đến chiêm bái, đảnh lễ…

Kẻ lữ hành luôn đi tìm kiếm: “Pháp được Đức Thế Tôn khéo giảng, có thể nghiệm thấy ngay, không chờ đợi thời gian, đến để mà thấy, hướng đến phía trước, được người trí chứng biết” (Tạp A Hàm kinh). Vì vậy tôi mơ ước muốn đến đất nước “Ấn Độ huyền bí” để tìm kiếm theo tiếng gọi từ nội tâm sâu thẳm ấy. Thế rồi mộng đã thành sự thật. Vào khoảng tháng 10 năm 1994 tôi hội đủ nhân duyên đến học Phật pháp tại Delhi University. Chính nơi đây có lẽ nhiều Tăng Ni, Phật tử cũng mang chung lý tưởng, cùng hoài bão như tôi nên tìm về quê Cha đất Tổ để học Phật và tu tập rất đông. Họ đến từ các nước Phật giáo như: Tây Tạng, Đài Loan, Nhựt Bổn, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka, Miến Điện. Vạn sự khởi đầu nan. Thời gian đầu khó khăn về mọi mặt, phần thời tiết khắc nghiệt chưa quen, trời nắng thì nóng rát mặt, lạnh thì lạnh buốt da. Nhất là vào mùa thu trời Delhi đượm vẻ u buồn tĩnh lặng, khi bóng ngã về chiều thì không còn ánh nắng. Bên ngoài cả không gian đường phố bao trùm một màu như sương khói mờ đục, vắng vẻ… Hình ảnh những con bò đi lang thang trên hè phố tìm thức ăn, xa xa một vài đứa bé chạy nhảy rượt đuổi bắt nhau trên đường phố vắng; lại nghe văng vẳng tiếng máy phát ra từ phòng bên cạnh của ai đó “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con đò réo gọi khách sang sông… em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến bắc Cần Thơ… Ôi quê hương mình ơi! Tìm Đạo lý huyền diệu gì xa xôi làm chi! Chỉ muốn về xứ mình mà thôi!!”.

Tám tháng sau tôi vào ở tập thể trong ký túc xá rất đông sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi con người là mỗi sắc tộc và tinh thần tôn giáo cũng khác. Mỗi người mỗi niềm tin với đạo truyền thống của mình như Ấn giáo, Hồi giáo, Kỳ Na giáo, Ky Tô giáo và Đạo Sikh... Tuy đất nước Ấn Độ là quê hương của Đức Phật Thích Ca và là nơi ánh đạo vàng của Ngài đã từng làm chấn động một thời còn ảnh hưởng lan rộng khắp thế gian, nhưng thực tế khi đến đây rồi mới thấy không như mình tưởng là xứ sở của Phật thì dân chúng nước nầy phải là “con ruột” bởi Phật giáo. Tiếc thay, ngày nay người bản xứ chỉ còn 0,8% theo đạo Phật thôi! (tài liệu “Xứ Phật Tình quê”, tập 1 của Vô Thức) có nhiều bạn sinh viên nữ còn không biết tôi là Sư nữ Phật giáo, họ tưởng cạo đầu là một stylish của người Việt Nam nữa chứ. Đúng lời Phật nói tất cả đều vô thường.

Ở đây tôi phải tập làm quen với mọi thứ mới mẻ, nào là những thức ăn cay nồng và nặng mùi cà ri, món nào cũng màu vàng khè rất là ngán. Có một Thầy Việt Nam mới sang học vì ở bên ngoài mướn phòng trọ đắt tiền nên cũng muốn xin vào ở Ký Túc Xá để sinh hoạt ăn, ở cho tiện. Một ngày đẹp trời, Thầy đó đến thăm người bạn ở Ký Túc Xá và tham quan thử xem sao. Tới bữa người bạn mời vị Thầy ấy xuống phòng ăn tập thể, khi nhìn thấy mấy chàng nam sinh Ấn Độ dùng cả bàn tay vắt thức ăn vào miệng và lùa món Dal dính đầy tới cổ tay trông ớn quá! (Dal là món ăn như súp đặc nấu bằng loại đậu màu vàng nghệ sền sệt, là món ăn ưa thích của người Ấn). Vị Thầy đó thấy khiếp quá không ăn nổi, chạy luôn một nước ra mướn phòng ngoài không dám nghĩ tới việc ở Ký Túc Xá nữa… Nhưng nếu ai cũng “oải” như Thầy ấy thì làm sao mà hòa nhập với mùi cà ri cho được! Khi nghĩ đến sự khó khăn với muôn ngàn vất vả của các bậc tiền bối thời trước đã vượt núi băng đèo, đói khát cơ cực biết bao. Trải qua “81 nạn khổ” để học hỏi, để lượm lặt những giáo Pháp tinh túy quý báu nhất, ngõ hầu mang về truyền đạt hạt giống Phật cho quê hương mình, cho Phật pháp cửu trụ khắp nhân gian. Làm sao ta quên được tấm gương sáng của Ngài Huyền Trang. Ngài làm rạng danh cho trang sử Phật giáo sau nầy… Cố Hòa Thượng Minh Châu kể rằng khi Ngài học ở Trường Nalanda, có ngày chỉ ăn vài củ khoai lang nướng trên đống than phân bò (người Ấn Độ lấy phân bò đốt làm than). Còn nói gì hơn cái khổ nhọc vô cùng cực của “Sáu năm tầm đạo chốn rừng già, khổ hạnh ai bằng Đức Thích Ca, Chim hót trên vai, sương phủ áo, Hươu kề dưới gối, tuyết đơm hoa, Thử hỏi ai tìm chân lý ấy, Bên bờ sông giác Đức Thích Ca”! Nhớ đến bao nỗi hy sinh của Đức Đạo Sư và các bậc tiền bối xưa mà tự hổ thẹn cho mình thì làm sao mà ngán xứ cà ri? Vì vậy cho dù bất cứ nghịch cảnh khó khăn nào đối với chúng ta bây giờ cũng chẳng thắm thía vào đâu cả. Hãy vì lý tưởng cao quý trên mà vượt qua tất cả để đi lên, “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Một nhân duyên hạnh ngộ tôi không bao giờ quên. Do vì thủ tục bị chậm trễ nên tôi đến nhập học sau hơn những vị khác tới mấy tháng, và khi đến Delhi thường nghe quý Thầy Cô nhắc tên thầy Hạnh Tấn rất nhiều lần mà tôi chưa được biết Thầy. Tôi nghĩ có lẽ Thầy nầy có gì hay lắm nên ai cũng nhắc hoài. Thầy học trên tôi một lớp, rồi tôi cũng gặp thầy. Dạo đó Thầy Hạnh Tấn đắp y màu đỏ rượu chát (Bordaux) theo truyền thống Tây Tạng và đi đâu cũng dắt theo chú chó con nhũng nhẵng rất dễ thương. Thầy trẻ trung thông minh và cũng rất vui tánh nên dễ thân thiện với mọi người. Những buổi chiều Thầy hay đến nhà trọ của chúng tôi để được cùng nói tiếng Việt thân thương, Thầy kể chuyện trên trời dưới biển xa xôi mà chúng tôi chưa được biết và cũng nhắc về những câu chuyện xa xưa nơi quê nhà cho đỡ buồn. Thầy Hạnh Tấn đến từ phương trời Âu, việc học đối với Thầy trông nhẹ nhàng, tự tại chẳng phải lo lắng nhiều, so với tôi là học sinh mới từ Việt Nam đến, bài vở mênh mông học không kịp, lúc nào cũng nặng lo và đầy những áp lực vì nếu lỡ thi rớt thì làm sao học tiếp tục và tiền đâu có đủ để trang trải cho việc ăn, ở và học… vì đã rất lâu mà chưa biết nơi đâu trên đất nước nầy cả.

Nhớ năm đầu tiên ấy, lúc thời tiết đã bắt đầu lạnh nhiều thì nghe nói đoàn hành hương của Thượng Tọa Như Điển (lúc đó Thầy còn là Thượng Tọa) Sư phụ của Thầy Hạnh Tấn, Hạnh Nguyện sắp ghé thăm Tăng Ni Việt Nam đang theo học tại Delhi. Hôm đó, Thượng Tọa trưởng đoàn có nhã ý mời tất cả Tăng Ni đến cho Thượng Tọa và Phật tử thăm hỏi và dùng bữa cơm thân mật với phái đoàn… Thượng Tọa mời Tăng Ni cùng đến Hotel rất sang trọng tại Connaught Place, nơi trung tâm của New Delhi danh tiếng. Từ lâu tôi đã “Văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình” nay mới được hạnh ngộ Thượng Tọa, thật như tiếng lành đồn xa. Thoáng nhìn đã thấy toát lên vẻ nổi trội của con người thông minh, uy nghi và đức độ thật khả kính. Lời nói như âm vang nhẹ nhàng dễ thuyết phục, khiến người nghe rất ngưỡng mộ. Năm đầu tiên ấy Thầy đã cấp học bổng cho Thầy Hạnh Chánh, Thầy Đồng Văn, Sư Cô Tịnh Vân và Sư Cô Đồng Anh… Là người rất tâm lý và cũng rất từ bi, Thầy cũng từng là Tăng sinh đi du học xứ sở hoa Anh Đào nên dễ đồng cảm với sinh viên Tăng Ni sinh đang ở xứ cà ri, Thầy đến thăm bằng cả tấm lòng chân tình đạo vị để khuyến khích, an ủi các sinh viên xa xứ. Thầy chuẩn bị chu đáo đầy đủ mọi thứ mang đến làm quà tặng, cúng dường. Từ những chai xì dầu hiệu “Maggi” nổi tiếng, hương vị thơm ngon tuyệt hảo nhưng mang rất nặng, những thỏi kẹo Chocolates đầy quyến rủ, lại còn có những hộp kem chống khô, nứt da cho mùa lạnh để tặng cho quý Thầy Cô, vì ở Việt Nam mới sang nên không biết thời tiết quá lạnh phải dùng kem chống lạnh, mùa nóng phải dùng phấn chống rôm sảy… Món nào cũng chứa chan đong đầy tình cảm đạo vị, nhưng có một món quà còn được ưa thích hơn hết là “hồng bao” nặng ký bởi vài trăm Đức Mã trong đó mới đáng ghi điểm nhất!

Đặc biệt Thầy trao quà tận tay cho từng người và mỗi vị đều nói sơ tiểu sử cá nhân của mình, ai cũng rạng rỡ niềm vui và trong lòng thầm kính niềm tri ân sâu xa đến Thượng Tọa và phái đoàn! Rồi như thông lệ mỗi năm Thầy cũng đi hành hương Phật tích cùng phái đoàn và đều dừng lại Delhi, rồi cũng mang những vali nặng trĩu với món quà yêu thương được nhiều ưa thích, rồi tiếp tục cấp học bổng cho những Tăng Ni sinh hoàn cảnh khó khăn, không người bảo trợ, như thế con số ban đầu từ 10 lên 20 và càng về sau con số tăng nhanh chóng đến hơn cả trăm vị nhận học bổng từ nguồn tài trợ của Thầy và của quý Phật tử khắp nơi đóng góp. Chính tôi cũng được diễm phúc và nhận nguồn tài trợ đủ 5 năm. Vì luật lệ của Thượng Tọa, Thầy Cô nào nộp bài vở xong là hết nhận bọc bổng, phải dành cho những người khác… Vài ba năm đầu số lượng người chưa quá đông nên mỗi tháng chúng tôi nhận được 100 Mỹ Kim, nếu tiết kiệm đừng mua nhiều sách thì cũng đủ chi dùng, nhưng càng về sau Tăng Ni Việt Nam qua đông hơn nên những vị đến sau chỉ nhận được 50 Mỹ Kim mỗi tháng. Như vậy Thầy đã cấp học bổng tại Ấn độ hơn mười mấy năm qua như thế. Với việc làm đầy ý nghĩa của Thầy cũng rất đặc biệt, vì sao gọi là đặc biệt? Tôi đã học tại Delhi tất cả 9 năm dài, cũng có nhiều phái đoàn hành hương ghé lại Delhi và cũng thăm Tăng Ni học ở đây, nhưng đoàn chỉ gặp, thăm và cúng dường cho những người quen hoặc người đồng hương của mình, còn với Thượng Tọa Như Điển thì khác, và từ điểm khác đó mới thật đáng cho Tăng Ni chúng tôi kính ngưỡng nhiều hơn. Thầy cấp học bổng không phân biệt Tăng Ni đó quen thân hay không hoặc theo hệ phái nào, Nam Tông, Bắc Tông hay Khất Sĩ thậm chí đến cư sĩ nữa! Nếu vị nào có hoàn cảnh khó khăn và mở lời thì đều nhận được học bổng từ Thầy. Suốt 20 năm ấy Thầy cấp học bổng gần 1.000.000 Mỹ Kim chỉ riêng của Chùa Viên Giác. Tất cả số tịnh tài nầy là từ sự vất vả của quý Sư Cô và Phật tử của Chùa Viên Giác gói từng chiếc bánh, từng bình hoa để bán trong những dịp lễ, Tết… cho nên Thầy cũng thường nói đùa rằng, chúng tôi là những “Tiến Sĩ bánh”, vì từ những chiếc bánh đầy công lao vất vả của những Sư chị, Sư em, từ những người Phật tử thương mến đạo, kính trọng Tăng Ni sinh mà làm nhiều cách để có được những đồng “đô” to lớn góp lại cho chúng tôi ăn học được thành tựu viên mãn. Sự thương mến của Thầy và sự tín tâm của người Phật tử đối với chư Tăng Ni là như vậy,


Kính lạy Tăng vị thầy cao cả,

Thay Phật Đà giáo hóa quần sanh,

Dạy con biết lối tu hành,

Treo đèn chánh pháp phước lành thế gian.

Những Tăng Ni học xong đã không phụ lòng mong mỏi của Thầy, hiện nay đã ra ngoại quốc và đang làm Phật sự rải rác khắp nơi trên thế giới, cũng có một số trở lại phụng sự Đạo pháp nơi quê nhà rất tốt.

Riêng cá nhân tôi khi học xong ở Ấn Độ có thể nói là sớm, lúc đó rất ít Thầy Cô đã học xong, sau đó được nhân duyên tới Mỹ phụ giúp Phật sự theo diện Chùa Hội thỉnh mời qua sự giới thiệu của Thầy Phương Trượng Chùa Viên Giác (bây giờ là Sư Phụ). Và mỗi năm được Thầy cho tháp tùng với đoàn hoằng pháp để học hỏi thêm việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Đoàn hoằng pháp do Thầy tổ chức đã đi qua nhiều tiểu bang trên nước Mỹ và Âu Châu, mang giáo pháp Phật Đà làm lợi ích cho rất nhiều người nếu người có đủ nhân duyên.

Tóm lại, tất cả mọi người gặp nhau trên cõi đời nầy bằng tình nghĩa Thầy trò, huynh đệ, cha mẹ, chị em hay bằng hữu… bằng nhân duyên nầy hay nhân duyên khác được hạnh ngộ với nhau trong hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp thì điều đó thật là ý nghĩa và rất đáng trân trọng nhất. Lời nói mà Thầy thường chia sẻ với Tăng Ni mỗi khi hợp mặt: “Thầy đến với Tăng Ni là từ sự thông cảm chia sẻ của người đi trước, nên Thầy muốn làm việc gì có thể giúp cho quý Thầy Cô, để hỗ trợ thêm nghị lực cho quý Thầy Cô nơi xa xứ đi trọn con đường cũng như sự nghiệp của người tu sĩ Phật giáo, ngõ hầu sau nầy các vị trưởng thành rồi đem sở học của mình làm lợi đạo, giúp ích cho đời, để báo Phật ân là Thầy mãn nguyện lắm rồi, chứ Thầy không nghĩ rằng các Thầy Cô phải làm gì cho riêng Thầy”! Tấm lòng đầy bao dung độ lượng của Thầy như vậy đó nên các vị khác hay nói Thầy là người “Giàu có”. Quả thật đúng lắm, vì Thầy giàu có tất cả chứ không riêng gì tiền bạc. Tấm lòng rộng mở của Thầy nhìn “Mỗi người mỗi nước mỗi non, đã vào cửa Phật như con một nhà” . Vì là con một nhà nên ai cũng như nhau, không kể là môn phái hay họ hàng, không kể thân hay không, đối đãi bằng sự yêu thương chan hòa, kính trọng giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng Tăng lữ mới đúng với ý nghĩa “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời với tổ tông”.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thích Nữ Minh Huệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2018(Xem: 12338)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
28/02/2018(Xem: 8558)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7514)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8549)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4444)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14251)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4826)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3984)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5071)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3663)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]