Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khỉ Vớt Trăng

14/06/201407:27(Xem: 13688)
Khỉ Vớt Trăng

blank





blank

Xin vơi bớt si mê.


Chiều nay ngang qua dòng sông Ni Liên chợt thấy hai con lạc đà đang nhơi lại thức ăn
và chờ chủ đến dắt về, hình ảnh con lạc đà gợi cho tôi thầm nhớ lại lời Đức Phật dạy rằng:
“Cái khổ của con lừa, con lạc đà chở nặng, cái khổ của những kẻ trôi lăn trong sinh tử luân hồi chưa gọi là khổ.
Ngu si không nhận chân được thực tướng, không biết được hướng đi ấy mới gọi là khổ”.
(Trong cuốn Sa Di Luật Giải)

Tại sao Đức Phật nói sự chở nặng của con lừa, con lạc đà và những kẻ trôi lăn trong sinh tử chưa gọi là khổ?
Là bởi vì con lừa, con lạc đà và những kẻ trôi lăn trong sinh tử chỉ khổ một đời thôi, còn đối với những
tâm hồn ngu si không nhận chân được thực tướng, không biết được hướng đi thì họ sẽ bị trôi lăn mãi mãi
trong vòng sinh tử luân hồi mà không khi nào ra khỏi. Nói như nhà thơ Vũ Hoàng Chương :

'' Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về ''.


Xin nguyện cầu cho tôi, cho cuộc đời từng ngày, từng ngày vơi nhẹ bớt si mê..
trở về cùng nguồn Tâm trong sáng.

Bodhgaya monk

blank
KHỈ VỚT TRĂNG

Xưa có bầy khỉ nọ
Lội xuống hồ vớt trăng
Vớt mãi hoài không được
Nên mặt mày.. nhăn nhăn.

Lắm khi mình giống khỉ
Tìm hạnh phúc trần gian,
Đôi tay vừa chạm tới
Ơ.. mộng vàng vỡ tan!.

Trăng nghìn thu vẫn đẹp
Vì không thuộc về ai,
Hồn khát khao chiếm hữu
Trăm năm nỗi đau dài.

Ta một đời ngây dại
Chạy đua với mặt trời.
Vừa thấy bờ hạnh phúc
Hoàng hôn phủ xuống đời.

Danh, lợi, tình mộng mị
Tợ đáy nước trăng ngà
Lặn chìm trong mê hoặc
Nên ngàn đời xót xa.

U mê.. thành kiếp khỉ
Chúi xuống dòng đảo điên.
Ai giật mình, ngước mặt
'' Vầng trăng xưa '' hiện tiền.


Thích Tánh Tuệ
blank

TỰ SOI GƯƠNG

Lúc gặp nhau, chị bạn tâm sự: "Trong thời gian chị ở nhà nuôi anh bệnh,
người bệnh vì đau nhức nên lắm lúc gay gắt quạu quọ này kia, chị tức mình hay
gây lại, vì cực khổ mà ảnh không thông cảm. Sau này chị tự tìm ra cho mình một
cách rất hay là, mỗi lần sắp "sân" lên liền chạy vào phòng mình đóng cửa lại,
nhìn mình trong gương tự hỏi " Mình đấy sao?''
Khi sân hận, mặt mày mình nhăn nhó trông rất dữ tợn... Chính hình ảnh mình
trong gương giúp mình bình tĩnh lại. Rồi sau đó mình dịu hẳn xuống, mới mở cửa
ra và săn sóc anh lại như cũ như không có gì xảy ra".

Mỗi khi ta nổi cơn Sân
Là ngay lúc đó phải cần '' soi gương ''.. nha bà con *:) happy!



blank



x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8710)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 13853)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 17318)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 5485)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
08/01/2012(Xem: 7700)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
07/01/2012(Xem: 4756)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 4817)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2967)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 18271)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
04/10/2011(Xem: 3710)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]