Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tĩnh lặng

29/05/201407:49(Xem: 4439)
Tĩnh lặng
lake 5
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao. Trời oi bức. Lá cây co quắp vì háp nắng. Cỏ hoa khô héo như vừa trải qua một trận lửa dữ. Gió qua rồi, mặt hồ tĩnh lặng phản chiếu một bầu trời không mây, xanh ngát. Không phải ai cũng vui thích sự hiếu động, hoạt náo. Ngay cả những người lăng xăng rộn ràng nhất cũng có những lúc muốn tìm sự yên tĩnh. Bởi vì bản chất của tâm vốn tịch tịnh, vắng lặng.

Sự ồn ào, sôi nổi, chẳng qua là do tác động của bản ngã, của khuynh hướng muốn biểu hiện sự tồn hữu của mình trước những cá ngã dị biệt, cũng như trước sự nhiêu khê phức tạp của xã hội, của cuộc đời. Bản ngã, như con bạch tuộc, dễ trồi lên mặt nước khi có gió thổi qua. Một khi trồi lên, nó vươn dài những cánh tay trơn láng, mềm mại nhưng rất mạnh mẽ, để tóm thâu, nắm bắt bất cứ thứ gì trong tầm hoạt động của nó; thậm chí còn cố gắng vươn xa hơn, đến những thứ, những nơi ngoài khả năng của nó. Nhà Phật đặt tên cho những ngọn gió thường lùa qua mặt nước là “bát phong” (2); đặt tên cho những cánh tay vươn dài của bản ngã là Tham, Sân, Si, và những tên gọi phụ thuộc khác (Mạn, Nghi, Ác kiến…). (3)

Thực hành Phật Pháp là học cách kiểm soát sự vươn dậy của bản ngã, của Tham, Sân, Si; nói cách khác là, làm thế nào để giữ cho biển tâm luôn vắng lặng, yên bình, không bị khuấy động bởi các phiền não. Nhưng để thành tựu điều này một cách rốt ráo—nghĩa là thành Phật, kinh nói phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp (vô số kiếp). Dù Thiền sư Bodhidharma giải thích chỉ cần vượt qua Tham, Sân, Si là thành tựu đạo quả bồ-đề, người học Phật cũng nên hiểu rằng sự vượt qua này khó và lâu dài như thể phải thực hành trong 3 a-tăng-kỳ kiếp.

Giữ được tâm bất động như nhiên, không phải việc đơn giản. Gió qua, mặt nước không thể không gợn sóng. Nhưng mặt nước có thể gợn sóng hoặc dao động mạnh mà không nhất thiết phải trồi lên một con bạch tuộc với những cánh tay vươn dài. Bởi vì,

“Tri nhơn pháp vô ngã
Phiền não cập nhĩ diệm
Thường thanh tịnh vô tướng
Nhi hưng đại bi tâm.” (4)

Giác ngộ rằng bản ngã là không thực, phiền não và các sở tri chướng (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…) cũng không thực; thực tướng của tất cả các pháp vốn thanh tịnh, thường hằng. Từ suy nghiệm và nhận thức sâu xa như thế mà phát khởi lòng Đại Bi.
Khi tám gió thổi qua, thay vì để cho phiền não Tham, Sân, Si vươn dậy, hãy phát khởi lòng Đại Bi. Tu hành không phải là cắt đứt, tuyệt diệt Tham, Sân, Si (vì không thể dứt bỏ những cái gì không thực có), mà chính là chuyển hóa tất cả phiền não thành lòng Đại Bi.

Người con Phật đi vào cuộc đời, tâm không thể không động, nước không thể không gợn sóng. Nhưng tất cả ý nghĩ, lời nói, và hành động của mình phải được phát khởi từ nơi lòng Đại Bi, không phải vì bản ngã, không phải vì Tham, Sân, Si. Trong tương quan với xã hội, người con Phật không thể từ chối những trách nhiệm liên đới. Có khi phải đánh đổi cả chiếc áo để bảo vệ non sông; có khi phải tự đốt mình để thức tỉnh những kẻ say ngủ trong giấc mơ quyền lực hão huyền; có khi phải chấp nhận ngục tù và cái chết để mưu cầu phúc lạc cho muôn dân. Tất cả sự đánh đổi, hy sinh này, đều bắt nguồn từ lòng Đại Bi. Không như vậy thì đều là những hoang tưởng, manh động của bản ngã.

Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh. Gió vi vu thổi qua những hàng thông cao vút dọc bên đường. Càng về chiều, ghe thuyền càng thưa thớt qua lại. Trời phương tây bảng lảng ráng hồng, rơi xuống êm đềm trên mặt hồ yên tĩnh.

________________

(1) Santa Ana winds (gió Santa Ana) còn được mệnh danh là “devil winds.”

(2) Tám ngọn gió: Lợi, Suy, Vui, Khổ, Vinh, Nhục, Khen, Chê.

(3) Ác kiến gồm Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến.

(4) Kinh Lăng Già.

Chanh_Phap_so_31


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 20259)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 3475)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 12366)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3369)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 6012)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4902)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 3030)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3994)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5808)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15525)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]