Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Thấm đậm trong lòng dân gian

31/01/201206:22(Xem: 14189)
30. Thấm đậm trong lòng dân gian

Thấm đậm trong lòng dân gian

LÊ QUANG THÁI 

Huế là bài thơ đô thị, đất thơ mộng mơ Thiên Thai, và nhất là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ nổi tiếng từ cung đình khoa mục, đại thần, danh tướng cho đến dân gian, với thể loại thơ bình dân hội nhập với thơ thiền, thơ của giới trí tuệ thượng thừa và thiện tri thức.

Do nhiều ngọn gió đưa duyên, thơ Mặc giang đã bay đến xứ bài thơ, đậu lại và lan tỏa thấm nhập vào lòng người đến nỗi người Huế cảm nhận Mặc Giang là người sông Hương phát huy và tải chiết hồn Tràng An của đất Hoa Lư trên một ngàn năm:

Thơm tho là thể hoa nhài

Cốt cách lịch sự là người Tràng An 

Lịch sự ở đây đồng tình, đồng điệu với tinh tế nhân nghĩa, thông tuệ và đức hạnh, sống chết vì người, ‘mòn gót lỏng trán, lợi thiên hạ thì làm’. Ðó là đạo lý sống mà Mặc Tử thường cổ vũ, xem như là kinh Nhật tụng. Nay không rõ Mặc Giang kế thế tinh chất tinh hoa ấy từ truyền kiếp nào, mà khiến hồn thơ của mình tìm ra chỗ đậu và thấm sâu vào lòng dân gian miền núi Ngự sông Hương như nhà thơ Tô Ðông Pha đã tự tình: “hải sơn vô sự tái cầm công” mà người áo trăng đã chuyển lời “cung đàn tĩnh lặng núi cùng sông”. Hai thế hệ nhà thơ cách nhau trên 1000 năm, mà lại có sự đồng cảm và tương phùng:

Thơ tôi đem gởi ở trên non

Non bảo rằng non hết chỗ còn

Cách mấy ngọn đồi bên núi cả

Rừng già núp bóng cội cây non

(Mặc Giang, thơ tôi)

Huế là đất kén thơ, cả thơ đạo lẫn thơ đời chỉ vì Cố Ðô là đất truyền thống của thơ, nhưng với hồn thơ “nguồn sống muôn đời luôn tỏa sang, tâm như muôn thuở rạng sắt son” của Mặc Giang, thì Huế đón nhận hồn thơ ấy như món quà tinh thần. 

Ngày nay nông thôn đã khởi sắc, chùa làng đang dần hồi được tôn tạo, vì đình chùa miếu vũ là linh hồn của làng quê. Mặc Giang đã nói thay cho người làng nặng tình lưu luyến, kể cả người ở lại và kẻ ra đi. Có nhiều duyên lành, tôi được các bằng hữu tạo điều kiện và phương tiện đi đến vùng sâu vùng xa dự hội chùa, lúc ấy tôi chợt nhớ lại hai câu thơ thấm đậm hồn quê của thi sĩ Mặc Giang:

Tôi về thăm lại chùa quê

Thăm trăng, thăm gió, thăm quê, thăm làng 

Lời thơ kết hợp giữa ca dao với tứ thơ của Nguyễn Bính ấy đã được các giảng sư trẻ gợi lại trong lần đi tham dự lễ khánh thành các nhà thờ họ ở làng Dừa bên phá Tam Giang, trong đó có nhà thờ họ Phan của Ðại đức Thích Pháp Trí. 

Trong nhiều lần thuyết giảng trước cử tọa là các vị đạo hữu đủ mọi lứa tuổi, mà đông nhất là tuổi trẻ, đại đức Pháp Trí đã khéo chọn những câu thơ bình dị thanh thoát ấy trong lúc giảng pháp, khiến buổi nối chuyện trở nên truyền cảm hơn. Cái gì trung thực là dễ thấm sâu vào lòng người.

Chùa tôi ngõ trước ngõ sau

Mỗi lần hội lớn kéo nhau ra vào

Lời kinh tiếng mõ thanh tao

Tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê

…Chùa tôi có kiểng có bông

Có hòn non bộ nằm trong sân chùa

Ðể cho ai đó nếu có xa chùa xa quê thì luôn luôn hoài cảm: 

Chùa tôi tôi nhớ tôi thương

Quê tôi tôi nhớ vấn vương đêm dài

Thật ý vị vừa là ý nhị, đó là tình quê, tình gia tộc, tình đạo đầy vơi mà sâu lắng soi tận đến đáy biển của vùng phá Tam Giang. Bà con xa quê về dự hội làng hết lòng tán thán và phần đông thuộc lòng mấy câu thơ chất phác hiền dịu mà thấm sâu trên của nhà thơ Mặc Giang. 

Lý thú hơn là vào dịp khánh thành ấy, có sự tham dự của đại diện họ Phan Việt Nam từ Nghệ An vào dự lễ hội ở xứ quê có nhiều ngôi chùa thân thiện hòa vang “Lời kinh tiếng mõ thanh tao, tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê”. 

Không biết sưu tập từ bao giờ, mà nhà thơ Võ Công Danh ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Huế, hội viên Chữ Thập Đỏ tỉnh thừa Thiên Huế đã tính chọn một bài thơ của nhà thơ Mặc Giang gởi cho ban biên tập tuyển tập thơ nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Tôi nghe tiếng tìm thăm và may mắn được gặp và trò chuyện về ảnh hưởng của thơ Mặc Giang một cách ăn ý và tâm đắc. 

Còn anh Phan Dũng chuyên ngành kinh doanh băng đĩa nhạc thơ trong các lễ nghi truyền thống quan hôn lễ tế, ở gần chân cầu Ðông Ba, đã khéo lồng thơ của nhà thơ Mặc Giang trong số lễ khánh thành đình chùa miếu vũ và lễ tang của các tỉnh miền Trung. Anh Dũng được xem như một nghệ nhân tài hoa, giàu tính sáng tạo trong nghệ thuật quay phim và dựng hình minh họa. Anh từng được mời quay phim lễ hội trong các lần Cố Ðô Huế tổ chức lễ hội Festival tại các tỉnh thành miền Trung.

Từ hơn bốn năm nay, thành phố Huế đã hình thành như thông lệ, là năm lẻ tổ chức lễ hội các ngành nghề truyền thống như thêu may, khảm xà cừ, mộc mỹ nghệ. Nghệ nhân ngành thêu Lê Văn Kinh, 80 tuổi chủ hiệu thêu Ðức Thành, số 82 đường Phan Ðăng Lưu dự kiến chọn thêu một số thơ của Mặc Giang với chủ đề ca ngợi cảnh sắc các danh lam thắng tích Cố Ðô, như đã thêu thơ Vạn Hạnh thiền sư, Mãn Giác thiền sư. Công việc đang tiến hành chọn mẫu tranh và mẫu chữ… Bức dư đồ nước Việt được nhà thơ Mặc Giang diễn bằng thơ lục bát với nhiều địa danh nổi tiếng khắp ba miền, là một trong những dự kiến định hướng sẽ hình thành nay mai. Ông Huỳnh Vân sống xa quê, ở tại San Jose, Cali USA đã mạnh dạn gợi ý đề tài tranh thêu. Hai nghệ nhân không hẹn đã gặp nhau trong ý hướng. 

Nghĩ rằng, khi nhà thơ Mặc Giang sáng tác hương đạo pháp và hồn non nước, không ngờ thơ mình lại có sức tác dụng và phản hồi nhanh như vậy. Sự cống hiến này thật sư làm rung cảm sâu xa nhiều nhân sĩ trí thức và đọc giả yêu thơ, yêu những dòng thơ thấm đậm tình quê hương, tình người, chuyển tải hướng sống cao thượng của nhà thơ Mặc Giang.

Xin chọn lựa một số tình tiết, nỗi niềm của đọc giả đọc thơ Mặc Giang ở xứ thơ mộng Thuận Hóa - Huế ngày ngay. Sự đón nhận chất thơ hồn thơ Mặc Giang của các đọc giả cũng chính là âm thầm dõi theo tinh thần mà Mặc Giang đã nói:

Hồn lịch sử, muôn đời ta chung sống

Hồn quê hương, muôn thuở ta đắp xây

Tình anh em, mãi mãi ta tiếp tay

Tình dân tộc, ngàn đời không lay chuyển.

(Ta bước đi trên quê hương ta) 

Huế ngày 28 tháng 5- 2009

cẩn chí

Lê Quang Thái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2014(Xem: 16991)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
21/01/2014(Xem: 22299)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
06/10/2013(Xem: 71519)
Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này
22/09/2013(Xem: 16607)
Bản Tin Khánh Anh
19/09/2013(Xem: 27291)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
11/09/2013(Xem: 6713)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 7715)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2565)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 3107)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2992)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]