Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Thấm đậm trong lòng dân gian

31/01/201206:22(Xem: 14205)
30. Thấm đậm trong lòng dân gian

Thấm đậm trong lòng dân gian

LÊ QUANG THÁI 

Huế là bài thơ đô thị, đất thơ mộng mơ Thiên Thai, và nhất là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ nổi tiếng từ cung đình khoa mục, đại thần, danh tướng cho đến dân gian, với thể loại thơ bình dân hội nhập với thơ thiền, thơ của giới trí tuệ thượng thừa và thiện tri thức.

Do nhiều ngọn gió đưa duyên, thơ Mặc giang đã bay đến xứ bài thơ, đậu lại và lan tỏa thấm nhập vào lòng người đến nỗi người Huế cảm nhận Mặc Giang là người sông Hương phát huy và tải chiết hồn Tràng An của đất Hoa Lư trên một ngàn năm:

Thơm tho là thể hoa nhài

Cốt cách lịch sự là người Tràng An 

Lịch sự ở đây đồng tình, đồng điệu với tinh tế nhân nghĩa, thông tuệ và đức hạnh, sống chết vì người, ‘mòn gót lỏng trán, lợi thiên hạ thì làm’. Ðó là đạo lý sống mà Mặc Tử thường cổ vũ, xem như là kinh Nhật tụng. Nay không rõ Mặc Giang kế thế tinh chất tinh hoa ấy từ truyền kiếp nào, mà khiến hồn thơ của mình tìm ra chỗ đậu và thấm sâu vào lòng dân gian miền núi Ngự sông Hương như nhà thơ Tô Ðông Pha đã tự tình: “hải sơn vô sự tái cầm công” mà người áo trăng đã chuyển lời “cung đàn tĩnh lặng núi cùng sông”. Hai thế hệ nhà thơ cách nhau trên 1000 năm, mà lại có sự đồng cảm và tương phùng:

Thơ tôi đem gởi ở trên non

Non bảo rằng non hết chỗ còn

Cách mấy ngọn đồi bên núi cả

Rừng già núp bóng cội cây non

(Mặc Giang, thơ tôi)

Huế là đất kén thơ, cả thơ đạo lẫn thơ đời chỉ vì Cố Ðô là đất truyền thống của thơ, nhưng với hồn thơ “nguồn sống muôn đời luôn tỏa sang, tâm như muôn thuở rạng sắt son” của Mặc Giang, thì Huế đón nhận hồn thơ ấy như món quà tinh thần. 

Ngày nay nông thôn đã khởi sắc, chùa làng đang dần hồi được tôn tạo, vì đình chùa miếu vũ là linh hồn của làng quê. Mặc Giang đã nói thay cho người làng nặng tình lưu luyến, kể cả người ở lại và kẻ ra đi. Có nhiều duyên lành, tôi được các bằng hữu tạo điều kiện và phương tiện đi đến vùng sâu vùng xa dự hội chùa, lúc ấy tôi chợt nhớ lại hai câu thơ thấm đậm hồn quê của thi sĩ Mặc Giang:

Tôi về thăm lại chùa quê

Thăm trăng, thăm gió, thăm quê, thăm làng 

Lời thơ kết hợp giữa ca dao với tứ thơ của Nguyễn Bính ấy đã được các giảng sư trẻ gợi lại trong lần đi tham dự lễ khánh thành các nhà thờ họ ở làng Dừa bên phá Tam Giang, trong đó có nhà thờ họ Phan của Ðại đức Thích Pháp Trí. 

Trong nhiều lần thuyết giảng trước cử tọa là các vị đạo hữu đủ mọi lứa tuổi, mà đông nhất là tuổi trẻ, đại đức Pháp Trí đã khéo chọn những câu thơ bình dị thanh thoát ấy trong lúc giảng pháp, khiến buổi nối chuyện trở nên truyền cảm hơn. Cái gì trung thực là dễ thấm sâu vào lòng người.

Chùa tôi ngõ trước ngõ sau

Mỗi lần hội lớn kéo nhau ra vào

Lời kinh tiếng mõ thanh tao

Tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê

…Chùa tôi có kiểng có bông

Có hòn non bộ nằm trong sân chùa

Ðể cho ai đó nếu có xa chùa xa quê thì luôn luôn hoài cảm: 

Chùa tôi tôi nhớ tôi thương

Quê tôi tôi nhớ vấn vương đêm dài

Thật ý vị vừa là ý nhị, đó là tình quê, tình gia tộc, tình đạo đầy vơi mà sâu lắng soi tận đến đáy biển của vùng phá Tam Giang. Bà con xa quê về dự hội làng hết lòng tán thán và phần đông thuộc lòng mấy câu thơ chất phác hiền dịu mà thấm sâu trên của nhà thơ Mặc Giang. 

Lý thú hơn là vào dịp khánh thành ấy, có sự tham dự của đại diện họ Phan Việt Nam từ Nghệ An vào dự lễ hội ở xứ quê có nhiều ngôi chùa thân thiện hòa vang “Lời kinh tiếng mõ thanh tao, tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê”. 

Không biết sưu tập từ bao giờ, mà nhà thơ Võ Công Danh ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Huế, hội viên Chữ Thập Đỏ tỉnh thừa Thiên Huế đã tính chọn một bài thơ của nhà thơ Mặc Giang gởi cho ban biên tập tuyển tập thơ nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Tôi nghe tiếng tìm thăm và may mắn được gặp và trò chuyện về ảnh hưởng của thơ Mặc Giang một cách ăn ý và tâm đắc. 

Còn anh Phan Dũng chuyên ngành kinh doanh băng đĩa nhạc thơ trong các lễ nghi truyền thống quan hôn lễ tế, ở gần chân cầu Ðông Ba, đã khéo lồng thơ của nhà thơ Mặc Giang trong số lễ khánh thành đình chùa miếu vũ và lễ tang của các tỉnh miền Trung. Anh Dũng được xem như một nghệ nhân tài hoa, giàu tính sáng tạo trong nghệ thuật quay phim và dựng hình minh họa. Anh từng được mời quay phim lễ hội trong các lần Cố Ðô Huế tổ chức lễ hội Festival tại các tỉnh thành miền Trung.

Từ hơn bốn năm nay, thành phố Huế đã hình thành như thông lệ, là năm lẻ tổ chức lễ hội các ngành nghề truyền thống như thêu may, khảm xà cừ, mộc mỹ nghệ. Nghệ nhân ngành thêu Lê Văn Kinh, 80 tuổi chủ hiệu thêu Ðức Thành, số 82 đường Phan Ðăng Lưu dự kiến chọn thêu một số thơ của Mặc Giang với chủ đề ca ngợi cảnh sắc các danh lam thắng tích Cố Ðô, như đã thêu thơ Vạn Hạnh thiền sư, Mãn Giác thiền sư. Công việc đang tiến hành chọn mẫu tranh và mẫu chữ… Bức dư đồ nước Việt được nhà thơ Mặc Giang diễn bằng thơ lục bát với nhiều địa danh nổi tiếng khắp ba miền, là một trong những dự kiến định hướng sẽ hình thành nay mai. Ông Huỳnh Vân sống xa quê, ở tại San Jose, Cali USA đã mạnh dạn gợi ý đề tài tranh thêu. Hai nghệ nhân không hẹn đã gặp nhau trong ý hướng. 

Nghĩ rằng, khi nhà thơ Mặc Giang sáng tác hương đạo pháp và hồn non nước, không ngờ thơ mình lại có sức tác dụng và phản hồi nhanh như vậy. Sự cống hiến này thật sư làm rung cảm sâu xa nhiều nhân sĩ trí thức và đọc giả yêu thơ, yêu những dòng thơ thấm đậm tình quê hương, tình người, chuyển tải hướng sống cao thượng của nhà thơ Mặc Giang.

Xin chọn lựa một số tình tiết, nỗi niềm của đọc giả đọc thơ Mặc Giang ở xứ thơ mộng Thuận Hóa - Huế ngày ngay. Sự đón nhận chất thơ hồn thơ Mặc Giang của các đọc giả cũng chính là âm thầm dõi theo tinh thần mà Mặc Giang đã nói:

Hồn lịch sử, muôn đời ta chung sống

Hồn quê hương, muôn thuở ta đắp xây

Tình anh em, mãi mãi ta tiếp tay

Tình dân tộc, ngàn đời không lay chuyển.

(Ta bước đi trên quê hương ta) 

Huế ngày 28 tháng 5- 2009

cẩn chí

Lê Quang Thái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 19213)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 3428)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 11954)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3318)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 5924)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4743)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 2957)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3945)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5710)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15119)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]