Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Duyên thơ kỳ ngộ

31/01/201206:22(Xem: 14024)
27. Duyên thơ kỳ ngộ

Duyên thơ kỳ ngộ

Đêm 14-11-2005

Phạm Quang Ngọc

Hồn thơ thường hay bay bổng như cánh tơ trời, phiêu hốt như ánh trăng suông. Ít khi dạt vào bến bờ văn học nào đó để hội tụ, đàn đúm những ngã rẽ mơ hồ. 

Ở thơ, không có tình tri kỷ tri bỉ như Bá Nha, Tử Kỳ trong âm nhạc. Rất hiếm thứ tình tâm đắc như Xuân Diệu, Huy Cận ở dòng thơ tiền chiến. Đi xa hơn nữa là Rimbaud và Verlaine của nền văn học Pháp thời cực thịnh của trường phái lãng mạn.

Thơ không cần giao tình kết bè, kết nhóm. Thứ thơ nằm ở các Thi - Văn - Đoàn chỉ nặng phần hình thức phô trương lẫn nhau.

Thơ đóng cửa để tự vái nhau. Từ đó đong đưa võng buồn. Tôi quan niệm thế đó, nên đành cam phận lẻ loi, cuộn mình như con sâu đo trên chiếu ngồi của những nhà thơ đương đại.

Tôi lạ ngay chính mình nên thường thảy tầm nhìn hữu hạn ở những dòng thơ quẩn quanh bên mình. Xa hơn, có khi lạc bước trên đường về.

Gần đây, chẳng hiểu vì lý do nào, nhà thơ Mặc Giang ở xứ Nữ Hoàng nắng ấm đã giao tình với tôi qua đường dây điện thoại viễn liên giữa QLD và NSW, không chỉ một lần mà đến năm sáu lần như vậy. Sydney đang độ giao mùa. Thấy vậy mà không phải vậy ! Tôi đâm bần thần, khó nghĩ. Mặc Giang là ai, tôi chưa hề giáp mặt? Nghe giọng nói, tôi đoán nhà thơ chưa già lắm, gốc gác ở Miền Trung khô cằn sỏi đá.

Tôi gọi Mặc Giang là một nhà thơ tự nhiên, thoải mái và không ngượng miệng. Cũng chỉ qua đường dây viễn liên, ông nói chuyện thơ văn với tôi một cách tự tin, thích thú và dí dỏm lạ thường.

Tôi nghĩ, ông tự đóng đô ở vòng đai thơ mình cũng đủ để ông cả cười nhìn thấu trời xanh, hoặc độc ẩm dưới ánh trăng mơ màng. Còn gì nữa? Chẳng hiểu vì thứ duyên thơ kỳ ngộ nào khiến ông lại cả tin tài năng vào người bạn thơ chưa một lần gặp mặt để nhờ viết Lời Bạt cho tập thơ đầu tay có tựa đề Quê Hương Còn Đó, ông dự trù ra mắt giới yêu thơ một ngày gần đây. 

Tôi nói, tôi không hội đủ khả năng viết Lời Bạt cho tập thơ nặng ký (100 bài) của ông đâu! Ông đặt lầm chỗ rồi. Ông nói, chẳng sao! Anh cứ viết thoải mái như lúc anh viết Tạp Ghi trên trang Văn Nghệ (Dân Việt) đó mà! Tôi nói, văn tạp ghi là thứ văn hổ lốn, nghĩ sao viết vậy. Viết cho vui đời mà. Viết cho lời Bạt thơ khó lắm ông ơi! Ông nói, tôi thích lối viết của anh, tinh nghịch và tếu lắm. Anh cứ viết đi, tôi chẳng ngại đâu!

Tôi rung chuông : ông là nhà thơ khác đời . . . Triết lý siêu nhiên tôi rỗng lắm. Viết giới thiệu ông, mối mọt đục rỗng thơ ông thì sao? Có tiếng cười vang trong điện thoại!

Nói qua, nói lại, cuối cùng tôi đã nhận cả năm trăm bài thơ ông gởi xuống cho tôi chong mắt mà đọc. Trong số này, Quê Hương Còn Đó sẽ có 70 bài sắp tới đây. Trước mặt tôi, thơ Mặc Giang cả một tập dày cộm, tràng giang, đại hải. Chẳng sao, mình là người yêu thơ. Đọc thơ để tự tình cùng thơ, còn gì thú bằng !

Trong bài “Tôi Còn Đứng Đó Với Tôi” (trang số 100), chỉ đọc thoáng qua những dòng đầu, tôi đã buột miệng: Ồ lạ nhỉ, nhà thơ này phiêu hốt dữ! Bạn muốn biết ư? Hãy thư thả đọc dùm tôi những câu thơ như “thoang thoảng hương hồn thi bá Vũ Hoàng Chương” ở một cõi âm nào đó đã hòa nhập vào tứ thơ Mặc Giang trên dương trần : 

“Tôi còn để lại gì không”

Tôi không thật có, có không còn gì

Bụi mờ cuốn hút đường đi

Gió lay nhè nhẹ có chi bóng hình

Lững lờ ánh ngọc lung linh

Đèn khuya chợt tắt, giật mình buồn trông

Tôi nghe tiếng gọi dòng sông

Nước trôi mặc nước, dòng sông mặc dòng

Tôi nghe biển gọi mênh mông

Sóng reo mặc sóng, triều dâng mặc triều

Tôi nghe tiếng gọi tịch liêu

Núi nghiêng mặc núi, rừng xiêu mặc rừng ...

Người làm thơ chỉ cần dăm ba bài tuyệt tác để đời đã là một phần thưởng vô giá trên chiếu ngồi văn học. Làm thơ nhiều chưa hẳn đã lên ngôi tiên chỉ, dưới mái đình làng của thơ. Đã nhiều ễnh ương thơ phú cùng mình, tung hứng bất cần thân thể. Điếu đóm bên nhau cũng thơ qua, thơ lại. Ngồi trước đèn, giật tóc sâu lia lịa để nặn ra thơ. Đi ngoài đường như người mất hồn, nhờ thơ dẫn lối. Thơ đó chẳng dám lạm bàn, chỉ đọc cho vui lúc khề khà bên ly rượu. Kể chi ba thứ lẻ tẻ đó . . .

Với Mặc Giang, ông sáng tác với lượng thơ đáng nể. Thơ ông đi theo dòng đời từ Đông sang Tây, xoay quanh tứ hướng. Bởi ông đang thấm nỗi đau của thời đại nhố nhăng đủ mùi vị hỉ, nộ, ái, nố,...

Tôi thầm nghĩ ông đang viết nhật ký thơ. Ông muốn tháp cánh cho thơ bay trên những sinh lộ rộn rã tiếng cười. Dồn khổ đau, bất hạnh xuống vực sâu tăm tối. Phải chăng đó là tâm hồn đôn hậu của một nhà thơ khoác áo . . . ?

Thời đại để hồn lênh đênh theo khói sóng của ả phù dung đã cáo chung. Những ông thi sĩ than mây, khóc gió, giả điên trong tâm thức lượn lờ cũng đã trở thành những đám mây phù phiếm trên vòm trời thi ca đương đại. 

Thi sĩ thời nay phải nhảy xổm với đời. Phải vồ khổ đau, hệ lụy vứt xuống hố thẳm. Phải lừng lững như thông đầu non. Viết như Phùng Quán, yêu nói yêu, ghét nói ghét. Nếu cần, huyệch toẹt cũng chẳng sao ! Ai cười ta, ta hiểu mình là đủ rồi !

Nhà thơ Mặc Giang ạ ! Tôi viết vậy và tôi làm vậy đó ! Như thơ tôi đã hơn một lần :

“Ai như lão trọc Tiêu Sơn ấy

Ôm mộ Quỳnh Như khóc một đời

Ta chẳng phí đâu dòng nước mắt

Chẳng tình chẳng nghĩa chẳng ly bôi

...

Ê, thằng gà chết, sao mầy khóc

Uổng phí hiên ngang cả một trời

Lính trận hề chi ba lẻ tẻ

Dẫu đời sương khói đã ra khơi”

Ông Mặc Giang ạ ! Cuộc đời nào có sá chi, chỉ đáng cho ta buông tiếng cười khì. Tôi thích thơ của Phạm Thiên Thư sáng chói với những dòng lục bát châu ngọc “đầy khoang đào hoa”, với Phạm Công Thiện trí tuệ thâm sâu còn hơn bát nhã. Bên Hoa Kỳ, thơ Huệ Thu - một nhà thơ khoác áo nâu sồng - thấm chất thiền mà cõi lòng u uẩn dưới bóng phương trượng. 

Còn nơi đây, với Mặc Giang, tôi gọi đích danh ông, một nhà thơ dưới bóng diễm huyền, nhưng tung hứng tất cả tấm áo trải dài để nhập vào cõi đời hệ lụy . . .

Như thế chẳng hay hơn sao ???

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2012(Xem: 3425)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
04/04/2012(Xem: 4009)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3362)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6309)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3182)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 13107)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17657)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10605)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13871)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 3047)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]