Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Hóa Thân

31/01/201206:22(Xem: 12182)
14. Hóa Thân

Hóa Thân

Huế 2008, Thích Nữ Từ Ân

Thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn khi cảm xúc đối với cuộc sống, làm thơ là để bày tỏ cảm xúc tình cảm của mình. Khi tâm hồn nhà thơ Mặc Giang rung cảm trước cảnh vật thì bất chợt những dòng thơ cũng sẽ tuôn trào như thác đổ. Với Mặc Giang thì: “sông dài trời rộng tâm ta rộng”. Người đã hóa thân vào mọi cảnh khổ bằng trái tim yêu thương tất cả muôn loại, thương xót bao mảnh đời cơ cực, khó khăn của cuộc sống, mà bao người đã phải chịu trong kiếp sống phù du này:

Tôi đã thấy những con người bần hàn cơ cực

Sống gian truân trong bóng tối cuộc đời

Sống khổ đau đầy dẫy khắp nơi nơi

Từ thành thị đến thôn quê đâu đâu cũng có

(Vơi hết khổ thì tình người mới đẹp) 

Lòng từ bao la, thơ ông tuôn chảy thành dòng cảm xúc vô tận. Làm sao đó để “vơi hết khổ thì tình người mới đẹp”, phải chăng cũng vì lẽ đó mà “dòng sông nhân ái” ra đời:

Kéo đại dương cho biển khơi nhỏ lại

Xếp trùng khơi, để thu hẹp hai bờ

Đưa bàn tay bắt một nhịp nên thơ

Cây cầu đã nối liền muôn giới tuyến. 

Con người Mặc Giang tuy nhỏ bé giữa đất trời bao la, nhưng tấm lòng rộng lớn cao cả đến nhường nào. Sự đối lập đó đã tạo nên một dòng cảm xúc, để rồi lại cứ “mở cửa nguồn tâm” mà nâng niu từng hạt cát. Vì vậy mà trái tim biết thở và hãy hát đi:

Hát nữa đi anh tiếng tự tình muôn thuở

Hát nữa đi em lời chan chứa yêu thương

Tiếng tình tự trao nhau như thế đó

Vẹn câu thề trang trải vạn tin yêu

(Trái tim biết thở) 

Thơ! mỗi người mỗi vẻ. Ðôi lúc thơ mang một nỗi buồn, thơ là lời tâm sự (Hàn Mặc Tử), hay là một sự ngợi ca quê hương và nỗi nhớ (Quang Dũng). Còn Mặc Giang, thơ là cả một tấm lòng. Biển thơ! Rừng thơ!... Ta uống trà làm thơ. Trà chưa ra, cà phê nhỏ chưa hết giọt mà thơ Mặc Giang tuôn trào như thác đổ, “đẩy tan những sắc màu buồn thảm” và “quét sạch đi những bóng dáng tối tăm”. Mở cửa tình thương để nghe sỏi đá gọi bên đường và để thấy “Xuân cười gió nắng”.

Đọc những dòng thơ Mặc Giang giữa mỗi độ đông về, ta cảm nhận điều gì đó kỳ lạ, đó là khiến tình người ấm áp hơn lên:

Ðông lạnh buốt mà sao lòng vẫn ấm

Lửa yêu thương đốt cháy những oán cừu

Thơ Mặc Giang là dòng cảm xúc chảy dài vô tận. Nó không dừng lại nơi đâu mà cứ đi, đi mãi khắp mọi miền của Tổ quốc. Người như đang hóa thân thành những mảnh đời cơ cực, muốn dang tay ôm tất cả vào trái tim mình và lòng lại cứ thương:

Tôi thương người dân quê trải cuộc đời mưa nắng

Tôi thương những người nghèo mua gánh bán bưng

Tôi thương người dân phu mỏi gối còng lưng

Tôi thương người di dân, khẩn hoang xây cuộc sống

(Tôi thương)

Tình thương hay là thơ? Thơ cũng chính là tình thương

Bởi tình thương vô bến nên biết nói sao cùng

Hỡi người nhân gian hòa tiếng gọi kêu chung

Hãy trang trải tình thương, cho ấm lòng nhân thế 

Ðó chính là mục đích cuộc sống và tấm lòng nhà thơ, nó có thể làm thay đổi tất cả như ánh nắng ban mai của một ngày mới hiện về… Nhật Tân.

Tác giả an nhiên từng buớc trên mọi nẻo đường quê hương, nhìn thẳng vào bản lai diện mục khổ đế của trần gian. Cái cảnh vợ bị lao tù, chồng thay vợ chăm sóc con, được thi nhân viết thành lời thơ chân tình mộc mạc:

Em ơi em! Thôi em đừng khóc

Anh thay em làm gà trống nuôi con.

Nếu tâm hồn khép lại không rộng mở cảm thông trìu mến thì không dễ gì thi nhân có được lời thơ dễ thương dễ cảm đó. Đây là những câu thơ neo lại vững chắc trong tâm trí người đọc, theo mãi thấm đậm giữa tháng năm. Người đọc lắm lúc rơi nước mắt khóc cùng tác giả, cũng có khi họ để cho trái đập rạo rực theo nhịp sống, bước đi và hơi thở của muôn loài để lắng lòng yêu thương chia sẻ, và thêm một lần “Mở cửa mà đi”.

Ði! Mặc Giang đi đến cuối chân trời góc biển, đến hang cùng ngõ hẽm của những xóm làng heo hút, cơ cực, để nhìn, để hóa thân và để thấy: 

Trăng mờ sao tỏ, núi gối đầu non

Thời gian không mòn niềm đau nhân thế!

Ông cứ đi và thả lại sau lưng một “núi thơ” chứa chan đạo tình và bao tiếng nói sâu thẳm của con tim để hy vọng những gì cho tương lai, trả tiêu điều xơ xác lại cho quá khứ và chỉ mong một ngày kia “Xuân cười gió nắng”.

Người đã hóa thân vào bất tận, ấp ủ bao mảnh đời khốn khó khắp nơi, để cho tình người cứ gần nhau mãi mãi:

Trao tin yêu tràn ngập bến tình thương

Cùng tắm mát trên dòng sông nhân ái

Mặc Giang nhìn đời bằng ánh mắt đồng cảm, bằng tấm lòng chan chứa yêu thương. Cùng “Nhịp bước đăng trình” thấy lòng sao cay đắng, nghe giọt lệ mằn mặn trên môi. Hãy lặng yên đưa nhau qua khổ ải và dìu dắt nhau về ngưỡng cửa yêu thương. Và cứ thế hãy trao và đón nhận. Người bên người sống để yêu thương. 
“Tôi thương và tôi thương và còn nhiều nữa chứ. Bởi tình thương vô bờ bến nên biết nói sao cùng”. Tôi còn “Thương em bé nhà nghèo”. Thi nhân Mặc Giang đã hóa thân vào từng thân phận để cảm thông chia sẻ nỗi khốn cùng của họ. Tác giả còn hóa thân “Tôi là người mù”, “Tôi là người phu khuân vác”, “Tôi là người câm”, “Tôi là người đạp xích lô” và ngay cả “Tôi là một người khùng”, “Tôi là một người điên”,…

Thơ ông là thế đó, tâm hồn ông là thế đó. Ông đã ra khỏi cái tôi hạn hẹp ích kỷ để chia sẻ và hòa vào cảnh chung của con người. 

Cho thấy thơ Mặc Giang không phải là những gì trừu tượng hay bóng mây lơ lửng cuối chân trời, mà rất gần gũi thân quen với cuộc sống. Thơ Mặc Giang là những gì trước mắt ta đang có, nó có thật trong cuộc sống biển trần đọa đày khổ đau này. Nó giúp ta ý thức ý nghĩa thâm sâu của cuộc sống và biết rằng ta phải làm gì? Thu mình trong ốc đảo độc thiện kỳ thân hay “Hãy trang trải tình thương, cho ấm lòng nhân thế”.
Hãy nhìn “Mở cửa nguồn tâm” thì sẽ thấy tất cả thơ Mặc Giang với bút pháp lạ lùng, niềm nhân ái cứ gieo vào lòng nhân thế, để cho người biết yêu thương, biết vỗ về nâng niu và chia sẻ. Cho nên Mặc Gang nói:

Không, tôi không có bán thơ đâu

Óng ánh sợi thơ gợn sắc màu

Ai có muốn mua chăng thì Mặc Giang cũng không bán đâu mà chỉ muốn ban phát. Còn tôi, tôi cũng không mua thơ ông. Dù có cất giữ thơ ông nhưng thật ra nào có cất giữ, vì cất giữ thơ Mặc Giang cũng chính là cất giữ nâng niu cảm thương những mảnh đời cơ cực đó thôi, cũng chính là sự chia sẻ ngọt bùi để làm lẽ sống cho mình và tất cả, và để trở về với đôi bờ nhớ thương:

Tôi dang ra để tránh mưa tầm tã

Anh thụt lùi để khỏi đẫm mưa tuôn

Khi đã qua cơn thác lũ điên cuồng

Nước rút xuống cùng trở về đầu ngõ

Vậy ta hãy “góp tin yêu chói sáng tỏa tình người” và “mang chân thực cho trần gian tươi đẹp ”

Mặc Giang là ai nhỉ? sao không bán thơ mà nơi đâu cũng có thơ ông, người ta nhắc đến ở trong lòng. Qua thơ Mặc Giang, ai cũng có thể tìm thấy cái cốt cách nhân bản, rồi truyền trao cho nhau khắp mọi nơi, như chính cuộc hành trình với tâm hồn rộng mở mà thi nhân đã đi qua.

Ngoài ra, một hồn thơ bình dị chân quê như “Trái cây bốn mùa”, “Muôn chim ca hát”, “Sông bến cũ mái nhà xưa ấm-lạnh”, “Xóm nhỏ quê nghèo”, “Một mái chùa quê” và “Đợi trăng về” cũng chính là xuất phát từ tấm chân tình, yêu thương cả đất trời vạn loại của người thơ; đó là một tình yêu thương trong sáng. Nước tình thương lưu xuất từ biển tâm, êm đềm như tình mẹ ru mãi ngàn năm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2012(Xem: 3350)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
04/04/2012(Xem: 3920)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3313)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6227)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3086)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 12628)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17135)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10478)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13609)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2971)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]