Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Đọc Nhịp bước đăng trình và Mở cửa nguồn tâm

31/01/201206:22(Xem: 17060)
24. Đọc Nhịp bước đăng trình và Mở cửa nguồn tâm

Đọc NHỊP BƯỚC ÐĂNG TRÌNH và

MỞ CỬA NGUỒN TÂM

Lê Quang Thái

Tiếp bước NHỊP BƯỚC ÐĂNG TRÌNH, Mặc Giang cho ra tiếp thi phẩm số 5 là MỞ CỬA NGUỒN TÂM, gồm 80 bài, chia thành 2 phần: Hương đạo pháp và Hồn non nước. Cả hai thi tập đều do nhà xuất bản Thuận Hóa Huế biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản, ra mắt bạn đọc trong và sau lễ Vu Lan, PL 2552-2008.

Tôi được duyên lành làm người sửa bản in, cảm thấy may mắn nên hoan hỉ phối hợp với Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế, với quý Sư Cô HT và TQ, mọi người ai cũng chăm sóc cho tập thơ xuất bản thứ 5 của nhà thơ Mặc Giang cấy trồng ở chốn Kinh Sư, nơi mà thi sĩ Mặc Giang đã viết :

Ai đã từng biết Huế

Quê hương tôi vùng đất Thần kinh

Vọng Cố Ðô trăm thương ngàn nhớ

Thừa Thiên ơi! in bóng vương hình 

(Thừa Thiên, quê tôi) 

Nhờ gió đưa duyên, người xứ Sông Hương được nghe thơ, đọc thơ, bình thơ Mặc Giang vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Người Cố kinh Tràng An bắt sóng đón nhận tiếp thu thơ của đồng hương rất sớm trên chương trình văn nghệ của đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh vào đầu thế kỷ này, trước khi các thi tập HÀNH TRÌNH QUÊ MẸ, QUÊ HƯƠNG NGUỒN CỘI và tuyển tập nhạc DÒNG THƠ GỌI TÌNH NGƯỜI phát hành tháng 6-2007, do chị Nguyên Hạnh phụ trách biên tập. Nhạc sĩ Cao Hữu Ðiền gốc nhà giáo là một trong những độc giả sớm biết tài năng tác thơ của Mặc Giang, thường đọc một số bài cho giới văn nghệ sĩ Huế nghe tại quán cà phê Trường Tiền và tại tư gia đường Phạm Ngũ Lão- con đường từng là nơi cư trú của các danh nhân như chủ nhiệm báo Tiếng Dân, tiến sĩ Hán học Huỳnh Thúc Kháng, nhà giáo Phạm Ðình Ái, giáo sư Bửu Ý… Giáo sư Bửu Ý cũng đã viết bài “Mặc Giang một nguồn thơ bất tuyệt”, đăng vào Nội san Liễu Quán số 10 và trong tập thơ số 4 Nhịp bước đăng trình của Mặc Giang. Thì ra là duyên, nhân duyên để nhà thơ Mặc Giang nhận Thừa Thiên Huế làm quê hương như nhà thơ Huy Cận người Hà Tĩnh nhận Huế làm quê hương thứ 2 trong đời thường và đời thơ của mình vậy.

Từ gần hai năm nay, thơ Mặc Giang du nhập vào xứ Huế khá nhiều, được chưng bày trân trọng ở góc thơ của các tiệm sách như Cảo Thơm, Phú Xuân, Lạc Việt, Hùng Vương, thư quán Từ Ðàm. Tôi có nhiều thân hữu thâm niên, là bạn chí thân chí cốt, trong đó có anh Tôn Thất Lâm kiếm được đâu đó vài tập thơ của Mặc Giang cùng với các CD ngâm thơ Mặc Giang do giới văn nghệ sĩ Sài Gòn gởi tặng, đã kể một cách tự nhiên rằng: “vợ chồng tôi bị bệnh mất ngủ, nhưng nhờ nghe thơ Mặc Giang mà cả hai đều được vào giấc ngủ ngon. Trở thành thói quen tốt, trước lúc ngủ chúng tôi đều phải nghe thơ Mặc Giang.” Anh nói, mấy câu thơ sau của Mặc Giang như ăn sâu vào gân mạch tôi:

Đời đau khổ bởi phù du thành bại

Ðời còn vui bởi dạo bước dân gian

Ðem tin yêu đắp vá những bẽ bàng

Mang hy vọng gắn hàn trên đổ nát

(Hoa nở giữa rừng hoang) 

Ngày mai đẹp khắp thôn làng

Đẹp băng phố chợ, đẹp ngang thị thành

Ngày mai nét ngọc tinh anh

Minh châu khó sánh trong lành khó so

Bao nhiêu ruột rối tơ vò

Tháng năm thức trắng cũng cho ngày này 

(Đã đến ngày mai)

Và biết đâu còn có nhiều người được nghe thơ Mặc Giang không những chữa được bệnh mất ngủ mà còn nhiều bệnh tâm lý khác nữa. Thơ chữa được bệnh, chuyện lạ trên đời!!! ở khu vực Bàn Cờ, nơi có đường bộ Tham, bộ Thi ngày xưa. Nếu ai không tin thì cứ kiểm chứng kiểm nghiệm. Nếu cần thì tôi dẫn đường đến trúng phóc địa chỉ mà không cần thù lao :

Thơ tôi không bán cũng không mua

Tôi rải trên không ngọn gió lùa

Bay khắp trên ngàn sao đắm lụy

Ngân hà xao xuyến tiếc hơn thua

(Trích bìa tập 4 Nhịp bước đăng trình) 

Có lẽ chính vì thế mà khi tập 4 Nhịp bước đăng trình sắp lên khuôn, tôi trình xin Bác sĩ Hải Ấn- Hòa thượng Thích Hải Ấn, trưởng ban điều hành trung tâm văn hóa Phật giáo cho đề tựa. Nhà khoa học, nhà tu sĩ đạo hạnh và trí huệ vô tư nhận viết lời giới thiệu không chút đắn đo.

Mừng rơn khấp khởi, tôi đưa tin vui đến các thiện tri thức thường đến thư giãn tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Các bằng hữu đều vui lây và nói đùa vui vui: ai, chớ Ôn Hải Ấn nhà khoa học thì hay quá, cậu chọn đúng người rồi đó. Sẽ chiêu đãi cậu một chầu trà thiền Vũ Di ở Thiên An. Có bạn lại mỉm cười nói, chữa bệnh mất ngủ thì chỉ có bậc thạc đức, bác sĩ thơm tay như Ôn Hải Ấn, ôn đặt ống mạch chạm da là lành ngay, phúc chủ lộc thầy.

Theo đà tiến ấy, tập thứ 5 với tựa sách là Mở cửa nguồn tâm đã và sẽ hứa hẹn nhiều pháp thoại, kỳ thú. Thì ra đúng thật, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Tấn, giáo thọ sư Phật học viện Diệu Ðức- Huế đã sốt sắng nhận viết lời giời thiệu. Lời giới thiệu của Ni trưởng có đoạn viết:

“Nhà thơ đang trao tặng các bạn đóa hoa của Ðạo đức và trái ngọt của tình thương, hiến tặng bằng tất cả lòng chân thành đó! Các bạn nên đón nhận đi. Đây là món quà tinh thần vô giá! Chí ít đi nữa cũng khiến các bạn có được vài phút giây thăng hoa và tịnh hóa tâm hồn. Giữa cuộc sống sôi động căng thẳng này, tìm thấy sự tịch tịnh của tâm hồn, dù chỉ một phút giây thôi, chẳng phải là lợi ích thiết thực cho cuộc đời đó sao!”

Tập thứ 5 Mở cửa nguồn tâm, sẽ thấy thơ Mặc Giang một nguồn thơ bất tuyệt như lời nhận định của giáo sư Bửu Ý. Theo tôi, không những bất tuyệt mà còn bất ngờ đầy lý thú khác nữa. 

(Ngày 13 tháng 8 –2008, Vu Lan-PL 2552) 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2013(Xem: 3129)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
20/04/2013(Xem: 6455)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3772)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10821)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17888)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2816)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16492)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13843)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2893)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 911)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]