Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

31/01/201206:22(Xem: 15142)
08. Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang

Trần Ngọc Bảo Luân 

Đầu tiên, tôi được tiếp xúc thơ Mặc Giang qua trang mạng Đạo Phật Ngày Nay. Khi biết, để lúc nào cũng có thể trầm ngâm hay đọc thơ Mặc Giang mà không cần phải lên mạng, tôi đã download tất cả những bài đăng trên trang Đạo Phật Ngày Nay và đã in ra gần 350 trang khổ giấy A4, thì nhà thơ Mặc Giang đã giới thiệu cho tôi địa chỉ để có thể đọc thêm là :

<http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=414> và

<http://www.luongsonbac.de/thidan/index.php?do=list&tid=416> . Đó là nhân duyên tri ngộ của chúng tôi.

Sống cách xa hàng vạn hải lí, chúng tôi chỉ đành trao đổi một vài vấn đề về thi phú qua phương tiện thông tin bằng thư điện tử. Nhưng rồi, chiều nay, nhà thơ Mặc Giang đã gọi cho tôi. Nhà thơ gọi tôi với tư cách là, tác giả của một đại thi phẩm thăm hỏi người hâm mộ tác phẩm của mình. Vậy thôi! 

Trong phút giây vụt thoáng đầu tiên, tôi nghĩ : “ui chao ! nhà thơ Mặc Giang mà lại gọi điện cho tôi, tôi mà lại được thi hào Mặc Giang gọi điện thoại thăm hỏi !!!???”. Nỗi niềm vui mừng, bỡ ngỡ, tự hào, vinh hạnh, bỗng nhiên cảm thấy đời mình thật có ý nghĩa, không biết lúc nào đã xâm chiếm hồn tôi. Vì vậy, những phút đầu tiên, tôi không tránh khỏi hơi hồi hộp, nhút nhát, vụng về, không biết lời nào nên nói trước, lời nào nên nói sau, và nói như thế nào? Nói thật, lúc ấy tôi như muốn nhảy tót lên và la thật to, nhưng lại không dám, vì như vậy thì không được điềm đạm cho lắm, nên đành thôi” 

Sau khi ân cần hỏi thăm cuộc sống và điều kiện du học của tôi, thì tôi được nhà thơ kể cho nghe về tâm nguyện, mục đích cao xa thầm kín, tấm lòng ưu đời mẫn thế trong sự nghiệp tác thơ của mình. Sau đó tôi thăm hỏi về những thuận lợi và khó khăn trong việc phổ nhạc ngâm thơ, hòa âm phối khí, hát, thu, diễn tiến và sự thể ra sao với số lượng lớn các bài thơ gồm tất cả các thể tài thể loại, thì được nhà thơ cho biết một cách khái quát nhưng cụ thể, rõ ràng. Đoạn nhà thơ kể xong, tôi tiếp: “Chú ơi!, Chú sống xa quê hương Việt Nam lâu dữ rứa rồi và chưa hề về, mà răng đọc thơ Chú, cháu cứ tưởng như mới tháng trước hay ngày trước chú vừa đi ngang qua những miền thôn hẻo lánh, ruôïng vườn khô cháy, đất cày lên sỏi đá của quê hương Việt Nam; cứ ngỡ như Chú đã từng sống chung với những em bé lam lũ bên vỉa hè, với những cụ già hẩm hiu cô độc. Rồi qua thơ của Chú, cháu thấy Chú có được lòng cảm thông sâu sắc trước những hoàn cảnh thương tâm tủi nhục oán hờn, và xót xa ray rứt cho những mảnh đời 'không áo cơm cù bất cù bơ' nhưng không còn lối thoát” của các tỉnh thành từ Bắc chí Nam. Cháu thật không thể hình dung nỗi. Nhà thơ cười ha ha một cách trầm ấm rồi hỏi: “chắc là cháu thấy lạ lắm, phải không ?”, rồi ôn tồn giải thích đơn giản, và cười”. Tôi cũng khá nhanh miệng, tiếp theo liền: “Chú ơi!, từ nay về sau, cháu gọi chú bằng Thầy, được không?, 'Thầy' mà cháu gọi không phải là Thầy trong Chùa, hay là Thầy dạy chữ cho cháu ; Thầy ở đây được hiểu là Bậc Thầy tư tưởng lớn trong thế giới thi đàn, trong tư trào thi ca đương đại”. Chú Mặc Giang chỉ cười ha ha nhưng rất đỗi trang nghiêm cẩn mật, rồi chầm chậm bảo: “Cháu khen Chú nhiều, e rằng chú không xứng đáng đâu. Thì tùy cháu, nếu cháu thích thì cứ gọi vậy”. Tôi tiếp lại ngay: “thế là từ nay trở đi, cháu gọi Chú là Thầy Mặc Giang”. Nhà thơ lại cười và cười trong âm giọng đoan trang, mực thước và mô phạm… Trong cung cách ấy, tôi cảm nhận ra rằng khiêm cung hạ mình là một trong những đức hạnh quý báu nổi bật nơi nhà thơ Mặc Giang. Phong độ, tiếng cười hay giọng nói trầm tĩnh, ổn định, ôn hòa và thong thả chậm rãi của nhà thơ, khiến tôi không thể không liên tưởng đến phong thái nói chuyện thuyết giảng từ những Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng huyền bí. 

Điều đặc biệt trong lần nhân duyên tiếp chuyện này là, nhà thơ đã cho tôi nghe qua điện thoại vài bài ngâm thơ hay vài bài hát (được phổ từ thơ của Người) được biểu diễn bởi giọng ca của nghệ sĩ ưu tú trong nước. Có bài thì nghe rất rõ, có bài thì nghe không rõ lắm, nhưng tôi cũng hiểu được ý chỉ của âm từ. Vì cái điện thoại tôi dỏm, nên có đến ba lần đang nghe hay ho nửa chừng thì tự nhiên nó bị cúp máy. Lát lâu (vì Thầy Mặc Giang cứ tưởng tôi đang nghe cho đến hết bài), nhà thơ gọi lại, rồi kiên nhẫn phát lại bài đó từ đầu cho tôi nghe, và có đến 3 lần như vậy.

Là một người chai lì và khó mà nhỏ nước mắt, nhưng khi nghe những bản ngâm thơ, bài hát ấy thì tôi lại rơi nước mắt. Tôi biết như thế yếu mềm, không đủ nghị lực. Nhưng theo tôi, nguyên nhân dẫn đến việc rơi nước mắt, thì việc cảm động lại được đánh giá theo một giá trị khác. Do vậy có thể nói, sự rung cảm đôi khi lại rất cần thiết…. Nếu là một Phật tử chân chính hay là một tu sĩ Phật giáo chân tu, thì làm sao bạn lại không rung động khi đọc những đoạn mô tả khung cảnh trước khi Đức Phật sắp từ giã cõi đời, phải vậy không? Theo tôi, đó là xúc cảm quan trọng. Nếu không có nó, bạn sẽ khó mà tiến bộ trên con đường tu. Nay nghe lời thơ tiếng hát đong đầy tình người, đầy ắp niềm cảm thương đến cả cỏ cây hoa ngàn, suối chảy vô tình hay đá trắng vô tư của nhà thơ Mặc Giang; tôi cảm nghe vạn vật không gian như đang ngừng lại, lắng đọng và khóc cùng tôi, khiến thay đổi cách nghĩ và hành xử…

Cứ sau khi mở cho tôi nghe xong một bài, thì Nhà thơ lại hỏi : “cháu nghe có được rõ không và cảm thấy thế nào?”, và trước khi nghe từng bài, nhà thơ cũng cho tôi biết về xuất xứ, rồi giải thích chậm rãi, chân thành và nhiệt tình, từ đầu đến cuối.

Ông Cuội trong câu chuyện cổ tích nhi đồng khiến cho trẻ thơ thấy rằng, Ông đâu phải ở trên cung trăng cao xa với không tới, mà đã rời cung trăng dạo chơi trong dân gian, kể cho các em nhi đồng nghe nhiều về các sự tích. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được dân chúng hoan hô là vị Thầy sáng lập Đạo Phật, là Thầy cứu tinh của nhân loại, thì Ngài đâu phải ngồi trên tòa cao, mà là đi khắp nơi, chăm sóc quan tâm diễn biến cảm xúc của mỗi người. Đức Phật đã từng thân thiết ngồi xuống bên cạnh và giải thích, khai đạo cho những người nghèo nàn cùng khổ, bị xã hội xa lánh ruồng bỏ. Phải chăng chính vì vậy, trong vô hình trung, Đức Phật vốn đã vĩ đại, lại càng vĩ đại hơn. 

Chiều nay, tôi bỗng thấy mình được ưu đãi như một thượng khách trong thế giới thi đàn và văn đàn. Bên ngoài, hoàng hôn như đang chạy đua với thời gian, ánh đèn của vài nhà bên cạnh đã chiếu hắt ánh sáng qua khung cửa sổ bên tôi; và đâu đó, từng phiếm đàn đang được gảy lên cao vút với những nốt nhạc của cung bậc tình thương, rồi hòa tan vào cỏ cây mây ngàn và hoa lá đơn sơ. Tôi đứng lên rồi, nhưng vẫn còn cảm nghe văng vẳng bên tai tiếng nói chuyện ôn tồn và giọng cười hòa ái khả kính của Thầy Mặc Giang. 

Mai này dù con ở bất kì phương trời nào, dù trải qua bao rêu mờ tuyết phủ sóng thời gian, không hề được nghe lại âm tiếng của Thầy, thì con vẫn mãi nhớ về Thầy; giả sử có nghe bao lời dù đánh giá, phê bình, khen chê hay tán tụng tác giả Mặc Giang đi nữa, thì Thầy vẫn mãi trong con như ngày nào, vĩnh viễn không bao giờ “thay vị đổi ngôi”. Chỉ cần nghĩ đến Thầy vẫn đang khỏe mạnh ở một nơi nào đó trên năm châu bốn bể, là con thấy hạnh phúc lắm rồi! Mai kia, dù có cơ hàn bên mái tranh nghèo xơ xác, hay trong nhung lụa bên ngói đỏ tường hoa, thì con vẫn mãi tôn thờ một người Thầy đại diện cho sứ giả tình yêu thương và triết lí sống đẹp; giả sử con có làm quyền cao chức trọng, hay chỉ là kẻ phục tùng mệnh lệnh “thì Thầy Mặc Giang vẫn mãi trong lòng con như thuở ban sơ: trinh nguyên điềm đạm, cao sang mà hiền hòa bình dị, trang nghiêm mà thân thiện khoang dung”.

Vẫn biết rằng, thế gian là thống khổ, đời là một sự biến đổi tang thương, không có gì đáng để bám víu, nhưng chính thời gian trong cuộc đời nhiều khi lại tạo nên những giá trị bia đá sử xanh. Hôm nay con chân thành cảm kích hướng về Thầy, cầu mong sao Thầy luôn an lành và “thọ tỷ nam sơn”, cho dù trăm năm vẫn còn ngắn lắm, Thầy ơi !!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2125)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1631)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4092)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6947)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2176)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1996)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2774)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4276)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1863)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6278)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]