Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập 01

23/11/201120:56(Xem: 7441)
Tập 01

Tập thơ ĐẠO PHÁP

Tác giả: TNT Mặc Giang

CD Ngâm thơ Mặc Giang - Đạo Pháp - Số 01:

01-01. Chùa tôi – thơ MG – Ns Hồng Vân

01-02. Cửa Phật từ bi – thơ MG - Ns Đoàn Yên Linh

01-03. Sắc Không mỉm nụ vô cùng – thơ MG – Ns Thúy Vinh

01-04. Chấm một điểm son, Em tôi bất diệt – thơ MG – Ns HồngVân

01-05. Một nụ cười – thơ MG – Ns Bích Ngọc

01-06. Bốn Mươi Năm, nhớ Ngài Quảng Đức – thơ MG – Ns Hồng Vân

01-07. Ta đi một cõi phù sinh hiện về - thơ MG – Ns Hồng Vân

01-08. Thăm chùa thăm quê – thơ MG – Ns Bích Phượng

01-09. Bài ca sỏi đá – thơ MG – Ns Hồng Vân

01-10. Tôi chỉ là Một Ông Thầy Tu – thơ MG – Ns Phan XuânThi

Nghe ngâm thơ Đạo Pháp - Số 01

CHÙA TÔI

Chùa tôi nho nhỏ bên làng

Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh

Có tre mấy lũy yên lành

Có chim ca hót trên cành líu lo

Có con đường đất quanh co

Có người đưa đẩy con đò lạiqua

Có mưa có nắng chan hòa

Có trăng có gió mặn mà tìnhquê

Có đầm sen nở sum suê

Dân làng xin hái đem về cúngdâng

Tương chao dưa muối thanh bần

Dân làng san sẻ góp phần chianhau

Chùa tôi cửa trước cửa sau

Mỗi lần Hội lớn kéo nhau ravào

Lời kinh tiếng mõ thanh tao

Tiếng chuông ngân vọng rạtrào hồn quê

Có ve réo rắt trưa hè

Có cây phượng vĩ chở che oinồng

Chùa tôi có kiểng có bông

Xanh vàng đỏ trắng điểm hồngtô son

Có hàng ghế đá rêu phong

Có hòn non bộ nằm trong sânchùa

Chùa tôi quanh quẩn bốn mùa

Cùng dân làng sống hơn thuakhông màn

Thương yêu thân thiện hòa vang

Có ân có nghĩa chứa chan tìnhngười

Chia nhau câu hát tiếng cười

Chia nhau sướng khổ đẹp tươidân làng

Chùa tôi còn đó âm vang

Tôi xa lâu lắm còn mang nặngtình

Tôi mang một chút xinh xinh

Tôi thương tôi nhớ một mình tôi thôi

Chùa tôi còn có quê tôi

Quê tôi còn có chùa tôi muôn đời

Đưa hồn về chốn xa xôi

Sờ lên đôi má lệ rơi hai hàng

Cho tôi xin được cưu mang

Dù cho một chút hành trang trong đời

Thuyền ơi ! Sao mãi xa khơi

Xin ngưng mái đẩy cho tôi trở về

Trở về thăm lại chùa quê

Thăm trăng thăm gió thăm quê thăm làng

Hay trăng còn đợi trăng ngàn?

Ước mong còn đợi miên manchưa tròn

Khó hơn xuống biển lên non

Khi xa mới biết mỏi mòn thángnăm

Gió ơi ! còn nhớ ly tăm

Mây ơi ! còn nhớ dặm băngchưa về

Ra đi một mảnh tình quê

Chỉ xin một chuyến trở về màthôi

Không ngờ một chuyến chia phôi

Trở thành một chuyến nửa đờiphân đôi

Rêu mờ mấy lớp lên ngôi

Trăng mờ mấy lớp dặm soi bênđường

Chùa tôi tôi nhớ tôi thương

Quê tôi tôi nhớ vấn vương đêmdài

Một đi cửa đóng then cài

Một đi lối cũ dấu hài dặmbăng

Vi vu thông gọi lời ngàn

Nao nao nước chảy miên manmịt mờ.

Mồng 8 tháng Chạp, Vía Phật Thành Đạo,

Nhớ lại chùa xưa, quê cũ - Ngày 10-01-2003

TNTMặc Giang

Cửa Phật Từ Bi HóaNhiệm Mầu

Từ thuở tới lui dưới mái chùa

Quên đi bóng dáng những hơn thua

Tiếng kinh câu kệ hòa âm điệu

Đức Phật mỉm cười ai thấy chưa ?

Xin chắp tay hoa trước Phật đài

Bụi trần buông thả khỏi đôi vai

Nghe sao thanh thản bình yênquá

Hết tiếng sầu thương hết thởdài

Đường đời lắm nhọc chuyệnphong ba

Cõi tạm phù du không phải nhà

Quẳng gánh lo đi lần cất bước

Đường về quê cũ có đâu xa

Nhìn lên Đức Phật ngự tòa sen

Hình bóng Từ Nghiêm lại thấyquen

Vi diệu pháp thân Ngài hiểnhiện

Mừng cho pháp giới đã lên đèn

Phật ân vi diệu bóng hàoquang

Tỏa chiếu muôn phương ánh đạovàng

Tỏa đức từ bi tan khổ lụy

Cho đời thân thiện sống hòavang

Trầm hương lan tỏa nguyệnchân thành

Tiếng mõ câu kinh gõ diệtsinh

Rơi rụng nghiệp duyên và oántrái

Thong dong vui sống thật anlành

Tu tập cho đời bớt khổ đau

Mưa nhuần pháp vũ thấm thậtsâu

Cành dương cam lộ tiêu banghiệp

Cửa Phật từ bi hóa nhiệm mầu.

Xuân GiápThân 2004

TNTMặc Giang

Sắc Không Mỉm Nụ Vô Cùng

Tôi nằm nghe từ nơi chùa nhỏ

Pháp âm vi diệu của Phật Đà

Nghe như Hội Linh Sơn còn đó

Bóng thời gian năm thángkhông xa

Ngày xưa Đức Phật

Dưới cội Bồ Đề

Lục thông chứng đắc

Chân lý trổ hoa

Hoa chân lý hiện sinh trên lộtrình muôn nẻo

Pháp huyền vi có mặt từ nhịpbước vạn đường

Đức Thích Ca

Đã đón nhận từ hai ngàn nămtrăm năm trước

Tôi mỉm cười

dong ruổi mấy chục thế kỷ sau

Giải thoát là gì ?

Sinh tử là gì ?

Nếu không sinh làm sao có tử ?

Không luân hồi nói giải thoát mà chi ?

Có với không, thật ra chỉ một chữ

Không với có, nhận ra chỉ một lời

Chữ với lời tôi nói để mà chơi

Hèn chi Ba trăm hội thuyếtkinh

mà chưa từng lên tiếng

Phật với chúng sinh

Phàm với Thánh

Tôi với người

Thật ra như một nụ cười

Nụ cười vụt tắt trên môi điểmhồng

Điểm hồng hai chữ có không

Có không rũ mặt điểm hồng cònnguyên

Sông xưa bến cũ con thuyền

Trời xanh mây trắng chimchuyền xa đưa

Đã không thì mấy cũng vừa

Có thì một điểm cũng thừa màthôi

Ô kìa mây gió lên ngôi

Cỡi trên sóng bạc rụng rờitrăng sao

Vượt từng không, phớt hồngmao

Xa in dấu ngọc cây đào trướcsân

Hèn chi Đức Thích Ca bảo

Ta chưa từng sinh ra

Ta chưa nhập niết bàn

Tam vô từ đó tôi mang

Tứ đức rũ sạch trên đàng tôi đi

Tôi đi từ chỗ không đi

Luân hồi không đến ngại gì có không

Tôi đi pháp giới rỗng không

Tôi về vạn hữu hằng còn hiện ra

Tôi đi không cửa không nhà

Tôi về lầu các phong ba rêu mờ

Thì ra Đức Phật

Nói chữ Pháp thân

Ngàn sao vụt tắt

Hiện bóng phù vân

Mười phương thế giới ba ngàn

Chân lông nguyên vẹn chưa tràn phải không

Nhẹ hơn một áng mây hồng

Vô chung vô thỉ cũng đồng thế thôi

Biển sông nào khác núi đồi

Tử sinh còn ngắn hơn hồi chuông ngân

Tay cầm hạt chuỗi chưa lần

Long Hoa đã hiện, Linh Sơnchưa tàn

Ngược dòng thời gian

Đứng trên đồi vô thỉ

Vạn hữu mênh mang

Lưu tận đáy vô chung

Sắc, Không mỉm nụ vô cùng !

Bài nầy tôi viết vào dịp TếtTây 2003,

Trong lúc đang thăm viếngmột ngôi chùa nhỏ,

nghe tiếng tụng kinh của mộtvị Thầy, và quý Phật tử

trong buổi lễ hàng tuần củangôi chùa này.

TNT Mặc Giang

Chấm một điểm son,

Em Tôi Bất Diệt

Tôi nghe rồi em

Từ thuở xa xưa

Em đã trở về bên mái nhà nho nhỏ

Tôi ra đi, nhưng em còn ở đó

Bóng thời gian sẽ chờ đón tôi về

Tôi ra đi trên dòng nước lê thê

Nhìn dòng sông thấy đôi bờ sinh tử

Nước chảy, vương hình lữ thứ

Nước trôi, bóng dáng hợp tan

Nước reo, điệp khúc tao đàn

Mà dòng sông vẫn im lìm không nói

Tôi nghe rồi em

Bên kia bờ, tiếng gọi

Tôi ra đi biết đến bao giờ

Tôi sẽ đi cùng tận bến bờ

Đường vạn lý vẽ dấu chân còn mất

Trôi nổi muôn phương trở về qui nhất

Nhất có nghĩa là chỉ một mà thôi

Viên đá mỉm cười đã nhận ra tôi

Bờ cát trắng giữ gìn hình bóng cũ

Hình bóng năm xưa, vẫn còn nguyên, trụ vũ

Nhận ra rồi, em vẫn tinh anh

Tôi ra đi, đếm nhịp bước tử sinh

Em của tôi vẫn bóng hình nguyên vẹn

Cát bụi nào bay bên dòng sông trẹm

Hình bóng nào, ai vẽ nét phù vân

Dấu vết nào, ai điểm vệt chưa lần

Em vẫn tồn sinh, từng phút giây, đâu mất

Tôi vẫn còn đây

Không cần chi còn mất

Không cần nói em nghe

Dừng sinh động là ta dừng tất cả

Bóng dáng em

Hương hồn tượng đá

Hiện hữu vô cùng

Tôi khép chữ vô chung

Leo lên đồi vô thỉ

Thỉ chung chỉ là tiếng gọi của thời gian

Tôi vỗ bàn tay, một tiếng nổ vang

Vỡ tất cả bụi mờ huyễn tượng

Vô là không tướng

Hữu sao chẳng còn

Chấm một điểm son

Em tôi bất diệt

Em tôi còn đó

Tôi lại ra đi.

Tháng 03 -2004.

TNTMặc Giang

MỘT NỤ CƯỜI

Tao nhân mặc khách trong trờiđất

Thiên hạ xưa nay được mấyngười

Ngao du sơn thủy cho cùngkhắp

Để tặng nhân gian một nụ cười

Nụ cười dù đã mấy mươi

Năm ba đi nữa cũng cười màthôi

Nghe trong gió thoảng lưng đồi

Tâm tư mời gọi mở lời lưulinh

Xưa nay nguyên vẹn bóng hình

Trăng sao hòa nhịp như mìnhvới ta

Thì thầm tiếng nhạc lời ca

Kìa xem trước mặt ly trà cònnguyên

Quên đi cho cạn ưu phiền

Bỏ đi cho sạch đảo điên cuộcđời

Ta vui ta hát ta chơi

Cung đàn từng phím buông lơi cung đàn

Xa xôi còn đó âm vang

Tâm tư mờ lối, tay đàn còn rung

Chơi vơi réo rắt chưa cùng

Giật mình mỉm nụ chia chung nụ cười

Nụ cười dù đã mấy mươi

Năm ba đi nữa cũng cười mà thôi !

Tháng3-2005

TNTMặc Giang

40 Năm, Nhớ Ngài QuảngĐức

Ngược dòng thời gian bốn mươi năm

Một vị Thầy vị pháp thiêu thân

Ngọn lửa thiêng vượt chín tầng

Vũ trụ đất trời rung chuyển

Tâm tư biến thành khói quyện

Hạnh nguyện kết tụ đài sen

Tâm lực chuyển hóa thành đèn

Sáng soi muôn ngàn tăm tối

Bốn biển, Năm châu thức dậy

Hướng nhìn Phật Giáo Việt Nam

Ngợi ca Một Cánh Hoa Đàm

Tựu thành Quả Tim Bồ Tát

Từ đây, Quê hương, Đạo pháp

Từ đây, đất nước, lòng dân

Qui tụ mọi thành phần

Hát bài ca Dân Tộc

Hát bài ca Thống Nhất

Rợp màu cờ ngũ sắc

Phật Giáo Việt Nam

Ngài mang hạnh nguyện, đốtngọn lửa thiêng

Lửa thiêng bừng cháy, sángtỏa đài sen

Ngài vẫn chắp tay, nhắm mắt,ngồi yên

Chúng con sụp lạy, cúi đầu !

Hồn đau lặng câm, nín thở !

Vọng vang kinh kệ nhiệm mầu

Việt Nam lặng khóc,chìm sâu

Muôn phương khắp hướng, Nămchâu nức lòng

Ngài về Thánh Đức thong dong

Cho Việt Nam thoát khỏivòng trầm mê

Lửa thiêng sưởi ấm bốn bề

Từ bi thắm đượm tình quê đậmđà

Đạo mầu rũ sạch phong ba

Phật Giáo hòa nhuận ngôi nhàViệt Nam

Một bức hình, ảnh tượng bốnmươi năm !

Một trái tim, ảnh tượng củaPháp thân !

Bóng tối thâm u, lộ chiếutrăng vàng

Màn đêm khép lại, cho vừngđông ló dạng !

Phật Giáo Việt Nam, hai ngànnăm tỏa rạng

Dân tộc Việt Nam, năm ngànnăm huy hoàng

Đạo mầu tỏa bóng từ quang

Việt Nam - Phật Giáosắt son muôn đời !!!

Tháng10-2003

TNTMặc Giang

Ta Đi, Một Cõi PhùSinh Hiện Về

Người vào Hoa Tạng người chơi

Ta vào sinh tử cho đời bớt đau

Người vào một cõi nhiệm mầu

Ta vào ba cõi bắc cầu lại qua

Người thương cây cỏ lá hoa

Ta thương bốn loại trong nhà thê lương

Người thương diệu hữu chơnthường

Ta thương muôn vật trên đường phù sinh

Người hòa âm điệu kệ kinh

Ta hòa âm điệu tang tình chiều đông

Người hòa tịch tịnh mênhmông

Ta hòa tình tự trên dòng nổi trôi

Người vui thanh vắng núi đồi

Ta chia ai oán lở bồi nhân gian

Người vui huyền diệu mâyngàn

Ta chia trầm thống lang thang không đường

Người chơi trong cõi thanhlương

Ta chơi nhân ảnh nghê thường hợp tan

Người chơi dưới ánh trăngvàng

Ta chơi bóng nguyệt mênh mang ao hồ

Người xa phố thị thành đô

Ta vào đồng nội bên bờ ruộng xanh

Người reo châu ngọc long lanh

Ta reo gió gọi bên cành thùydương

Người reo cam lộ pháp vương

Ta reo tiếng gọi tình thươngcon người

Người reo một đóa hoa cười

Ta reo muôn đóa thắm tươinhân tình

Người vào tự thể quang minh

Ta vào thực chất như mình vớita

Người về thăm lại quê nhà

Ta đi rung cõi ta bà ngấnsương

Người về thăm lại cố hương

Ta đi trên khắp nẻo đường tửsinh

Người đi nguyên vẹn bóng hình

Ta đi, một cõi phù sinh hiệnvề

Hai chiều chạy dọc bờ đê

Dòng sông chuyển hóa chưa hềtồn sinh

Cây đa còn đứng đầu đình

Cành mai trước ngõ nghiêngmình trổ bông.

* Xuân GiápThân 2004 *

TNT Mặc Giang

Thăm Chùa, Thăm Quê

Tôi về thăm lại Chùa Quê

Thăm trăng, thăm gió, thăm quê, thămlàng

Tôi về thăm lại đò ngang

Thăm đê, thăm nước, cát vàngmênh mông

Tôi về thăm lại ruộng đồng

Thăm mạ, thăm lúa đòng đòngtrổ bông

Tôi về thăm lại bờ sông

Bắt ngang qua lại, đò trôngđưa người

Tôi về thăm lại nụ cười

Làng trên, Xóm dưới, những ngườitôi thương

Tôi về thăm lại con đường

Đường quê cát bụi, tôi thườngrong chơi

Tôi về thăm lại từng nơi

Cho tôi khôn lớn đầu đời rồiđi

Tôi thăm giồng sắn, giồng mì

Giồng lang, khoảnh bắp nhữngkhi đói lòng

Tôi về thăm lại nhớ mong

Bao năm xa cách, trong lòngkhông nguôi

Tôi về thăm lại xa xôi

Nhớ Cha, nhớ Mẹ da mồi, tócsương

Tôi về thăm lại Cố Hương

Bao năm xa cách, nhớ thươngsao vừa !

Tôi về thăm lại hàng dừa

Cho tôi uống cạn, những trưaoi nồng

Chùa Tôi, tôi nhớ tôi trông

Quê Tôi, tôi nhớ tôi mongtháng ngày

Nhớ từng cơn gió hây hây

Nhớ cây theo gió, đêm ngàyđong đưa

Tôi về thăm lại Làng Xưa

Bao năm xa cách, cho vừa nhớthương

Tôi về thăm lại mảnh vườn

Bí, bầu, rau, cải cùng nươngan lành

Tôi về thăm mái nhà tranh

Khi tôi còn nhỏ, quây quanhđứng ngồi

Ghé qua thăm lại Chùa Tôi

Tiếng kinh, tiếng mõ, đầu đờivọng vang

Thăm bờ tre đứng đầu làng

Bước qua mấy lũy, rẽ ngangtới Chùa

Chùa Tôi, không tiếng hơn thua

Chùa Quê đạm bạc, quê mùa thếthôi !

Dân làng, người cúng chè xôi

Người dâng nải chuối, ngườithời bó rau

Chùa Tôi, nghe nói nhiệm mầu

Chở che Làng Xóm, biển dâuvẫn còn !

Dù bao xa cách mỏi mòn !

Chùa Tôi cũng đón Người Contrở về

Dù bao tuế nguyệt, sơn khê !

Làng Tôi cũng đón, chưa hềkêu ca !

Tôi thăm mồ mả Ông Cha

Thăm dòng, thăm họ, thăm bà,thăm con

Tôi thăm lũ cháu, lũ con

Từ khi tôi vắng, lon ton ra đời

Tôi đi, không đón không mời

Tôi về thăm lại, vì đời của tôi :

Quê Người là kiếp mù khơi

Quê Nhà là chốn cho tôi nên người

Rồi tôi đi nữa, khóc cười

Nhưng tôi mang kiếp con người ra đi !

Thôi chào, giã biệt từ ly

Dù tôi mang nặng những gì tôi mang !!!

Thôi chào, giã biệt lên đàng

Thương trong giã biệt, nhớ ngàn xa xăm

Hết rồi Một Chuyến Về Thăm

Hẹn nhau Chuyến Nữa, tháng năm xa mờ

Về thăm, như mộng như mơ

Không thăm như mộng, thẫn thờ hồn ai !

Thôi xin hẹn lại ngày mai

Một ngày mai nữa, cũng dài đời tôi

Giã Từ nghe, tiếng Quê Tôi !

Giã Từ nghe, tiếng Chùa Tôi, Giã Từ !!!

Cảm tác MộtBuổi Sáng Tinh Mơ 02-10-2003

Nhớ lại Chùa Xưa, Quê Cũ.

TNT Mặc Giang

Bài Ca SỎI ĐÁ

Tôi bước đi bốn biển là nhà

Tôi bước đi là lá là hoa

Chân khua nhẹ bài ca sỏi đá

Tôi bước đi mưa nắng chan hòa

Tôi bước đi ngọc nhểu châu sa

Chân lay động sương pha tuyết giá

Lúa chín trĩu trên đầu lá mạ

Bóng chiều ngưng trên nắng mai vàng

Thuyền muộn màng dừng chuyến đò ngang

Đưa khách cuối bên bờ sông vắng

Đêm về, nhẹ rơi giọt nắng

Ngày lên, nhẹ bóng hoàng hôn

Bước về bên nẻo cô thôn

Ửng hồng nhà tranh bếp lửa

Tôi bước đi trời cao điểm tựa

Tôi bước đi đất rộng tương lân

Trời xanh không vướng đầu trần

Đất màu chẳng vướng bước chân dặm dài

Tôi bước đi nhạc trổi thiên thai

Sờ ảnh tượng thần tiên mở cửa

Tôi bước đi lối cũ chưa cài

Đường vô tận thập thò không đóng

Cành lá nhỏ giọt sương còn đọng

Biển trùng khơi đã cạn lâu rồi

Trùng trùng vạn hữu lên ngôi

Chập chùng lân thể leo đồi phiêu du

Tôi bước đi mây mù vén lối

Nhạc đêm khuya bừng trổi vang vang

Muỗi mòng chào đón hai hàng

Đưa tay vốc bóng trăng vànglung linh

Tôi đi ngóng gió đầu ghềnh

Tôi đi cát bụi mông mênh

Chận sóng từ xa biển động

Tôi đi trời đất chênh vênh

Tôi đi đánh thức bình minh

Sức sống hồi sinh hoa mộng

Cụ già hằn sâu nghe ngóng

Em thơ đưa vói tầm tay

Mẹ quê cằn khô mơ vọng

Hoa cau thức trắng đêm ngày

Tôi bước đi trời đất ngủ say

Tôi bước đi sóng nước chưalay

Chim ngủ trên cây

Mây ngủ trên ngàn

Tôi bước đi xuân đến đông tàn

Tôi bước đi hạ cuối thu sang

Bốn mùa tương sinh là hoa là lá

Tôi bước đi bài ca sỏi đá

Khua âm vang khúc nhạc lên đường

Ngân tình dài muôn vạn yêu thương

Nắng sớm mai chiều

Ngọn cỏ vương vương.

Tháng12-2003

TNTMặc Giang

Tôi Chỉ Là

MỘT ÔNG THẦY TU

Tôi chỉ là một ông Thầy tu

Với tiếng chuông tiếng mõ thâm u

Tránh khỏi những mây mù thấp cao danh lợi

Chức vụ, địa vị, quyền uy không màng tới

Bát phong phe phẩy tựa gió thoảng mây bay

Tương chao dưa muối cỡi theo tháng với ngày

Vẫn tự tại đơn sơ như từ ngày tôi có mặt

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, quê mùa cạn cợt

Phủ lớp nâu sồng áo vải xa xưa

Tránh những tranh chấp, xảo thuật hơn thua

Thong dong rảo bước giữa bốn mùa

Chân đạp đất, đầu nhìn cao giữa trời xanh mây trắng

Lột xác trinh nguyên, gội mình mưa nắng

Góp nhặt ba rừng giáo lý, trắng tay

Đức Phật ngồi yên, bất động, không lay !

Thánh Tổ bặt hình, không vang, không tiếng !

Vũ trụ càn khôn, không cùng không nguyện

Nghe, biết, thấy, làm, vô tác vô tâm

Bước chân đi giữa gió mát trăng rằm

Đếm lại được mấy đồi xanh ngọn cỏ ?

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, nhỏ nhoi kham khổ

Góp nhặt lá vàng trên những con đường sỏi đá quanh co

Đói ăn, khát uống, mệt nghỉ, ngáy kho kho

Kinh luân trống rỗng, lúa thóc thủng bồ

Đưa không nhận, đẩy không cho

Đường không đến, nẻo không đi, không thêm không bớt

Chim hót, bướm bay, ếch nhái ọt ẹt, chật ních đồng gò

Chưa làm loang lổ trên hành tinh xanh rách nát

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, lạnh co nóng quạt

Dọ giẫm, lần mò lối cũ tích xưa

Nhìn những thềm hoang rêu phủ dư thừa

Nhòa bóng thời gian trải dài thế kỷ

Đâu là những vàng son ! uy nghi tuyệt mỹ !!!

Đâu là những cơ ngơi ! đồ sộ huy hoàng !!!

Còn không loang lổ còn không ?

Còn không loang lổ chất chồng phong sương ?

Ô kìa ? Phật Giáo - Quê Hương

Biển dâu mấy độ, tang thương mấy lần ?

Đưa tay vá lại phù vân

Đan tâm vá lại phong trần biển dâu

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, tóc bạc mái đầu

Những sợi đen nhiều xen kẽ điểm sương, nên trắng

Tôi đi trên những con đường quê trống vắng

Nghe tâm tư trĩu nặng

Giang sơn gấm vóc năm ngàn năm

Gia tài Phật Giáo hai ngàn năm

Bóng tối thủng dần, đôi mắt chăm chăm

Màn đêm chợt tắt, hừng đông ló dạng

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, đôi tay chống nạn

Đỡ vòm trời oan nghiệt phủ quê hương

Đẩy vô minh dày xéo làng quê, thành thị, phố phường

Cho Phật Giáo với Quê Hương

Đầy sức sống trong tình thương dịu ngọt

Tôi chỉ là một ông Thầy tu, cà thò cà thọt

Trông thật khù khờ, hiền giả quá ngu

Lặng tìm từ cõi thâm u

Lòa lên ánh chớp mây mù trần gian

Lặng tìm từ cõi mơ màng

Vẽ lên dấu ngọc leo thang trở về

Lặng tìm từ cõi u mê

Rung chuông đánh thức, đã về hay chưa ?

Gật gù tôi dạ tôi thưa

Đời tôi ư hữ !!! Thầy Chùa thế thôi !!!

Trọng Đông2003

TNT Mặc Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 3369)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
09/04/2022(Xem: 5886)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 8790)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3898)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 5699)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8531)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3427)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6023)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5684)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7584)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]