Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và cuộc sống xã hội hiện đại

09/04/201312:28(Xem: 2784)
Phật giáo và cuộc sống xã hội hiện đại

 

PHẬT GIÁO VÀ CUỘC SỐNG
XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Tác giả : Hồng Tu Bình
Việt dịch : T.N. Nguyện Liên

---o0o---

 

Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó. Để cuộc sống xã hội và tinh thần nội tại của văn hóa tồn tại trong nhau thì điều kiện quan trọng nhất là chúng phải dựa vào nhau liên kết chặt chẽ với nhau. Như chúng ta thấy, văn hoùa Phật Giáo Trung Quốc tồn tại và kéo dài mãi đến mấy ngàn năm nay không những đã ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc đối với tư tưởng con người, đối với cuộc sống xã hội mà trên phương diện thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người nó cũng có một tác dụng rất quan trọng, là nhân tố tích cực có giá trị và ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống và hiện thực xã hội.

Về bản chất, Phật Giáo được xem là Tôn Giáo theo đuổi tinh thần xuất thế, điều này có hoàn toàn không quan trọng đối với cuộc sống xã hội hiện thực không?

Lý luận xuất thế của Phật giáo đối với cuộc sống và xã hội nói chung phải chăng hoàn toàn không có ý nghĩa? Trả lời: không đúng như vậy, đứng trên nhiều phương diện để nhìn.

Đức Phật thấy được tâm tư của nhân sanh rồi sáng lập ra Phật Giáo, Ngài đưa ra một số lý luận cơ bản ï như giáo lý “Duyên Khởi”, “Vô ngã”v.v... đều có liên quan tới chủng tính của mọi tầng lớp. Những điều Ngài đưa ra đều nhắm vào đối tượng thần học của chế độ chủng tính nước Ấn Độ cổ đại, và đã thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cuộc sống hiện thực. Tinh thần chủ yếu của Phật Giáo là đứng dươùi góc độ giải thoát luận để đưa ra vấn đề, điều nhấn mạnh nhất là trong sự giải thoát người người đều bình đẳng, trong đóù tinh thần cơ bản vẫn là “Nhân bản”, do vậy bất luận trong thời gian nào, Ấn Độ cổ xưa hay nước Trung Quốc hiện đại đều là những việc có ý nghĩa tích cực.

Luận về nhân quả báo ứng, một trong những lý luận trọng điểm của giải thoát luận Phật Giáo cho thấy, luận này có 2 đặc điểm quan trọng:

Thứ nhất là nhấn mạnh nghiệp cảm và phủ định có quỷ thần chi phối hoặc thi hành việc thưởng lành, phạt ác ở bên ngoài.

Thứ hai nhấn mạnh việc tự làm tự chịu của nghiệp báo, phủ nhận khả năng thay thế người khác thọ nhận quả báo.

Từ ý nghĩa trên cho thấy, thuyết nghiệp báo luân hồi này cho rằng quyền chủ động vận mạng và cảnh ngộ của mỗi người chúng ta là do mình tự quyết , không giao phó trong tay của người nào khác, từ đó đã nảy sinh ra những xu hướng đạo đức thực tiễn trong cuộc sống như “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Lý tưởng giải thoát xuất thế của Phật giáo tuy căn cứ vào việc nhìn nhận cuộc sống là vô thường, khổ... để biểu đạt sự hướng vọng về theá giới cực lạc vượt qua biển khổ vĩnh viễn, thể hiện sự truy đuổi hạnh phúc vĩnh hằng trong cuộc sống. Việc này thông qua sự nỗ lực của tự thân, thực hiện lý luận nhân sinh tốt đẹp, trong đó hàm ý khuyên người hướng thiện, tinh thần tích cực tiến thủ và đương nhiên đối với cuộc sống và hiện thực xã hội đó là việc làm rất có ý nghĩa.

Mặt khác Phật giáo xem vô minh và tham dục là cội nguồn của sự thống khổ trong cuộc sống, khuyến tấn chúng ta đối với vạn vật đừng khởi tâm tham đắm, giữ gìn bổn tính thanh tịnh tự nhiên của con người, đừng bị lòng tham muốn vật chất ô nhiễm và lừa gạt, luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và ôn hòa. Lý luận này có ý nghĩa rất sâu sắc đối với sự khắc phục hiện tượng lòng tham muốn vật chất trong xã hội hiện đại, vì với con người, mấy ai đã tự làm chủ và giới hạn được lòng tham của mình? Tuy nhiên lòng ham muốn hợp lý, chánh đáng cần phải được khẳng định và bảo vệ, nhưng cũng không được thái quá, vì thái quá sẽ hại mình hại người. Thường trụ trong tinh thần “không chấp trước” của Phật giáo để điều hòa và khống chế tâm lý nội tại hoặc cách hành xử bên ngoài, điều này cũng ích lợi đối với xã hội và nhơn sanh.

Ngoài ra, tinh thần xuất thế của Phật giáo, căn bản chính là hướng vọng về tinh thần siêu việt và thăng hóa, tinh thần này tuyệt đối hoàn toàn không bài xích tinh thần nhập thế. Đặc biệt là tinh thần bất nhị: thế gian và xuất thế gian, niết bàn và sanh tử của Phật giáo Đại thừa càng thể hiện rõ nét hơn. Về cơ bản, tinh thần xuất thếù không những đã nối liền quan hệ giưõa lý tưởng Phật giáo cùng cuộc sống thực tế làm cho Phật pháp thường trụ nhơn gian, thay đổi thế gian, thể hiện tính khế lý khế cơ, đồng thời kiến lập được Phật giáo nhân gian, cõi Phật nhân gian và tịnh độ nhân gian.

Hiện nay Phật giáo Trung Quốc đang kế thừa và phát triển Phật giáo với tinh thần Phật giáo nhân sinh, tức đang hướng đến con đường Phật giáo nhân gian. Vì vậy việc kết hợp cuộc sống xã hội hiện đại để nghiên cứu văn hóa Phật giáo là điều tất yếu và cũng là khả năng vốn có. Dựa vào nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc cũng thấy rõ điều này, vì tinh thần và đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Quốc chính là chú trọng vào cuộc sống hiện taïi và kiếp hiện tại.

Làm thế nào để nhận thức được tinh thần cơ bản và đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo Trung Quốc?

Người viết cho rằng Phật giáo Trung Quốc đã kế thừa tinh thần cơ bản của Đức Phật, người sáng lập ra Phật giáo, đồng thời với không khí văn hóa truyền thống, đã hình thành một tinh thần Phật giáo tươi sáng khác với tinh thần Phật giáo Ấn Độ, điều tiêu biểu nổi bật hơn nữa là tinh thần giáo lý của Phật giáo tại AÁn Độ đã hàm chứa tinh thần nhân bản, lấy con người và cuộc sống làm trung tâm. Từ đó khẳng định được sự tồn tại, làm cho Phật giáo hình thành, thậm chí ngày càng phát huy và phát triển. Văn hóa Phật giáo Trung Quốc sở dĩ cùng với Đạo giáo, Nho giáo truyền thống song song trở thành những bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hóa tư tưởng truyền thống bởi vì trong một mức độ nhất định nào đó, Phật giáo đã bổ khuyết một số maët chưa đủ hoặc còn thiếu sót đáng tiếc của nền văn hóa tư tưởng truyền thống vốn có của Trung Quốc. Mặt khác, sự mâu thuẫn và dung hợp giữa Phật giáo cùng với Nho giáo, Đạo giáo ngày càng hướng đến cuộc sống con ngươøi, xã hội hiện thực, đúc kết thành phẩm cách mang tính hiện thực không thể tách rời. Nội dung giáo lý hàm ẩn đối với sự truy tìm hạnh phúc trong cuộc sống chính là con người trên mảnh đất Trung Quốc với cuộc sống xã hoäi hiện thực phải xem trọng sức lực và sinh mạng, có được tinh thần phát huy lớn mạnh hết sức mình.

Phật giáo hóa Trung Quốc đang thông qua sự kế thừa và phát triển tinh thần chủ nghĩa nhân văn của Phật giáo, ngày càng đến gần cuộc sống và xã hội hiện thực hơn. Khi nói đến quan điểm giải thoát cho tất cả chúng sanh và nhấn mạnh tinh thần thoát khỏi biển khổ của nhân sinh, Phật giáo Trung Quốc đang đề cao vấn đề nhân sanh và con người, trong đó tính đại biểu nổi bật nhất là Tôn phái Thiền tông, Phật giáo Thiền Trung Quốc đã khẳng định mạng sống chân thực của mỗi cá nhân, thể hiện trên cơ sở ý nghĩa và mạng sống nội tại hòa nhập vào sự giải thoát đối với cuộc sống hiện thực, thay đổi cách tu hành, cầu thành Phật giữa việc ăn cơm, mặc áo bình thường, nhấn mạnh tính tùy duyên, tùy vận mệnh, tức tâm tức Phật, cho rằng “tất cả tâm đều là Phật”, “tất cả Phật đều là con người”, người và Phật không khác nhau” (Trích “Ngũ Đăng Hội Nguyên” quyển III)

Trước từng bối cảnh lịch sử, Phật giáo trong giai đoạn phục hưng thời cận hiện đại, Phật giáo từ cuối đời Đường đến nay đã có khuynh hươùng nhập thế hóa, nhân sinh hóa. Tiến thêm bước nữa để kế thừa và phát triển, Thái Hư Đại sư đã mạnh mẽ đề xướng tinh thần Phật giáo nhân gian, tịnh độ nhân gian . Từ thập kỷ 60 trở lại đây, ở Hồng Kông, Đài Loan Phaät giáo hưng khởi vì luôn hướng về cuộc sống và xã hội, đúc kết nên một sự nghiệp văn hóa kiểu mới, và tại Trung Hoa đại lục trước mắt cũng đang đề xướng tư tưởng Phật giáo nhân gian, lấy tư tưởng tự lợi, lợi tha thực hiện tịnh độ nhơn gian, thể hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo là xem trọng cuộc sống hiện tại ngay kiếp này. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc đã tồn tại 2000 năm, nay đã và đang tiếp tục hướng đến con đường phát triển mới, bắt đầu một tiến trình mới, là một điều chứng minh cho thấy tinh thần thiết thực và nhân bản của Phật giáo.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2024(Xem: 2068)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
09/05/2024(Xem: 3967)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
06/05/2024(Xem: 2380)
Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước đông nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.
06/05/2024(Xem: 1008)
Thế là một tháng đã trôi qua kể từ khi mùa xuân mới về lại với phương bắc (quả địa cầu). Mùa xuân mang theo sự vui tươi rực rỡ của ánh nắng mặt trời, hoa thủy tiên và nghệ tây đã nở, tiếng chim ca mỗi buổi sáng rộn rã hơn. Rất dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu này của mùa xuân trôi trên tháng ngày. Chúng ta vẫn cảm nhận được sự tươi mát mới mẻ là món quà chào đón sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Khi nhìn nhận cái quý báu của mùa xuân, tôi không thể làm gì hơn là không nghĩ đến những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cái đẹp sâu sắc của của trái đất này. Trong những bài giảng, thầy luôn khuyến khích chúng ta trân quý và kết nối cái phút giây hiện tại ở đây (hiện pháp lạc trú) thông qua sự biết ơn sâu sắc đối với thế giới xung quanh chúng ta.
26/04/2024(Xem: 2659)
Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.
26/04/2024(Xem: 1841)
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi- Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh- có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
23/04/2024(Xem: 4121)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
16/04/2024(Xem: 1104)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 2982)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]