Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðọc "Giấc Mơ Trường Sơn" Thi tập của Tuệ Sỹ

28/03/201312:47(Xem: 10041)
Ðọc "Giấc Mơ Trường Sơn" Thi tập của Tuệ Sỹ

 

giacmotruongson2

Đọc "Giấc Mơ Trường Sơn"
Thi tập của Tuệ Sỹ

Đan Hà

---o0o---

...............

Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương

(trích Tôi Vẫn Đợi, trong Giấc Mơ Trường Sơn)

Đây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Đạo pháp. Trước năm 1975, Thầy là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên khảo đặc sắc về Văn học, Triết học Trung Hoa, Thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch, đã đăng liên tiếp trên nhiều tạp chí Văn học tại Sài gòn.

Tháng 3-1999, Hòa Thượng Huyền Quang đã gặp Hòa Thượng Quảng Độ và đề bạt Thượng Tọa Tuệ Sỹ làm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hai câu thơ trong bài Tôi Vẫn Đợi là hình ảnh bi tráng của một thực tại, ví như một cọng lau gầy, nhưng không gảy đổ trước gió dông bão loạn, vẫn đứng sừng sững với thiên thu. Với tấm lòng yêu quê cha đất tổ, nên Người quyết chí ở lại với quê hương. Cho dù phải ở lại giữa lòng tay bạo chúa!

ttthichtuesy

Chân dung Thầy Tuệ Sỹ

Đây có thể là tâm sự chung của cả một thế hệ đồng cảnh ngộ đã phải lạc loài. Mang một tâm trạng xót xa cho vận nước; một hoài bão xoay chiều thế cuộc. Đang sống trong thực tại rối rắm và hoang mang, mọi lối thoát nằm ngoài, cách ly với chủ thể hiện thời nên tư tưởng đành bay ngoài "viễn mộng"...

Vị Thiền sư đa mang một tâm hồn thi sĩ, nên thơ nở trên hai bình diện Trí tuệ thâm diệu của bậc đại hạnh, và một tấm lòng Từ Bi thơ mộng của nhân sinh.

Thi Nhân sinh trưởng trên dãy trường sơn của đất Thượng Lào, trong một giai đoạn (tạm gọi) là thanh bình. Nơi chốn núi rừng ấy đã hiến dâng cho Người những nguồn sống tươi mát và đẹp nhất; đã ghi lại trong lòng những thiết tha yêu mến muôn đời. Nhưng trong sự chuyển hóa của vô thường, vẫn ẩn dấu những chuyển biến của tan hợp:

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồihoang ...

Hai câu thơ đầu của một tuyệt tác, có tựa là "Không Đề" (sau in vào thi tập đổi lại tựa "Khung Trời Cũ") một bài thơ mà cố Thi sĩ Bùi Giáng đã nhận xét: "Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương." (trích Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng, viết về Thầy Tuệ Sỹ).

Tâm cảnh ấy đẹp biết bao, vì đã chan chứa một thời hoa mộng. Nơi chốn bao dung cho những tấm lòng chân nguyên; chở che cho con người chưa hề biết đến hệ lụy của cuộc đời. Vì thế mà Người thấy mến yêu như chưa bao giờ... Lòng yêu mến quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ đã trải dài từ núi lạnh đến biển trời mênh mông, còn mãi ghi khắc như những hạt muối đó chưa tan. Để biến thành một chí khí kiên cường trước tất cả những sức mạnh của bạo lực. Nên Người đã thể hiện tinh thần vô úy với hùng khí chất ngất, đã sống ngạo nghễ giữa lòng dân tộc. Khi thấy vận nước thăng trầm thì Người cũng dấn thân vào con đường của Kẻ Sĩ. Cất cao tinh thần bất khuất, để mong sao cho đất nước được thoát khỏi vòng trầm luân khổ nạn. Đứng trước cảnh đất nước suy vong ấy, Người cũng đã một lần "cởi áo cà sa khoác chiến bào". Chiến bào ở đây là sử dụng Trí Tuệ và lòng Từ Bi của đấng Như Lai, mong xoay vận nước thăng trầm trở lại thăng bình. Nhưng bạo quyền không thấy được, nên đã giáng xuống Người những bản án bất nhân! (năm 1979 đến năm 1981, Người bị bạo quyền cộng sản nhốt tù. Rồi đến năm 1984 bị bắt lại, sau đó bị ra tòa với bản án tử hình). Được các tổ chức của thế giới như Ủy Ban Nhân Quyền, Văn Bút Quốc Tế... can thiệp, nên án được giảm xuống 20 năm cấm cố! đến 02 tháng 9 năm 1998, Thầy được trả tự do sau 14 năm khổ sai.

Thầy Tuệ Sỹ không những là một lãnh tụ Phật Giáo Việt Nam khả kính, một học giả uyên bác về Triết Học Đông Tây, về Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa, Thầy còn mang một tâm hồn nghệ sĩ trong thế giới thi ca âm nhạc: làm thơ, thổi sáo, đánh dương cầm và vĩ cầm...

Thầy Tuệ Sỹ làm thơ rất nhiều, nhưng chỉ lưu lại với bản thảo mà thôi. Sau nầy Ni cô Tuệ Hạnh thu nhặt lại một số thơ của Thầy in thành thi tập "Ngục Trung Mị Ngữ"do Quảng Hương Tùng Thư xuất bản. Với thi tập nầy, thơ Thầy làm hầu hết là thơ bằng chữ Hán. Cảm động nhất là bài thơ Cúng Dường:

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bỉnh bát lệ vô ngôn.

Thượng Tọa Viên Lý dịch như sau:

Hai tay nâng chén cơm tù

Dâng lên từ phụ bậc thầy nhân thiên

Thế gian huyết hận triền miên

Bưng bình cơm độn lặng yên lệ trào.

Đến thi tập "Giấc Mơ Trường Sơn", (nhà xuất bản An Tiêm, San Jose, California, 2002.) cũng góp nhặt như thế. Thi tập nầy được kết hợp bởi các tập thơ mỏng của bản thảo như :

-Phương Trời Viễn Mộng có 9 bài thơ

-Giấc Mơ Trường Sơn gồm 29 bài thơ

-Tĩnh Tọa gồm 9 bài thơ

-Tĩnh Thất gồm 32 bài thơ

Tuy nhiên, trong các tập Tĩnh Tọa và Tĩnh Thất, với một tựa đề nhưng gồm nhiều bài thơ được đánh dấu 1-2-3.như "Trúc và Nhện" lại có đến 5 bài thơ...

Hai tập đầu (Phương Trời Viễn Mộng làm trước năm 1975, và Giấc Mơ Trường Sơn, làm từ 1975 đến 80) thuộc loại thơ diễn tả những suy tư về thân phận con người, về cảnh vô thường của tạo hóa, về vận nước thăng trầm, về lòng ái quốc và tinh thần dấn thân của kẻ sĩ...

Còn hai tập sau (Tĩnh Tọa, làm từ 1983 đến 2000, và Tĩnh Thất, làm từ 2000 đến 2001) phần lớn là những bài thơ rất cô đọng, được sử dụng ngôn ngữ siêu thực hòa với ngôn ngữ cổ phong hiện thực, tạo thành những hình ảnh kỳ ảo riêng tây. Mà bóng dáng của những hình ảnh ấy ảo hóa đến vô cùng.

Chúng ta hảy thưởng thức các thể thơ:

1) Thể thơ như loại thơ Heiku của Nhật.

Bài số 7 (trong Tĩnh Thất)

Trời cuối thu se lạnh

Chó giỡn nắng bên hè

Nắng chợt tắt

Buồn lê thê.

2) Thể thơ Ngu~Ngôn Tứ Tuyệt:

Buổi Sáng Tập Viết Chữ Thảo.

Sương mai lịm khói trà

Gió lạnh vuốt tờ hoa

Nhè nhẹ tay nâng bút

Nghe lòng rộn âm ba.

Sài gòn 80

3) Thể thơ Lục Bát:

Phố Trưa. (toàn bài)

Phố trưa nắng đỏ cờ hồng

Người yêu cát bụi đời không tự tình

Sầu trên thế kỷ điêu linh

Giấc mơ hoang đảo thu hình tịch liêu

Hận thù sôi giữa ráng chiều

Sông tràn núi lỡ nước triều mênh mông

Khói mù lấp kín trời đông

Trời ơi, tóc trắng rũ lòng quê cha

Con đi xào xạc tiếng gà

Đêm đêm trông bóng thiên hà buồn tênh.

Đời không cát bụi chung tình

Người yêu cát bụi quê mình là đâu ?

N.Tr 4-1975

4) Thể thơ Tự Do:

Bài Ca Cuối Cùng. (toàn bài)

Chim trời xếp cánh

Hát vu vơ mấy tiếng trong lòng;

Nhớ mãi rừng cây thăm thẳm

Ủ tâm tư cho hạt thóc cay nồng

Rát bổng với nỗi hờn khổ nhục

Nó nhịn ăn

Rồi chết gục.

Tôi đã hát những bài ca phố chợ:

Người ăn mày kêu lịch sử đi lui;

Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa

Vỗ lề đường đoán mộng tương lai.

Lộng lẫy chiếc lồng son

Hạt thóc căng nỗi hờn

Giữa tường cao bóng mát

Âm u lời ca khổ nhục

Nó nhịn ăn

Và chết.

Tôi đã hát bài ca của suối:

Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời,

Gọi quỷ sứ từ âm ty kéo dậy,

Ngập rừng xanh lấp lánh ma trơi.

Đêm qua chiêm bao ta thấy máu

Từ sông Ngân đổ xuống cõi người

Bà mẹ xoi tim con thành lỗ

Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời

Lồng son hạt cơm trắng

Cánh nhỏ run uất hận

Tiếng hát lịm tắt dần

Nó đi về vô tận.

5 Thể thơ 8 Chữ:

Tôi Vẫn Đợi. (toàn bài)

Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải

Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng

Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi

Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió

Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa

Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử

Dài con sông tràn máu lệ quê cha

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sống vỗ

Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương

Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa

Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu

Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng

Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều.

(trích Giấc Mơ Trường Sơn)

Những bài thơ trích dẫn trên đây, chỉ với mục đích giới thiệu các "thể, loại thơ" mà thôi. Cũng như hai bài thơ "Bài ca Cuối Cùng" và "Tôi Vẫn Đợi" cả hai chưa phải là những bài thơ đẹp nhất, tuyệt tác nhất của thi phẩm. Nhưng theo chủ quan, thì hai bài thơ nầy đại biểu cho hành trạng dấn thân cứu nước của Thầy. Nói lên tấm lòng mến yêu Dân tộc và Đạo pháp trên tất cả. Thơ diễn tả cô đọng lại một giai đoạn lịch sử nuớc nhà. Chỉ qua một vài đường nét... Có thể hiểu là những bài thơ "Ngụ Ngôn" cũng được; hay có thể hiểu là thơ hiện thực cũng không sao. Vì hình ảnh phác họa ấy, sau năm 1975 chúng ta ai cũng đã biết. Hơn hai mươi triệu đồng bào miền Nam, trong tháng tư năm ấy cũng như: "Chimtrời xếp cánh. Hát vu vơ mấy tiếng trong lồng". Chiếc lồng (dù là lồng son) cũng là chốn tù ngục của loài chim, cho nên vẫn nhớ đến bầu trời bao la, nhớ mãi rừng cây thăm thẳm... thì chẳng khác gì dân chúng tại thành phố Sài gòn (nói riêng) cũng đã hát như chim:

Tôi đã hát những bài ca phố chợ:

Người ăn mày kêu lịch sử đi lui;

Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa

Vỗ lề đường đoán mộng tương lai.

(Bài Ca Cuối Cùng)

Thế cho nên tôi vẫn đợi đã mở ra một sinh lộ mới cho tương lai Việt Nam. Vì hiện tại vừa tan tác, quê hương còn điêu tàn, thảm cảnh chiến tranh tuy đã chấm dứt, nhưng hận thù thì vẫn còn tiếp diễn. Câu thứ hai của đoạn thơ trên, phải chăng là nỗi khủng hoảng tột cùng của biến chuyển tháng tư đen? Nên người ăn mày cũng đang thảng thốt kêu gọi lịch sử hảy đi lui? để được thấy cảnh "thanh bình" trong "tao loạn", để được thấy lại cái dĩ vãng tuy không như ý, nhưng cũng còn được chút hơi thở tự do.

Sau 28 năm qua đi, nhưng cảnh ấy bây giờ ở Sài gòn có còn không nhỉ? Hay mỗi ngày tình cảnh còn bi đát thêm hơn, khi nỗi tuyệt vọng vẫn kéo dài mãi ra. Khiến cho niềm chờ cứ vẫn ngày thêm khắc khoải.

Hay vẫn còn cảnh:

Đêm qua chiêm bao ta thấy máu

Từ sông Ngân đổ xuống cõi người

Bà mẹ xoi tim con thành lỗ

Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời.

(Bài Ca Cuối Cùng)

Những bài thơ trích đăng trên đây hầu hết là thơ Thầy làm ở trong tù, cho nên giá trị văn học có thể bị giới hạn. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến sự hy sinh của một bậc tu hành, thì những bài thơ nầy đã nói lên tất cả tinh thần muốn vinh danh, những gì muốn suy tôn.

Như bài thơ Tôi Vẫn Đợi, đã thể hiện lòng son sắt với lý tưởng, ý chí quyết tâm của con đường Thầy đã và đang đi cho tương lai của dân tộc Việt Nam:

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió

Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa

Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử

Dài con sông tràn máu lệ quê cha.

(Tôi Vẫn Đợi)

Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã trải dài, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông. Trong đó Phật giáo đã đóng góp rất nhiều công sức, kể cả máu xương để chống lại ngoại xâm bảo toàn đất tổ, thế mà Phật giáo chẳng được một phần thưởng nào cả. Trái lại còn bị chính quyền Cộng sản ngược đãi, đàn áp!

Đến bây giờ sau 28 năm chấm dứt chiến tranh, nhưng vết thương cũ chẵng những chưa lành hẳn, mà còn tạo nên vết thương mới, bời hận thù phân hóa. Gần đây, chính quyền Cộng sản đã phải thú nhận: "Buổi đầu có thiếu sót, có nhiều sai trái..." Như vậy, công cuộc đấu tranh của Phật giáo đã có chính nghĩa. Và, trong suốt thời gian bị đàn áp, Phật giáo chỉ đấu tranh trong thầm lặng, dùng lời ái ngữ để kêu gọi sự quan tâm của chính quyền. Nhờ vậy mà được sự ủng hộ của thế giới.

"Tôi Vẫn Đợi", phải chăng là đợi một ngày vết thương cũ được hàn gắn, hay đợi một ngày mà giang san gấm vóc của dân tộc Việt không còn sâu mọt đục khoét, người người không còn phân ly, được sống trong tự do và hạnh phúc.

Và, một trong những người chờ đợi ấy là Thượng Tọa Tuệ Sỹ, vị Tu Sĩ có đủ khả năng đại diện cho Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, với thành tích của một người tù lương tâm, với bản án tử hình năm 1988 và trên 14 năm ngục tù lao lung... nên vẫn sẵn sàng:

.....................

Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương!


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 3962)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10970)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 12991)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6550)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4659)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2515)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3738)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2662)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6436)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 8807)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]