Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Bốn Nhóm Thực Phẩm Chính

13/12/201018:54(Xem: 13279)
I. Bốn Nhóm Thực Phẩm Chính

 

Bộ Canh nông Hoa Kỳ vào năm 1956, trong mục đích làm gia tăng sức khỏe của người dân, đã chia thực phẩm thành bốn nhóm căn bản: nhóm sữa, nhóm thịt, nhóm rau trái và nhóm ngũ cốc.

Nếu chúng ta nhìn vào hình trên thì thấy tuy rau trái, ngũ cốc được xem là cần thiết nhất, nhưng các nhóm sữa và thịt cá vẫn được khuyến khích càng nhiều càng tốt. Điều ấy đã phản ảnh trong những buổi ăn sáng, trưa và tối của đa số dân chúng: uống sữa, ăn phó-mát, bơ, trứng, thịt bò, thịt gà, thịt heo, cá, tôm, cua, cùng bánh mì và rau trái.

Thực phẩm chính trên bàn ăn không phải là bánh mì hay ngũ cốc và rau trái mà là thịt bò hay thịt gà, cùng với phó-mát, bơ và sữa tươi. Hình ảnh về các bữa ăn ở Hoa Kỳ là điều mơ ước của nhiều người dân xứ khác, với miếng thịt thật lớn ở giữa, những ly sữa tươi, bánh mì, những miếng khoai tây chiên vàng, những chai nước sốt, trứng chiên, những miếng bơ, phó-mát, cùng bánh ngọt bổ dưỡng... Nhưng ngày nay nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã báo động rằng đó chính là cách ăn đưa đến nhiều bệnh tật nhất.

Khi số lượng người bị bệnh đau tim (heart attack), bệnh xuất huyết não, bệnh huyết áp cao, bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú cùng nhiều chứng bệnh khác gia tăng do việc ăn uống, thì nhiều bác sĩ đã báo động rằng thành phần dinh dưỡng hằng ngày của người Hoa Kỳ cần phải được thay đổi. Phản ứng này cũng tương tự như khi được báo động rằng mỗi năm có trên 400.000 người bị chết do thuốc lá, chính quyền đã cương quyết hơn trong việc cấm hút thuốc lá ở các nơi công cộng như trên máy bay, nơi tiệm ăn, nơi làm việc....

Người ta đã so sánh cách ăn uống của người Mỹ với người Nhật. Người Nhật ăn rất nhiều cơm, rau, các loại đậu và chỉ một ít cá. Người Mỹ thì ngược lại, thành phần chính trong bữa ăn là thịt. Bác sĩ Peter Greenwald thuộc Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Ung thư của Viện Quốc gia Ung thư cho biết: “Người Nhật ở tại Nhật Bản chỉ có một phần năm hay một phần sáu bị ung thư vú so với khi sang sống tại Hoa Kỳ. Khi họ qua Hawai sống, số người bị ung thư gia tăng.”

Điều này cũng đúng với người Việt Nam. Nhiều người Việt sang Hoa Kỳ sống cũng bị gia tăng các chứng bệnh tim, bệnh ung thư do cách ăn uống nhiều thịt và mỡ. Những người Việt Nam tại quê nhà thường ăn nhiều rau, đậu, các thứ nước chấm như nước mắm, xì dầu, tương, các loại trái cây... Những người khá giả ở thành phố thì ăn nhiều thịt cá hơn, nhưng phần đông ăn các bữa ăn nhiều cơm, rau, các loại ngũ cốc... Những bữa cơm nhà nghèo ấy ngày nay lại phù hợp với tiêu chuẩn ăn uống để được lành mạnh tại một nước giàu có như Hoa Kỳ.

Nhưng người Á châu không cần phải đợi đến lúc sang định cư ở nước Mỹ mới có sự gia tăng bệnh tật nói trên. Ở Nhật Bản, số người tiêu thụ các loại thịt, kem lạnh, các thức ăn chiên cùng các thức ăn nhiều mỡ đang gia tăng và điều này làm nâng cao con số những người bị bệnh ung thư cùng nhiều chứng bệnh khác. Tại Thái Lan, ngày nay uống sữa tươi được xem là “đúng mốt”. Tại Trung Hoa, các tiệm bán những loại thức ăn nhanh (fast food) chứa nhiều mỡ được rất nhiều khách hàng tìm đến. Đó là chưa kể cách ăn đặc biệt gồm có tôm, các bộ phận súc vật như ruột non, ruột già, gan, phổi của bò, heo... chứa một lượng cholesterol cao hơn thịt.

Tại Hoa Kỳ, cứ bốn người có một người huyết áp cao (25%). Theo Bộ Y tế Hoa Kỳ, mức độ cholesterol lý tưởng trong máu là thấp hơn 200 milligram trong một decilit (mg/dl). Mỗi lần thử máu, bác sĩ sẽ thông báo cho ta biết về mức độ cholesterol trong máu cũng như đưa ra các lời khuyên cần thiết về cách giảm bớt chất này. Cách giản dị nhất là bớt ăn mỡ cùng các thứ dầu như dầu dừa, dầu thốt nốt, dầu phụng... Càng ăn ít những thứ ấy càng tốt, vì chúng chứa nhiều acid béo bão hòa (saturated fatty acid) là chất dễ đóng thành cặn quanh vành trong các mạch máu, làm cho mạch máu nhỏ lại. Dù ăn các loại dầu như dầu đậu nành, dầu hạt hướng đương, dầu bắp, dầu mè là những loại chứa acid béo không bão hòa (unsaturated fatty acid) có phần tốt hơn, nhưng nếu dùng để chiên thực phẩm, các loại dầu ấy sẽ biến đổi một phần tánh chất thành dầu bão hòa, có tánh chất tác hại nói trên. Ngoài ra, nếu nướng thịt hay cá thì sẽ tạo ra chất độc polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) là chất gây ra ung thư dạ dày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2013(Xem: 3114)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
20/04/2013(Xem: 6442)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3758)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10718)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17752)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2782)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16425)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13773)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2878)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 893)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]