Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Ý Nghĩa Việc Cúng Ông Bà Trong Ngày Tết

13/12/201018:48(Xem: 15970)
II. Ý Nghĩa Việc Cúng Ông Bà Trong Ngày Tết

 

Chúng ta đang ở vào thời đại khoa học hiện đại. Mọi người đều biết rằng vũ trụ này rộng lớn mênh mông. Quả đất to lớn của chúng ta chỉ là một thành phần nhỏ bé của thái dương hệ, gồm mặt trời và các hành tinh khác. Dải Ngân hà có đến hàng tỉ tỉ mặt trời, nên thái dương hệ cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ của dải Ngân hà, ví như một hạt bụi trong tòa lâu đài to lớn. Nhưng dải Ngân hà cũng chỉ là một thế giới nhỏ bé so với hàng tỉ tỉ thế giới khác trong vũ trụ rộng lớn mênh mông.

Các nhà khoa học hiện đại đã biết đến trên 200 ngàn tỉ dải thiên hà trong vũ trụ, mà dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một trong số đó. Người ta suy đoán rằng, vũ trụ to lớn hiện nay bắt đầu xuất hiện sau một vụ nổ lớn (big bang) vào khoảng mười lăm tỉ (15.000.000.000) năm trước đây. Vụ nổ vĩ đại đó đã tung ra khắp vũ trụ những đám mây năng lượng, từ đó các ngôi sao thành hình. Quanh các ngôi sao này có các khối lửa nóng, nguội dần đi và trở thành các khối tinh cầu tự xoay tròn quanh chúng, và đồng thời cũng xoay quanh mặt trời. Các nhóm hành tinh (như trái đất), vệ tinh (như mặt trăng) và định tinh (như mặt trời) có hằng hà sa số trong vũ trụ bao la này. Kinh điển Phật giáo gọi vũ trụ mênh mông rộng lớn đó là Tam thiên đại thiên thế giới. Ngay trong dải Ngân hà (Milky way) này, thái dương hệ mà trái đất chúng ta là một thành phần cũng được ví như hạt bụi nhỏ trong một căn phòng vĩ đại và dải Ngân hà cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ vô cùng vô tận.

Khi cúng kỵ ông bà, người Phật tử trên quả đất này khấn nguyện tên người quá vãng, hay lúc chúng ta làm lễ gia tiên, cúng rước ông bà về cùng hưởng xuân với con cháu, thì họ từ đâu trong cõi vũ trụ mênh mông ấy trở về với chúng ta.

Đức Phật luôn luôn nhắc nhở người Phật tử không nên mê tín dị đoan. Tất cả mọi niềm tin phải xuất phát từ kinh nghiệm tự thân, phải dựa trên sự hiểu biết chân thật, chính xác. Việc thờ cúng của người Phật tử ở nhà hay ở chùa cũng đều phản ảnh lời dạy đó.

Khi ta thành tâm đốt nén nhang cùng để lòng thanh tịnh mà khấn nguyện các vị quá vãng, một sự nhiệm mầu hưng khởi trong tâm ta. Lúc đó lòng thành bao trùm tất cả, không có một ý tưởng tạp nhạp (tạp niệm) nào xen vào. Tất cả, bên trong cũng như bên ngoài trở nên trong sạch và vắng lặng. Tâm ta trở nên rộng lớn mênh mông như vũ trụ; đèn, nhang, bông hoa quả phẩm ngời sáng lung linh. Sự an lạc và tĩnh lặng tràn đầy khắp chốn. Với tâm rộng lớn, ngời sáng, rỗng lặng và an vui đó, con cháu nghĩ tưởng đến ông bà cha mẹ quá cố thì ông bà cha mẹ hiện ra tràn đầy, an vui, tươi sáng trong tâm con cháu và cùng vui hưởng ba ngày xuân.

Từ sự thành tâm đó mà niềm an vui thật sự dâng lên trong lòng chúng ta. Mỗi người trong gia đình từ giờ phút đó ý thức nhiều hơn đến việc đem lòng thương mến mà đối xử, nói năng với nhau, trẻ con người lớn đều hớn hở vui tươi, chuẩn bị cho buổi cúng giao thừa với sự hiện diện của ông bà, cha mẹ quá cố tràn đầy nơi tâm chúng ta: Lòng thương yêu hiếu kính của con cháu đã xóa tan sự cách biệt về không gian lẫn thời gian, giữa người sống và người quá cố. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai cùng hai cõi sống chết đã hợp thành một chốn trong sáng, an vui, rộng lớn, bây giờ và nơi đây.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2018(Xem: 6888)
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi “IPad” hầu hết là người Á châu – Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
03/09/2018(Xem: 18078)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 12028)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
28/08/2018(Xem: 6360)
Trong bài Đôi dòng cảm nghĩ về cuốn Võ Nhân Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2001, Giáo sư Mạc Đường, nguyên viện trưởng viện Khoa Học xã hội TP.HCM có cho biết rằng, họ Quách, mặc dù ông tổ vốn dòng Mân Việt nhưng không chịu sống dưới chế độ Mãn Thanh nên đã rời bỏ Trung Quốc di dân sang Việt Nam. Đến thế hệ Quách Tấn và con là Quách Giao đã trên 300 năm. Vì sống tại Tây Sơn đã nhiều thế hệ “ nên họ Quách có biết dược nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương. Nhất là thời đại Tây Sơn và phong trào Cần Vương. Gia phả của họ Quách đều có ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng này.
26/08/2018(Xem: 3740)
Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.
20/08/2018(Xem: 4708)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ), Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.
15/08/2018(Xem: 7858)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 4382)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
11/08/2018(Xem: 11923)
Bà hiện còn khỏe, minh mẫn, sống ở Nha Trang. Bà thành hôn với nhà văn B.Đ. Ái Mỹ 1940, cuộc tình sau 47 năm (tức năm phu quân mất 1987), bà sinh hạ 14 người con: 7 trai, 7 gái. Tất cả 14 người con của bà đều say mê âm nhạc, thích hát và hát hay, nhất là người con thứ ba - Qui Hồng. Hơn ½ trong số này cầm bút, làm thơ, viết văn, vẽ, điêu khắc và dịch thuật. Người có trang viết nhiều nhất là người con thứ 10: Nhà văn Vĩnh Hảo, với 13 đầu sách đã phổ biến… Bà là nữ sĩ nổi tiếng không những về thơ ca mà còn cả thanh sắc, thêm vào tính tình hiền diu, đằm thắm nên được văn thi hữu thời bấy giờ quí trọng. Bà là nữ sĩ nổi danh từ thập niên 30 vế cả ba mặt Tài, Sắc và Đức.
09/08/2018(Xem: 8077)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]