Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Trì Niệm Thần Chú Và Cầu Nguyện Để Chữa Trị Bệnh Tật

13/12/201018:32(Xem: 15591)
III. Trì Niệm Thần Chú Và Cầu Nguyện Để Chữa Trị Bệnh Tật

 

Phương tiện y khoa hiện đại ngày càng tối tân, nhưng không có nghĩa là mọi bệnh tật đều có thể được chữa trị nhanh chóng và thành công. Bên cạnh thuốc men và sự chăm sóc của bác sĩ, các bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng hơn nếu kết hợp thực hành trì chú, ngồi thiền và cầu nguyện với tất cả lòng thành và niềm tin mạnh mẽ.

Câu thần chú được nhiều người xem là linh nghiệm nhất của Phật giáo là “Om mani padme hum”. Người Việt gọi đây là “Lục tự đại minh chân ngôn” (vì gồm có 6 chữ, hay 6 âm) và phát âm là “Án ma-ni bát-di hồng”. Trước hết chúng ta hãy thử tìm hiểu ý nghĩa và sự mầu nhiệm của cầu thần chú vô cùng linh thiêng này.

Ngài Đạt-lai Lạt-ma trong một bài thuyết giảng ngắn gọn đã nhấn mạnh đến phước đức lớn lao của người có duyên may trì câu thần chú Om mani padme hum cùng hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú vĩ đại bao la và vô cùng linh thiêng này.

Om (án)


Âm của ba chữ Phạn là A, U, M nói về thân, khẩu và ý của chúng sinh trong trạng thái bất tịnh và thân, khẩu, ý thanh tịnh của chư Phật. Khi thực hành sự tu tập, chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý bất tịnh của chúng ta thành thân, khẩu, ý thanh tịnh của chư Phật.

Mani (ma-ni)


Là viên ngọc quý của phương tiện tối thắng, của sự khai mở lòng từ bi và hướng đến tất cả mọi chúng sinh để đem lại an vui hạnh phúc cho họ.

Padme (bát-di)


Là đóa hoa sen trong sạch, là trí tuệ hiển bày khi chúng ta thực hành sự tu tập để lòng từ bi tỏa chiếu. Trí tuệ là sự hiểu biết chân thật, thấy biết rõ ràng, tinh tường mọi thứ, nhưng không bị dính mắc vào các ý tưởng phân biệt cùng với các cảm xúc dấy khởi từ sự phân biệt đó. Nói khác đi là ta trực nhận tính cách rỗng lặng của mọi hiện tượng tâm lý cũng như vật thể. Do đó mà tâm chúng ta trong sạch như đóa hoa sen tinh khiết tỏa hương thơm ngát trong ao đầm bùn lầy.

Hum (hồng)


Là sự siêu vượt mọi đối nghịch, mọi giới hạn, là sự bất khả phân ly, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tình thương yêu trong sáng bao la và sự hiểu biết chân thật. Đó chính là thực chất của nguồn hạnh phúc bao la.

Như thế, khi chúng ta nhất tâm trì niệm câu thần chú nhiệm mầu Om mani padme hum và thực hành thiền quán thì chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý từ trạng thái bất tịnh thành trạng thái thanh tịnh, chuyển hóa tất cả nguồn năng lượng ô nhiễm bởi giận hờn, lo lắng, sợ hãi, khổ đau, phiền muộn thành an vui, thoải mái, tha thứ, thương yêu, thông minh và hạnh phúc.

Y khoa hiện đại ngày nay đã nhìn nhận có sự tương quan mật thiết giữa thân và tâm trong vấn đề phát sinh bệnh tật, cũng như trong vấn đề chữa trị bệnh tật. Do đó, thực hành tu tập không những giúp ta có được đời sống tinh thần an vui hạnh phúc, mà còn giúp ta chữa trị các bệnh tật hiểm nghèo.

Trong các khóa tu thuộc Tịnh độ tông, Thiền tông và Mật tông, người ta áp dụng những phương pháp linh diệu chuyển hóa mọi năng lực tiêu cực thành tích cực. Các hành giả lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, thiền hành. Khi thực hành với lòng thành thì họ kinh nghiệm một trạng thái cực kỳ an vui, hoàn toàn buông xả. Trong trạng thái thân tâm như thế, mọi sự cầu nguyện đều có tác dụng tích cực và nhanh chóng. Hành giả còn có thể chuyển những năng lực tích cực đến cho toàn thể đời sống thể chất và tâm linh của mình qua sự quán tưởng thân mình trong sạch và lành mạnh, tiếp xúc trực tiếp với những cảm giác thoải mái và an vui chân thật từ sự quán tưởng nói trên, kinh nghiệm rõ ràng sự thường hằng, sự có mặt vĩnh cửu của Phật tánh nơi mình, luôn luôn trong sáng và rộng lớn vô biên, cùng an hưởng một niềm hạnh phúc vi diệu, tràn dâng không bờ bến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2022(Xem: 2599)
Chính vì thế mà bao người bỏ cả gia đình, của cải danh vọng, quyền thế nương nhờ của Phật để có cuộc sống yên bình. Nhưng không phải ai cũng có thể làm như vậy. Chúng ta vẫn cần và còn nợ thế gian này. Hủy hoại thân để tìm một thiên đường ảo ảnh là ngu dại. Chúng ta vẫn còn phải sống với thân tứ đại giả tạm này. Nhưng sống mà tỉnh thức. Mà muốn tỉnh thức thì phải luôn luôn giữ gìn chánh niệm. Giữ gìn chánh niệm là xa lánh kẻ hung ác, Xa lánh những nơi ăn chơi tụ họp đông người. Xa lánh những chốn mưu danh đoạt lợi. Cảnh giác với những lời hứa ngọt ngào.
02/09/2022(Xem: 2838)
Kính bạch Sư Phụ Nguyên Tạng, con bắt đầu nghe MP3 bài giảng của Sư Phụ về Nhân Quả. Bạch Sư Phụ, con nghe lại được tiếng giảng của Sư Phụ rất quen thuộc như xưa kia con nghe Sư Phụ giảng suốt hai năm Covid, Nhưng bạch Sư Phụ, con kính sám hối, âm thanh giảng của Sư Phụ trong giảng đường có thính chúng bị vang dội và cuối mỗi câu bị nhoà nên con không nghe được trọn vẹn.
01/09/2022(Xem: 2463)
Tôi nhớ mãi làng quê tôi thuở ấy Có mái chùa xưa - mái ấm tâm linh Ngày mưa nắng bao nẻo đường cơm áo Tiếng chuông chùa khêu sáng ánh tâm minh Chúng tôi lớn khôn theo tiếng chuông chùa Tuổi thanh xuân sống quyện hoà ánh đạo Xoá tự ti, bỏ gian tham, kiêu ngạo Người gặp người trong đạo lí từ bi
30/08/2022(Xem: 2637)
Nhìn hình ảnh Thầy, Mẹ Tâm Thái cùng phái đoàn đi thăm trại mù, lòng con như chùng xuống. Ôi! Đồng bào con đó, họ đang sống trong tăm tối mù loà giữa một xã hội của thiên đàn cộng sản, họ dường như bị bỏ rơi và quên lãng nếu không nhờ được tình người, tình nghĩa đồng bào 2 chữ thật thân thương chia xẻ cho họ chút niềm vui, an ủi trong cảnh đời không còn thấy ánh sáng mặt trời, thấy được những dòng sông, bông hoa, tất cả cảnh vật trên thế gian này dù đẹp hay xấu sao con nghe lòng quặn thắt niềm đau
26/08/2022(Xem: 2852)
Học Phật là học những lời Phật đã dạy và được lưu truyền qua Tam Tạng Kinh Điển. Từ ngày thành đạo cho đến lúc nhập Niết Bàn, những lời Phật dạy quả không ít. Chúng ta không thể học hết Tam Tạng Kinh Điển nhưng những gì căn bản nhất chúng ta đều được học. Lành Thay !
23/08/2022(Xem: 2440)
Hôm nay ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Dần, là lễ Chung Thất Đại đức Thích Thông Tạng, người Sư huynh thân kính và cũng là ân nhân của Thông Đạo. Như lời Sư huynh thường gọi Thông Đạo là Sư đệ và khiêm tốn xưng là Sư huynh, đệ xin thành kính tưởng niệm đến ân và nghĩa quý báu mà Sư huynh đã thương tưởng dành cho đệ.
18/08/2022(Xem: 3179)
Nếu chỉ sống một lần…điều gì quý giá nhất? Có khi nào …bạn trầm mặc giữa tịch liêu Để biết rằng … Một đi không trở lại ..khi nhận vé một chiều Như một lần được lên sóng màn hình trục tiếp!
16/08/2022(Xem: 3153)
Thư anh đến trong lúc tôi đang đọc quyển sách của Mark Epstein, nhan đề là “Advice not given”. Đây là quyển sách thứ ba của cùng tác giả mà tôi đọc, toàn là xếp vào hạng best-sellers ở Mỹ. Epstein là bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Nổi tiếng vì là thầy thuốc giỏi. Và nổi tiếng là nhà Phật học uyên thâm. Có gì lạ đâu, phải không anh Đỗ? Đức Phật của chúng ta đã chẳng là thầy thuốc đó sao! Lặn lội trong chuyên môn phân tâm học với Freud, với Jung, ông chợt thấy đức Phật, ông lặn lội qua Tây Tạng “học Phật”, học cả với các danh sư ở M
04/08/2022(Xem: 2430)
Khi tâm hồn vút lên Hy Mã Ta ung dung vào giữa chợ đời Lòng mở cửa – yêu thương không vị ngã Thì cần chi kích thích tố dựng niềm vui Mọi nhãn hiệu đeo mang chừ vứt bỏ Ta tự do tự tại giữa vô thường Sáng chủ nhật lên đồi cao hóng gió Trải giấc nồng ngoài tiếng hát trùng dương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]