Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

13/12/201018:16(Xem: 15696)
VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

 

Phật giáo nhấn mạnh đến cái tâm trong sáng, linh động, tỉnh thức, hay tâm Phật của mỗi chúng ta. Tu tập là sống với cái tâm chân thật đó chứ không phải bám víu vào các hình ảnh, âm thanh, màu sắc chợt đến chợt đi làm khơi đậy những vui buồn, thương ghét, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.

Để nhắc nhở người tu tập đừng bị dính mắc vào sự hiểu biết sai lầm, Thiền tông cũng như các tông phái Phật giáo khác đều tụng đọc thường xuyên bài Bát Nhã Tâm Kinh, nhấn mạnh đến tánh không của vạn pháp. Về phương diện nhận thức, tánh không là tánh trong sáng tự nhiên của mỗi sự vật. Chúng không dính dáng gì đến những xấu tốt, hay dở mà ta gán cho sự vật. Vạn pháp là mọi hiện tượng vật lý cũng như tâm lý, mọi sự vật do nhiều yếu tố khác nhau nương tựa vào nhau hay kết hợp với nhau mà thành, mà có mặt. Khi thuận duyên, các điều kiện thích hợp có mặt thì chúng xuất hiện. Khi hết duyên, các điều kiện kết hợp không còn nữa thì chúng tan rã. Không có một thứ gì có tánh cách riêng biệt và mãi mãi như vậy (vô ngã). Do đó, về mặt đời thì ta làm mọi điều hợp với luân thường đạo lý, nhưng về mặt đạo thì ta không bám víu vào những thứ ấy mà đề cao mình hay chê bai người để giải quyết những khó khăn nội tâm của chính mình. Nhờ vậy nên lúc nào cũng thong dong tự tại.

Về phương diện thực hành, tâm ta luôn luôn ở trong trạng thái bén nhạy, linh động và tỉnh thức trong đời sống hằng ngày. Thiền chú trọng đến sự tiếp xúc và nhận biết trực tiếp tất cả mọi thứ mà không bám víu vào bất cứ một ý tưởng, cảm giác, tâm tư, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, xúc chạm nào, như ngài Tam tổ Tăng Xán đã nhắc nhở trong bài Tín Tâm Minh:

Chí đạo vô nan,
Duy hiềm giản trạch.
Đãn mạc tăng ái,
Đỗng tự minh bạch.
Trúc Thiên dịch:
Đạo lớn chẳng gì khó,
Cốt đừng chọn lựa thôi.
Nếu lòng không thương ghét,
Thì tự nhiên sáng ngời.

Sự sáng ngời đó là tâm an vui tỏa chiếu khi nó không còn bị che mờ bởi những thấy biết sai lầm do ta bám víu vào sự phân biệt đưa đến việc thích cái này, không ưa cái kia... Dĩ nhiên, sự phân biệt vốn rất cần thiết trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp chúng ta nhận biết những điều tốt, xấu, hay, dở trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chúng ta bám víu vào sự phân biệt đó, dính mắc vào sự phân biệt đó đến nỗi bị chúng ám ảnh không ngừng thì tâm ta sẽ mê mờ. Đạo Phật dạy rằng khi dứt bỏ cội gốc của vọng tâm hay tâm mê mờ đó (si) thì những áp lực bên trong, những lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, khổ đau (luân hồi) sẽ tự rơi rụng.

Như thế, về phương diện chữa trị tâm bệnh, chúng ta thấy thiền và ngành tâm lý trị liệu rất gần gũi nhau, đều nhắm đến nhận biết rõ ràng những xung động, những ham muốn, những động lực thực sự làm chúng ta lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, bất an, phiền não... Hai bên đều tìm đến cội nguồn của khổ đau và giải quyết chúng tận gốc rễ. Khoa tâm lý trị liệu cố gắng làm cho cái tôi (ego) trở lại bình thường, trở nên lành mạnh để có thể sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Một cái tôi lành mạnh là một cái tôi mềm dẻo, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới và có sức chịu đựng tốt. Đạo Phật nhấn mạnh đến cái tôi chân thật mà kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã (cùng với ba yếu tố chân thường, chân lạc và chân tịnh) ở sau những ý tưởng, những cảm giác sướng khổ, nhưng tâm tư vui buồn mà chúng ta thường đồng hóa với chính mình: tôi suy nghĩ, tôi sướng, tôi khổ.v.v... Các ý tưởng, cảm giác, tâm tư ấy đến và đi như những đám mây bay qua bầu trời, nhưng bầu trời vẫn luôn trong sáng không hề bị vẩn đục. Cái tôi chân thật ấy rất lành mạnh, dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh mới và luôn luôn tươi mát, linh động.

Khi sống với cái tôi chân thật thì chúng ta trực tiếp biết rõ cái mà chúng ta cho là cái tôi trước đây chỉ là sự nối tiếp liên tục của các ý tưởng, tâm tư, phản ứng từ những chuyển biến tâm sinh lý, làm cho ta có cảm tưởng có một cái tôi với các tính tình, thái độ, suy tư, phản ứng cố định, có mặt như thế hoài.

Thiền là sống với tâm chân thật, hay cái tôi chân thật mà trong kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã. Sống với tâm chân thật là sống tỉnh thức, là không bám víu vào những ý tưởng, những cảm giác, những tâm tư chợt đến chợt đi như trước đây, là luôn để tâm trong trạng thái linh động, trong sáng, rộng lớn bao la như bầu trời.

Với tâm tỉnh thức và bén nhạy như thế thì những ý tưởng, những ham muốn, những vui buồn, thương ghét tự chúng sẽ thong dong tự tại như những đám mây đến và đi trên bầu trời mà không bị dính mắc, không bị cột chặt. Cái trung tâm mà ta gọi là cái tôi đó không còn là một vùng nhỏ bé mà ta phải bảo vệ qua cơ chế tự vệ (defensive mechanism) nữa. Từ đó, áp lực bên trong giảm dần khi ý tưởng cùng những tâm tư nối tiếp thưa dần và trở nên yên tĩnh.

Lúc ấy, tâm của mỗi chúng ta chỉ là khoảng không gian bao la trong đó tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật tràn đầy. Niềm an vui sâu thẳm lúc đó tự nó biểu lộ, tự nó dâng tràn. Niềm an vui kỳ diệu ấy không nương tựa vào đâu cả, không phải lệ thuộc vào bất cứ một điều gì cả.

Khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp điều ấy thì ta biết một cách chân thật rằng không phải bản năng sinh tồn chi phối mọi hoạt động của con người mà chính là Phật tánh, tình thương yêu trong sáng, sự hiểu biết chân thật và nguồn hạnh phúc tự nhiên tràn đầy thúc đẩy ta tiến lên trên con đường Bồ Tát đạo, thực hành đời sống an lành, hạnh phúc cho mình và cho người. Lúc ấy, chính tình thương bao la, tâm đại bi, là nguồn động lực mãnh liệt như nước vỡ bờ xóa tan mọi điều ích kỷ và tiêu cực để hoàn thành những điều tốt đẹp nhất cho đời sống con người.

Ngày nay, có nhiều bác sĩ phân tâm hay tâm thần học thực hành thiền và áp dụng thiền trong tiến trình chữa trị cho bệnh nhân. Điều này làm chúng ta càng muốn hiểu rõ thêm về sự liên hệ giữa hai bên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2022(Xem: 2414)
Trân trọng giới thiệu Sách Mới: HƯƠNG PHÁP 2022 gồm 11 bài thi của các tác giả trúng giải Hương Pháp và Xuất Sắc trong Cuộc thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp do Chùa Hương Sen tổ chức năm 2022 và đã phát giải thưởng vào ngày 11 tháng 12 năm 2022. Giải thưởng Cuộc thi sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 25,000.00 USD, được phân bổ thành các giải như sau: Giải I: $5,000.00, Giải II: $3,000.00, Giải III: $2,000.00 Hai giải Khuyến Khích, mỗi giải: $1,000.00 Sáu giải Hương Pháp, mỗi giải: $500.00 50 giải Hoằng Pháp, mỗi giải: $200.00
06/12/2022(Xem: 1940)
Thuở còn niên thiếu, ông Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.
04/12/2022(Xem: 2292)
Vậy đó mà đã một năm, thời gian trôi qua thật nhanh mà con dường như không để ý Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hôm nay nhờ Thầy gửi con mới biết là Tiểu Tường của Sư Bà Nhìn chân dung Sư Bà trong khung ảnh trái tim và 3 bông hồng rực đỏ, với gương mặt từ hòa, sống động , bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ lại hiện ra trong con thật gần gũi Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Sư Bà qua Đức, về chùa Phật Huệ, con luôn ngồi dưới chân Sư Bà, Sư Bà nắm tay con trong yên lặng, nhìn con thật ấm áp, như hình ảnh người mẹ hiền thương yêu con trẻ, những lúc ấy con chỉ hỏi " thưa, Sư khỏe không? Con thương Sư lắm" Sư Bà lại nhìn con thật âu yếm, xoa đầu và bóp nhẹ tay con, chỉ ngần ấy thôi là con đã cảm nhận được, tình thương trải dài, lưu chuyển theo từng tế bào mà Sư Bà đã truyền đến cho con, tâm từ bi loan toả con thấy chung quanh đều hiền hòa không còn những bụi bặm của thế gian.
04/12/2022(Xem: 2146)
Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.
03/12/2022(Xem: 4487)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
29/11/2022(Xem: 2790)
Nhân dọc một mẫu chuyện trên trang mạng điện tử nào đó, theo thuyết định mệnh có người đã cho rằng cuộc đời là một thước phim đã được quay sẵn. Vậy nếu ta chính là diễn viên thủ vai chánh với những nỗi buồn, niềm vui, kỷ niệm , nước mắt nụ cười mà tất cả đều cũng chỉ là những tình tiết trong KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI thì ai sẽ là người đạo diễn đây?
23/11/2022(Xem: 2741)
Vẫn còn đây những gương niệm Phật linh ứng Được quý Giảng Sư trong pháp thoại ba ngày Lịch sử Tịnh Độ Việt Nam …hãnh diện thay Trao truyền lại cho thính chúng hàng hậu học
21/11/2022(Xem: 5675)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2098)
Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.
12/11/2022(Xem: 4336)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]