Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Chiến Thắng Mà Không Nói Đến Võ Công

13/12/201018:07(Xem: 14142)
III. Chiến Thắng Mà Không Nói Đến Võ Công

 

Vua Trần Thái Tông đã oanh liệt lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ. Tuy vậy, ngài chỉ chú trọng đến Phật học và thực hành quán chiếu trong đời sống hằng ngày. Các tác phẩm của ngài phản ảnh đời sống tâm linh trong sáng đó gồm có những quyển như Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Trúc Lâm Hậu Lục, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập và Tăng-già Toái Sự. Những tác phẩm này gồm có những bài kệ tụng, những thiền ngữ, những phần vấn đáp giữa ngài và môn đệ học thiền, cùng những bài thơ tỏa ra tinh thần giải thoát. Có điểm đặc biệt là ngài không đả động gì đến chuyện võ công hiển hách cũng như sự ứng dụng tinh thần thiền vào việc chiến đấu, dù ngài đã lãnh đạo và chiến thắng những cuộc ngoại xâm một cách rực rỡ. Điều ấy thật khác xa với một số các vị thiền sư Nhật Bản khi hướng dẫn môn đồ là những chiến sĩ xông pha ngoài trận mạc, trong đó có Bắc Điều Thời Tông (Hojo Tokimune), vị tướng quân đã điều động cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng Mông Cổ, oanh liệt chiến thắng đạo quân hung dữ này khi họ đổ bộ lên bờ biển phía tây nước Nhật vào thế kỷ 13. Do đó, khi nói đến thiền và võ thuật, chúng ta nên tìm hiểu sự phát triển của thiền tại nước này.

Khi nói về Thiền tông, người Tây phương thường nghĩ ngay đến Nhật Bản, vì khi Thiền tông bị tiêu mòn sinh khí ở Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam thì nó lại phát triển ở Nhật Bản và ảnh hưởng sâu rộng đến các sinh hoạt võ thuật, văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc và kịch nghệ.

Có điều đáng lưu ý là, Thiền tông là một hệ phái của Phật giáo. Dù theo tông phái nào, người tín đồ Phật giáo cũng luôn tránh xa sự tranh chấp và chiến đấu. Vậy tại sao ở Nhật Bản cũng như Việt Nam vào thời nhà Trần, thiền lại được giới chiến sĩ - mà ở Nhật gọi là võ sĩ đạo - ưa chuộng?

Các chiến sĩ có nhu cầu học thiền vì hai lý do: Thứ nhất, thiền chủ trương luôn luôn sống trong hiện tại. Cái hiện tại đó không phải là sự trống rỗng lạnh lùng mà tràn đầy sự tỉnh thức chiếu diệu. Trong sự tỉnh thức chiếu sáng ấy, lòng ta thấy an ổn, tự tại và thoải mái. Người sống với hiện tại tràn đầy như thế thì không ngoái nhìn lại quá khứ để hối tiếc, cũng không mơ tưởng tương lai để mong chờ. Thực tại tối thượng luôn luôn là bây giờ và nơi đây, trong từng giây từng phút tràn đầy sự trong sáng, tĩnh lặng. Tâm giác ngộ rỗng lặng và bất động nhưng uyển chuyển và bén nhạy vô cùng.

Lý do thứ hai là, về phương diện lý thuyết và kinh nghiệm thực hành tâm linh, thiền không phân biệt sống và chết thành hai trạng thái đối nghịch: Khi tâm bất động, ở vào trạng thái định, thì mọi sự phân biệt đều tự chúng tan biến, cho nên mọi sự sợ hãi đều tự chúng tiêu trừ.

Do đó, khi ứng dụng thiền vào đời sống hằng ngày, người chiến sĩ khi tuốt gươm ra trận thì không ngoái cổ lại, không bị phân tâm khi đối diện với sự sống chết, chỉ một đường tiến tới như vị thiền sư kiếm sĩ Cung Bản Vũ Tàng (Miyamoto Musashi, 1584-1645) đã nói:

Dưới lưỡi kiếm đưa cao
Dù gặp địa ngục
Hãy tiến bước
Cực lạc là đây.

Cực lạc lúc nào cũng bây giờ và nơi đây. Đó là một điều cần thiết cho người chiến sĩ khi họ cần có một chỗ nương tựa tinh thần, và thiền cho họ điều ấy cũng như cung ứng cho họ một triết lý giản dị cho đời sống vào sinh ra tử, luôn phải đối diện với những bất trắc, tận trung với cấp trên, coi thường sự đau khổ cá nhân, bình thản trước mọi biến chuyển của cuộc đời.

Thiền không những cống hiến cho họ một triết lý giản dị về ý nghĩa cuộc sống, mà còn giúp cho họ một phương pháp huấn luyện tâm linh để thâm nhập vào thể tánh của niềm an bình tịch lặng và sự bất động của tâm trước mọi biến động trong thời buổi chiến tranh.

Những vị thiền sư lớn tuổi, trưởng thành trong đời sống tâm linh và đạo hạnh, xa lánh chuyện công danh, lại là chốn nương tựa tâm linh của những chiến sĩ trẻ trung gan dạ, đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống hào hùng nhưng cũng mong manh như những cánh hoa anh đào rực rỡ mùa xuân.

Phương pháp thực hành thiền thật giản dị, trực tiếp, không nương tựa vào ngôn ngữ, chỉ dựa vào nỗ lực của chính mình để nguồn tâm tự nó yên tĩnh và chiếu sáng, cái ngã nhỏ bé với các bệnh hoạn của nó tự tan biến đi. Lúc đó, ta nắm được thực tại trong đôi tay trần: nắm bắt cái không thể nắm bắt được qua sự buông xả tuyệt đối. Thiền sinh chỉ nghe lời hướng dẫn của vị thầy, không cần nghiên cứu sách vở, tầm chương trích cú, sao lục kinh điển.

Những lời hướng dẫn của bậc thầy cho môn đệ thì rất linh động, tùy theo tâm trạng, nỗ lực, mức độ tỉnh thức của mỗi người mà chỉ dẫn một cách trực tiếp và giản dị. Những cuộc hỏi đáp giữa thầy trò là lưu đàm, nghĩa là nói năng trôi chảy tự nhiên như một dòng sông, trong sáng thảnh thơi, để giúp họ đạt được trạng thái chiếu sáng trong tĩnh lặng, hay mặc chiếu. Thiền sinh không còn chỗ nào để bám víu vào vì tất cả các khái niệm đều bị đập tan, và chỉ còn cách là trông cậy vào nỗ lực không ngừng nghỉ của chính bản thân mình.

Khi thâm nhập vào thể tánh uyên nguyên, khi uống được ngụm nước đầu nguồn của dòng suối tâm linh, thì thiền sinh trực tiếp kinh nghiệm, sống với sự rỗng lặng, chói sáng linh động, uyển chuyển mà trước đây chỉ được nghe bằng danh từ. Thật đúng như lời Bồ-đề-đạt-ma, vị Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa đã nói về Thiền:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Tạm dịch:

Truyền riêng ngoài giáo
Không dùng chữ nghĩa
Chỉ thẳng tâm người
Thấy tánh thành Phật.

“Truyền riêng ngoài giáo” là một nét đặc biệt của thiền: Không sử dụng kinh điển để giúp người thấy được chỗ tâm yếu. Người chiến sĩ vốn không thích nhiều về lý thuyết mà chú trọng việc rèn luyện võ công. Khi lâm trận, tâm thức của họ chẳng khác gì một thiền sư: chỉ có sự chú tâm tuyệt đối vào hiện tại, không ngoái cổ nhìn lại phía sau. Nếu có chút phân tâm hay mối nghi ngại nào thì tinh thần sẽ bị dao động ngay. Những chiến sĩ tài ba thường là những người có ý chí sắt đá, coi thường chuyện sống chết, lòng không vướng bận chuyện danh lợi, tâm luôn bình thản... Họ sống cuộc đời nhiều lúc như kẻ khắc kỷ: tự tại trong sự dũng mãnh, đơn giản và thanh tịnh. Do đó, ở Nhật Bản thường có câu truyền tụng: “Hoàng gia theo Thiên Thai tông, giới quý tộc theo Chân ngôn tông, chiến sĩ thực hành Thiền, còn đa số quần chúng theo Tịnh Độ tông.” Lý do là Thiên Thai tông và Chân ngôn tông chú trọng rất nhiều đến các nghi lễ. Tịnh Độ tông thì rất giản dị về phương diện lý thuyết lẫn thực hành để được cứu rỗi, còn Thiền tông thì thích hợp với giới chiến sĩ can trường, những kẻ vào sinh ra tử.

Vị tướng quân Nhật Bản đầu tiên của dòng họ Bắc Điều (Hojo) học thiền là Bắc Điều Thời Lại (Hojo Tokijon, 1227-1263). Ông ta đã cung thỉnh các vị thiền sư Trung Hoa đời Tống sang dạy đạo và tự mình tham cứu chuyên cần. Khi Thời Lại qua đời thì người con là Bắc Điều Thời Tông (Hojo Tokimune, 1251 - 1284) kế nhiệm chức tướng quân. Vị tướng quân này đã lập đại chiến công với quốc gia khi ông điều động quân sĩ đánh bại cuộc xâm lăng của đại quân Mông Cổ. Nếu không có cuộc chiến thắng này, lịch sử Nhật Bản hẳn đã xoay chuyển theo đường lối khác. Bắc Điều Thời Tông tượng trưng cho tinh thần can đảm, bất khuất của người chiến sĩ Nhật Bản xuyên qua lịch sử của dân tộc này. Quân đội của ông đã lặng lẽ dàn quân trên bờ biển phía tây nước Nhật, chờ đợi đại quân Mông Cổ đổ bộ từ các chiến thuyền to lớn. Sự chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Nhật Bản, cộng thêm cơn bão Thần Phong (Kamikaze) làm tan rã các chiến thuyền xâm lăng, đã làm cho ý đồ của quân Mông Cổ tiêu tan thành mây khói. Sau chiến thắng đó, tướng quân Thời Tông lại chỉnh đốn binh bị, tổ chức lại guồng máy hành chánh cho hữu hiệu hơn. Điều đặc biệt nơi Thời Tông là tuy bận việc quân quốc rất nhiều, nhưng ông ta lại rất chuyên cần học đạo với các vị thiền sư từ Trung Hoa sang.

Trong một buổi tham vấn với ngài Phật Quang Quốc Sư, vị thầy của mình, Thời Tông đã tìm đến tận đầu nguồn.

Thời Tông hỏi: “Kẻ thù xấu xa nhất của ta là sự hèn nhát. Làm sao con thoát được nó?”

Quốc Sư trả lời: “Hãy cắt cội nguồn sự hèn nhát đó.”

Thời Tông: “Nó đến từ nơi nào?”

Quốc Sư: “Nó đến từ Thời Tông.”

Thời Tông: “Con ghét sự hèn nhát nhất, làm thế nào nó lại đến từ con được?”

Quốc Sư: “Hãy quan sát cảm giác của chính mình khi nắm được cái tôi tên là Thời Tông. Chúng ta sẽ gặp nhau khi con thực hiện được điều ấy.”

Thời Tông: “Làm sao thực hiện được điều ấy?”

Quốc Sư: “Hãy chặn đứng mọi ý tưởng.”

Thời Tông: “Làm sao gạt được ý tưởng ra khỏi tâm?”

Quốc sư: “Hãy tĩnh tọa, nhìn vào chốn phát xuất ra các ý tưởng gọi là Thời Tông.”

Thiền đã làm cho nhân cách Thời Tông chiếu sáng; hay nói ngược lại, nhân cách Thời Tông đã chiếu sáng nguồn thiền.

Dĩ nhiên, ngoài sự can trường, Thời Tông còn là một binh gia xuất sắc, đã chuẩn bị kỹ lưỡng vấn đề chiến thuật, chiến lược như điều quân, tiếp vận, vận động tinh thần chiến đấu quân sĩ, nghiên cứu cách hành binh của đối phương.v.v... Ông cũng là một nhà hành chánh tài ba và hữu hiệu.

Cuộc đời của hai vị Tướng quân dòng Bắc Điều đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà quý tộc, chiến sĩ cũng như người dân Nhật Bản. Thiền tông từ đó lan tràn đến Tây kinh (Kyoto) là nơi ngự trị của Thiên Hoàng Nhật Bản. Vua và các nhà quý tộc cũng thành tâm học thiền.

Khi Thời Tông qua đời, Phật Quang Quốc Sư đã đọc một bài ai điếu:

“Trong lúc sinh tiền, Tướng quân Thời Tông đã thực hành mười điều tốt đẹp như mười hạnh nguyện của vị Bồ Tát: là một người con chí hiếu đối với cha mẹ, một bề tôi trung thành của Hoàng đế, một vị Tướng quân lo lắng chăm sóc cho hạnh phúc người dân, một người đã nỗ lực học thiền và đã đạt được chân lý tối thượng, đã thay vua vỗ an trăm họ, đã đánh tan đạo quân xâm lăng Mông Cổ mà lòng chẳng chút tự kiêu, đã xây dựng ngôi đại tự để tế tự vong linh của những chiến sĩ (đã bỏ mình trong cuộc chiến, không phân biệt Nhật hay Mông), đã tỏ sự tôn kính thầy tổ, rồi trước khi qua đời đã bình thản khoác chiếc áo của hành giả tu thiền và viết một bài kệ từ biệt với tinh thần sáng suốt vô cùng...” (Zen and Japanese Culture)

Thiền đã thay đổi sâu xa đời sống của người chiến sĩ, khi dòng suối tâm linh của họ khai mở, họ khoác lên người chiếc áo mới tinh của sự vô chấp và nhân cách họ hoàn toàn thay đổi, vì họ thấy rõ ý nghĩa thật sự của đời sống. Từ đó tinh thần võ sĩ đạo của người chiến sĩ khác hẳn với tính hiếu sát cuồng nộ hay hung bạo mà vô trách nhiệm. Người chiến sĩ học thiền luôn luôn có những đức tính quý báu: trung thành, hy sinh, trang trọng, hòa ái, không cố chấp hay cuồng tín, dũng mãnh mà nghiêm túc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2023(Xem: 6120)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
01/06/2023(Xem: 2309)
Ngày trước, trong Kinh Phật có ghi chép lại vào thời kỳ mạt pháp, ma vương lộng hành, cho con cháu ma vương giả làm người tu hành, mặc áo tu hành nhưng tâm đầy những tội lỗi, tà kiến để phá đạo giới, làm lung lay những điều tốt đẹp mà đạo Phật đã dày công tạo lập. Ngày nay, khi xã hội phát triển, Kinh điển giáo lý của Phật vẫn được lưu giữ và truyền tụng lại từ những điều cốt lõi nhất, nếu có khác là chỉ khác ở sự vận dụng linh hoạt trước sự thay đổi, phát triển của nhân loại sao cho phù hợp nhất.
26/05/2023(Xem: 2663)
Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.
19/05/2023(Xem: 2430)
Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức
07/05/2023(Xem: 5195)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
02/05/2023(Xem: 1968)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
29/04/2023(Xem: 3688)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
28/04/2023(Xem: 1879)
Các bạn thân mến, Chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống hằng ngày, chúng ta dường như đều bị bao quanh bởi tiếng ồn, và ngày qua ngày, việc thích nghi với tình trạng "ô nhiễm âm thanh" tương đối hỗn độn này diễn ra nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Tuần qua, tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm bạn hàng xóm qua tách trà, miếng bánh, tôi được dự thính buổi nói chuyện của bà bạn, ngành khoa học – đã về hưu – đại để bà đưa ra vài lý do cụ thể để chứng mình cho 4 chữ „Im lặng là vàng“, hầu theo đó chúng ta có thể thực tập „bịt miệng“ những tiếng ồn ào vô bổ này. Tôi xin phép được chia sẻ tiếp đến các bạn.
27/04/2023(Xem: 4692)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 3859)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]