Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Trà Chủ Chuẩn Bị

13/12/201017:57(Xem: 14717)
II. Trà Chủ Chuẩn Bị

 

Người chủ buổi thưởng trà có thể chọn chủ đề như đầu thu và chọn các trà cụ cho thích hợp với khách mời. Ông ta chọn một bức tranh thủy mặc và vật trang hoàng chính để tạo phong vị cho trà thất. Bình hoa chưng thường diễn tả mùa nhưng không được có màu sắc rực rỡ hay thơm nồng, vì như thế sẽ làm mất đi sự tĩnh mịch và hòa hợp cần thiết.

Nói đến hoa trong Trà đạo, chúng ta không thể nào quên câu chuyện “Khán hoa triêu nhan”. Thái Cáp (Taiko) là vị tướng quân thuộc dòng họ Tú Cát, kẻ vừa mới lên cầm quyền, thay mặt Thiên Hoàng trị vì trăm họ. Một hôm nghe vườn của Lợi Hưu đang nở rộ những đóa hoa triêu nhan nên muốn đến xem hoa. Đây là loại hoa màu trắng, dáng như chiếc chuông nhỏ, sớm nở tối tàn, đẹp và mong manh. Lợi Hưu mời vị tướng quân này đến dùng trà buổi sáng. Đó là điều ông ta mong muốn, vì ông thích ngắm vườn hoa nổi tiếng này. Khi đi quanh vườn ông chỉ thấy toàn lá xanh, chẳng có một đóa hoa nào cả. Ông ta bước đến trà thất với lòng bực bội vì không được toại nguyện. Khi vừa vào trà thất, nhìn lên, ông ta thấy một đóa triêu nhan duy nhất trong một chiếc bình quý bằng đồng đời nhà Tống.

Hãy nhìn mọi vật như là duy nhất trên đời. Đó là thông điệp của thiền. Vị trà nhân đã giúp cho vị tướng quân bắt gặp điều: “Trên trời, dưới trời chỉ mình ta là tôn quý” ấy, hay nói theo nhà thơ William Blake trong bài Auguries of Innocence:

Thấy vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đường nơi một đóa hoa dại
Cầm vô biên nơi lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi.

Trước khi vào trà thất, khách sẽ đi qua khu vườn được quét dọn sạch sẽ. Đó là một loại vườn thiền: hoa lá có màu sắc trang nhã, các tảng đá được phối trí hòa điệu với những hòn đá nhỏ mà phần lớn chôn dưới đất theo nhóm ba, năm, bảy, hay chín viên đá nằm rất vững vàng (vì những tảng đá này được chôn hai phần ba phía dưới mặt đất, một phần ba lộ thiên), hàng rào tre cùng chiếc cổng cổ kính. Tất cả đều tỏa ra nét khiêm cung, trang nhã và an bình. Tất cả đều có một sự tự nhiên, hòa hợp, chẳng chút phô trương, vì đó là tinh thần của Trà đạo.

Chúng ta thường nghe kể vị trà sư Lợi Hưu sai con mình quét vườn cho thật sạch để đón khách uống trà. Mỗi lần nghe con báo vườn đã quét dọn xong, ông ta ra nhìn rồi lắc đầu bảo chưa được. Sau nhiều lần quét dọn, đến lúc vườn sạch bóng mà cha mình vẫn chưa chịu, người con hỏi ông ta chưa vừa ý chỗ nào, vị trà sư lặng lẽ đến dưới một cành cây với lá đang chuyển vàng, đưa tay lay nhẹ và những chiếc lá vàng rơi xuống trên mảnh vườn rêu xanh.

Vài chiếc lá vàng lặng lẽ
Trên thảm rêu xanh
Mùa thu đến.

Các vị khách tinh tế nhìn thấy rõ lòng hiếu khách, niềm kính trọng của người chủ và nhất là bắt gặp được cái tâm rỗng lặng phổ vào mọi sự vật hiện hữu quanh đây. Họ thưởng thức nét đẹp tự nhiên của vườn thiền, nét đơn giản nhưng hàm xúc của bức tranh vẽ bằng mực tàu trên giấy bồi, bình hoa đơn sơ, giản dị và trang nhã và các trà cụ sử dụng được lau chùi tinh sạch.

Khi chủ và khách đã an vị, tâm họ lắng đọng trong chốn an bình tĩnh lặng. Các giác quan của họ trở nên bén nhạy trong sự thoải mái và nhận biết rõ ràng những dáng dấp, màu sắc, âm thanh, mùi vị và xúc chạm. Năm giác quan của họ hợp nhất trong tâm rỗng lặng bao la: tiếng nước sôi reo nhẹ như tiếng gió rì rào qua kẽ lá, bình hoa đơn sơ hiện dần nét đẹp kỳ diệu, khói trầm thơm phảng phất cái mơ hồ, vị trà đắng chuyển dần thành cái ngọt ngào sâu đậm. Trong trà thất đơn sơ, tâm của chủ và khách cùng tiếp xúc với cái bình dị tinh sạch tỏa ra từ các vật nhỏ bé ở trước mặt họ. Mọi thứ đều giản dị, chân thật và cùng biểu lộ cái vô cùng.

Uống trà như thế chẳng khác gì tham dự một lễ nghi trang trọng tại một thiền viện. Đó là một kinh nghiệm tâm linh phong phú trong khung cảnh đơn giản gần như nghèo nàn. Trên thực tế, người ta đã nhận rõ viên ngọc quý báu nơi mình chiếu sáng trong tịch lặng, viên ngọc quý mà đức Phật Thích-ca trong kinh Pháp Hoa nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên sử dụng để luôn luôn sống với nguồn hạnh phúc tỏa rộng đến vô biên.

Đó là điều mà vị trà sư người Hoa Kỳ đã tìm được. Ông Gay Charles Calwallader đến Nhật Bản vào năm 1975 trong chương trình trao đổi sinh viên ngành lịch sử nghệ thuật, sau khi tốt nghiệp cao học ngôn ngữ và văn hóa Nhật tại Đại học Austin, Texas. Sau đó ông học Trà đạo 5 năm tại trung tâm Trà đạo Urasenke Chanoyou. Trường phái chính tại Nhật truyền thừa qua 15 vị tổ kể từ ngày các vị tu sĩ Nhật Bản sang Trung Hoa học ngành này và truyền bá lại cho những người trong nước vào thế kỷ 15.

Ông Calwallader bày tỏ lý do ông ưa thích như sau: “Triết lý của Trà đạo hấp dẫn tôi trước khi tôi biết về sự thực hành Trà đạo. Rồi tôi lại thấy sự thực hành thật thích thú với nhiều đòi hỏi hơn là tôi tưởng.”

Ông thích thú vì Trà đạo đặt nền tảng trên bốn nguyên tắc của thiền: hòa, kính, tịnh và an (hòa hợp, kính trọng, thanh tịnh và an bình). Sống với tâm hòa hợp, kính trọng, trong sáng và an bình là sống với chân tâm hay tâm giải thoát vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 10791)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 7934)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 17193)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 4019)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 4992)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 10561)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
27/03/2013(Xem: 6723)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 5638)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 8859)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 4069)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]