Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai bút đêm giao thừa

24/01/201202:02(Xem: 3025)
Khai bút đêm giao thừa

Viết một câu thật hay vào giờ khắc thiêng liêng của đất trời!Ý nghĩ này ám ảnh tôi một thời gian dài, hình như từ thời trung học chođến hết tuổi hăm.

Cáimầm được gieo từ cô giáo dạy văn. Trước khi nghỉ Tết cô lì xì đám học trò lau nhau lóc chóc một đề bài luận văn chỉ vỏn vẹn hai chữ “Khai bút”. Tụi này kêu trời, cô bảo cứ thử đi, giao thừa là thời khắc thiêng liêng, cứ viết ra suy tư của mình, rồi sẽ thấy linh nghiệm. Kể ra hồi nhỏ tôi cũng dễ bị dụ khị. Hoặc trẻ con nào cũng mê tín hoang đường.

Đêmgiao thừa ở nhà tôi đơn giản. Ăn xong bữa cơm chiều ba mươi là kể như năm đã thành năm cũ, mọi chuyện năm cũ kể như cho qua. Nhà cửa đã dọn dẹp bày biện, mọi người tắm gội, mặc quần áo mới. Để tiêu bớt thịt cá trong bụng, tôi đi một vòng qua mấy chỗ bán bông, coi cái gì ế thì mua dùm một hai chậu. Hồi trước, ba tôi còn buôn bán, ông rất kỵ cuối năm rinh đồ ế của người ta về nhà mình. Thấy tôi ôm về một chậu cúc hơi héo héo (người ta lo bán tống bán tháo nên không tưới nước), ba tôi quát thét dữ tợn, quăng chậu hoa ra đường, lấy chổi quét lia lịa cửa ngõ như xua đuổi bóng vía con ma ế.

Tôibị tổn thương ghê lắm. Ở tuổi tập làm thiếu nữ, trau chuốt câu văn hay, nâng niu cái đẹp, chuộng nét thanh tao, tôi sững sờ và đau đớn trước cách đối xử với hoa quá ư phũ phàng của ba tôi. Sau này càng lớn tôi càng nhìn thấy rõ hơn ở trong lớp võ thô lỗ của ba là một tâm hồn nhạy cảm cao thượng. Nhưng như những người buôn bán khác ông có những điều mê tín và tuân thủ những nghi lễ tập tục của giới mình. Gặp người nặng bóng vía mở hàng thì phải đốt vong xả xui, gặp con ma ế thì phải “làm dữ” cho nó sợ mà không đeo bám mình.

nguoiduatin-viet_jpg

Nhưngmười mấy tuổi đời làm sao tôi hiểu? Buổi chiều ba mươi đó, tôi ngồi thu lu trên căn gác buồn tủi thân phận mình, sinh ra dưới vì sao xấu, mẹ mất sớm, cha hung dữ độc tài. Trời xâm xẩm tối là ông lùa hết ba đứacon gái lên gác, đóng cửa cài then. Cho dù đó là tối ba mươi Tết, trong xóm râm ran mấy hội kêu lô tô. Già trẻ lớn bé khắp xóm đều tụ lạimấy hội lô tô mà khoe áo khoe giày, rủ rê mai đi chơi Tết ở đâu. Các em tôi chỉ còn nước đi ngủ sớm với chút háo hức sẽ được lì xì sau khi cúng giao thừa. Ba tôi luôn đánh thức con cái dậy vài phút trước nửa đêm, bắt rửa mặt cho tỉnh táo, phát cho mỗi đứa mấy cây nhang, bắt quì lạy trời đất, khấn vái theo ba tôi. Ông cầu cho buôn may bán đắt, con cái mau lớn mạnh giỏi, nhà cửa yên lành.

Tôithao thức với những ưu tư tuổi trăng rằm. Trong căn nhà nhỏ vách ván, trong con hẻm nhỏ người chen chúc, những phút yên tĩnh hiếm hoi là giấcgần nửa đêm, sau khi cái chợ đêm đầu ngõ đã tàn, trước khi những ngườibán rong thức dậy bào đủ đủ, xay đậu nành, nấu xôi, xào mì, pha cafe… để kịp dọn hàng ra bán lúc bốn năm giờ sáng. Thời gian ngắn ngủi mọi người chìm trong giấc ngủ là lúc tôi cảm thấy được tự do. Tôi thức với cảm giác được sống với riêng mình, trong cõi riêng tư của mình. Tôi quên đi mấy đứa em nằm ngủ say trong mùng, tôi chiếm lĩnh hoàn toàn căngác với ô cửa sổ mở ra những mái nhà tôn nhấp nhô.

Emtôi nói nó thỉnh thoảng thức giấc, thấy tôi đi phất phơ quanh gác cườicười hay ngồi vật dựa thổn thức như bà khùng. Tôi mắc cỡ nạt ngang chối phắt. Khi em tôi tới tuổi dậy thì, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp tại trận tụi nó mơ màng trong thế giới tưởng tượng của riêng mình. Tôi không dám động chạm đến thế giới đó. Đó là cái riêng tư tuyệt đối mà nóhay tôi có được trong cuộc sống chung dưới mái nhà không có buồng riêng và không có gì là của riêng ai. Nhật ký của tôi bị tụi nó lục ra coi rồi xé đi khi đọc tới chỗ có dính tới tụi nó. Nên tôi sớm hiểu là cái thực sự riêng tư là cái mãi mãi ở trong tâm tưởng của mình.

Đêmgiao thừa, cúng xong và nhận được lì xì rồi, hai đứa em tôi đi ngủ tiếp. Tôi mở tập ra để viết bài luận “Khai bút”. Từ cửa sổ bay vào mùi khói nhang và tiếng xe tiếng người trong xóm đi chùa. Rồi đêm lắng dần. Tôi thò đầu ra nhìn lên trời thăm thẳm. Đầy sao. Người ta nói “tối như đêm ba mươi”, nhưng thực ra Tết nhằm mùa khô phương Nam, trời không mưa, ít mây, nửa đêm là lúc bầu trời sáng long lanh vô vàn tinh tú.

nguoiduatin-khaibut-vnweblogs_jpg

Trínhớ thích chơi trò đánh lừa. Có khi mình nhớ như in một điều không đúng như thực tế. Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi: “Chú ý chính tả và chấm câu”. Vì được cô giáo tập cho thói quen giữ gìn những bài luận văn, ít nhứt cho đến khi hết niên học, nên tôi đã giữ được bài đó trong nhiều năm. Cho đến ngày dọn ra khỏi căn gác trong xóm tản cư, tôi còn cầm nó lần cuối cùng, đọc lại lần cuối cùng, rồi mới cho nó hóa thân.

Sựthật là bài đó tôi viết vào mùng năm hay mùng sáu, khi đi học lại và tới hạn nộp bài. Tôi viết vội vàng trong tâm thế một học sinh làm bài, hơi miên man, nghĩ được ý gì là chớp lấy viết ngay, đề là “Khai bút” mà,đâu có yêu cầu hay giới hạn nào cụ thể. Tôi đã nộp bài viết đó thế chobài khai bút thực sự. Nhưng tôi đã không (chịu) nhớ chi tiết đó.

Chođến một hôm, giữa mùa đông buốt giá xứ người, trong một căn nhà cũng nhỏ nhưng không có gác, khung cửa sổ rộng đóng chặt hai lớp kính, lửa trong lò sưởi cháy bập bùng, một người đang thiu thiu ngủ trên ghế bành chợt vùng bật dậy, ngơ ngác. Chỉ là giấc mơ ư? Sao có thể chỉ là giấc mơ? Tôi đọc rõ từng chữ từng câu trên tờ giấy mà. Tôi thấy rõ ràng cô gái còng lưng, mím môi, cắm cúi viết một mạch. Tôi nghe cả tiếng tim cô đập trong lồng ngực, cảm được nhiệt độ trong cơ thể cô tăng lên, đầu côváng vất, mắt long lanh. Cô viết say sưa hết bốn trang của tờ giấy đôimà không hề ngẩng đầu lên một lần.

Niềmhân hoan hạnh phúc của cô gái thậm chí còn dư âm trong tôi sau khi thức giấc. Nhưng câu chữ trên trang giấy nhòa nhạt dần, càng cố nhớ càng quên. Khi cô gái đọc lại những gì vừa viết, nét mặt cô bình tĩnh hơn, thân nhiệt hạ xuống. Cô lại mím môi, đôi mắt rời những dòng chữ, ngước nhìn những vì sao. Rồi, trước khi tôi thảng thốt thét vỡ giấc mơ,không kịp nhào tới chụp tay cô ngăn lại, cô gái đã xé vụn tờ giấy.

Lúcđó cô đã hành động theo một linh cảm mà ba bốn chục năm sau tôi mới trải nghiệm từ từ: có những giờ khắc thiêng liêng, con người có thể giaocảm với đất trời, bùng lên những cảm xúc nghĩ suy rực rỡ, là mình trọnvẹn trong cõi riêng tư. Khoảnh khắc đó không thể chia sẻ với ai cả.

Lý Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2013(Xem: 3121)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
20/04/2013(Xem: 6446)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3761)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10740)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17795)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2798)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16452)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13787)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2882)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 897)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]