Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân

23/01/201214:50(Xem: 17499)
Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân

TrầnNhân Tông (1258-1308), là một vị vua anh minh, một vị anh hùng dân tộc,một nhà tư tưởng, một vị tổ, một Đức Phật sống, một nhà văn hóa, một nhà văn lớn đời Trần.

mot%20goc%20chua%20dau
Một góc chùa Dâu

Trong lĩnh vực thơ văn, ông có nhiều bài thơ đạt đến trình độ kiệt tác, mà Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều ở Thiên Trường nhìn ra xa); Nguyệt (Trăng)là những ví dụ tiêu biểu. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng vớibút pháp vừa thực vừa hư, vừa tĩnh vừa động đã giúp cho người đọc vừa hiểu được cái cụ thể, lại vừa cảm nhận sâu xa hơn cái cụ thể. Trong khung cảnh trời chiều nơi hành cung Thiên Trường, nhà vua - thiền sư nhìn ra xa thấy cảnh quê hương với đồng ruộng, xóm thôn yên ả thanh bình. Trên con đường làng, chú mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đangthổi sáo dẫn trâu về chuồng; dưới cánh đồng, có đôi cò trắng bay song song đáp xuống. Tác giả tự hỏi những thôn xóm trong màn sương mờ ảo kia là có hay không? Cuối cùng là cái không lời tan biến vào cõi hư không tịch mịch trong buổi chiều tàn. Bài thơ đạt đến mức “thi trung hữu họa” được viết dưới ánh sáng của Mỹ học Thiền tông, bởi trạng thái chập chờn giữa thực; giữa tĩnhvới động; giữa hữu. Còn bài thơ Nguyệtnhư thi đề cho biết sẽ tả cảnh trăng, nhưng ba câu đầu không nói về trăng, mà là cảnh đêm tịch tĩnh. Chỉ có giọt sương rơi khẽ khàng trước sân cùng âm thanh của tiếng chày đập vải vang lên từ nơi nào, như là tiếng đồng vọng, âm hưởng trong đêm. Đây là cảnh thực. Đến câu cuối cảnhtrăng mới xuất hiện, vừa thực lại vừa hư, tạo nên vẻ đẹp bừng sáng lunglinh bởi ánh trăng hội tụ trên chùm hoa mộc tê vừa hé nở: Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ (Trên chùm hoa mộc nguyệt lồng gương).Nhưng rất tiếc, đây không phải là những thi phẩm viết về mùa xuân. Mườilăm bài thơ trang nhã, diễm lệ trực tiếp tả cảnh mùa xuân bộc lộ tình xuân như: Xuân nhật yết Chiêu Lăng; Xuân hiểu; Xuân cảnh; Xuân vãn; Mai; Tảo mai; Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính; Nhị nguyệt thập nhất dạ; hoặc gián tiếp vì có nhắc đến ý xuân, cảnh xuân, cảm xuân dù chỉ là bất chợt thoáng qua như: Khuê oán; Đăng Bảo Đài sơn; Động Thiên hồ thượng; Thiên Trường phủ; Sơn phòng mạn hứng; Đề Cổ Châu hươngthôn tự; Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai.(Để không phải chú thích dưới các trích dẫn, tất cả những thi phẩm nguyên tác và bản dịch được trích trong bài viết này, chúng tôi rút từ Thơ văn Lý - Trần,tập 2, quyển thượng, do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989 từ trang 451 đến trang 472).

Trước hết, xin điểm qua những ý xuân, cảm xuân bất chợt trong thơ Trần Nhân Tông. Bài Khuê oán(Niềm oán hận của khuê phụ)là lời tâm sự của thiếu phụ trong phòng khuê nuối tiếc bâng quơ về thời gian sau khi thức giấc:

Thụy khởi câu liêm khán trụỵ hồng,

Hoàng ly bất ngữ oán Đông phong.

Vô đoan lạc nhất tây lâu ngoại,

Hoa ảnh chi đầu tận hướng Đông.

(Tỉnh giấc, rèm nâng, ngó rụng hồng,

Hoàng oanh im tiếng giận Đông phong.

Lầu Tây vô cớ, vầng dương lặn,

Cả bóng hoa cành ngả hướng Đông).

Sau một giấc dài, thiếu phụ thức dậy, cuốn rèm mở cửa ngắm nhìn nhữngcánh hồng rụng rơi; trong khi chim hoàng oanh im bặt tiếng vì oán hận mùa xuân đã qua, gió xuân không tới nữa. Chim hoàng oanh là biểu tượng của mùa xuân; Đông phong là gió thổi từ phương Đông, theo Dịch học thì trong Ngũ hành, phương Đông thuộc Mộc, mà Mộc chỉ mùa xuân, nên Đông phong là gió xuân. Không có tiếng chim, chẳng có gió xuân, có lẽ lúc nàytiết trời đã cuối xuân hoặc mới sang hè. Tuổi trẻ bao giờ cũng gắn với mùa xuân, nên nàng mới nuối tiếc thời gian chóng qua, đời người chóng già. Một cảm thức đầy tính triết lý của tác giả về thời gian, nêu lên quy luật khắc nghiệt của tuần hoàn, qua mấy vần thơ hàm súc, ý tại ngôn ngoại.

Không hiểu sao trong nhiều bài thơ, Trần Nhân Tông hay nhắc đến gió xuân (Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai; Khuê oán; Mai; Tảo mai)hoặc cảnh xuân muộn, xuân tàn (Xuân vãn; Sơn phòng mạn hứng; Nhị nguyệt thập nhất dạ…),có lẽ là bắt nguồn từ cảm thức về thời gian như trên. Nhìn cảnh hoa rụng, mưa tạnh, thấy núi non tịch mịch, lại nghe một tiếng chim kêu nơi biên cương, nhà thơ - thiền sư mới biết mùa xuân đã qua: Hoa tận, vũ tình, sơn tịch tịch; Nhất thanh đề điểu, hựu xuân tàn - Sơn phòng mạn hứng, bài 2 (Hoa tàn, mưa tạnh, non im lắng; Xuân cỗi còn dư một tiếng chim).Cảnh xuân tàn ở đây có thể là hình ảnh biểu trưng cho tuổi già, cho conngười đã sang bên kia dốc của cuộc đời? Có lần, tác giả lên chơi núi Bảo Đài, thấy cảnh núi mây như xa như gần; ngõ hoa nửa rợp nửa nắng, nhàthơ cảm thức về thời gian cứ tuần hoàn trôi nên không cất lời mà chỉ tựa lan can thổi sáo dưới ánh trăng sáng chan hòa trước ngực (Đăng Bảo Đài sơn).Cuối cùng là cái vô ngôn. Bài thơ mang cảm thức Thiền, và có lẽ lúc nàynhà vua - thiền sư đang tu trên Yên Tử, bởi Bảo Đài là một ngọn núi thuộc dãy Yên Tử ở Đông Triều, Quảng Ninh.

Tiếp theo là những vần thơ trực tiếp tả cảnh mùa xuân bộc lộ tình xuân. Ngày xuân, nhà vua về quê hương Thiên Trường viếng lăng mộ ông nộilà Trần Thái Tông, lại nghĩ đến một thời hào hùng oanh liệt với chiến tích chống Nguyên Mông lần thứ nhất của dân tộc, làm nên hào khí Đông A bất diệt (1258), vì thế mà người lính già đầu bạc tham gia kháng chiến ngày nào giờ đang coi giữ lăng mộ vẫn mãi mãi kể chuyện về đời Nguyên Phong với niềm tự hào lớn (Nguyên Phong là niên hiệu lần thứ ba (từ 1251đến 1258) của Trần Thái Tông (lên ngôi 1225 - nhường ngôi 1258) khi còntrị vì): Bạch đầu quân sĩ tại; Vãng vãng thuyết Nguyên Phong. (Lính bạc đầu còn đó; Chuyện Nguyên Phong kể hoài - Bài Xuân nhật yết Chiêu Lăng).Hay như ngày cuối xuân trong tiết hàn thực mùng ba tháng ba, sau khi thưởng thức các điệu múa cùng với sứ giả phương Bắc, nhà vua tặng bánh trôi, bánh chay, bánh rau cho sứ giả và bảo rằng đây là phong tục riêng của nước Nam. Lời thơ nói ít mà ý nhiều, thể hiện bản lĩnh vị hoàng đế nước Nam cùng bộc lộ niềm tự hào về văn hóa, văn hiến phương Nam trước sứ thần phương Bắc (Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính - Tặng bánh ngày xuân cho Trương Hiển Khanh). Hai bài thơ MaiTảo mai ngợica vẻ đẹp thanh cao, cốt cách chịu đựng sương tuyết của loài hoa đứng đầu trăm hoa, để trước gió xuân khoe sắc vàng rực rỡ, sắc trắng tinh khôi và tỏa hương làm cho lòng người ngây ngất. Có khi tả hoa mai nở sớmtrong buổi đông tàn, để khi xuân sang chỉ còn loáng thoáng vài cánh thơm nhẹ mà nhà thơ lại nghĩ đến chị Hằng. Ý thơ thật lạ, giàu liên tưởng và sáng tạo: Hằng (Thường) Nga nhược thức hoa giai xứ; Quế lãnh, Thiềm hàn chỉ má hưu. (Hằng Nga như biết đây hoa đẹp; Quế lạnh, cung Thiềm há muốn ưa? - Tảo mai,bài 2). Vì thế mà Hồ Nguyên Trừng trong tác phẩm Nam ông mộng lụcviết vào đầu thế kỷ XV, tại câu chuyện thứ 19 có nhan đề Thi ý thanh tânđã hạ bút khen rằng: “Kỳ thanh tân hùng kiện quýnh xuất nhân biểu. Thiên thặng chi quân thú hứng như thử, thùy vị nhân cùng thi nãi công hồ?(Cáithanh tân hùng tráng vượt quá người thường. Thi hứng của vị vua một nước có nghìn cỗ xe như vậy, ai dám bảo người ta khi khốn cùng thì mới có thơ hay?).

Tôi xin giới thiệu ở đây ba bài thơ đặc sắc về mùa xuân: Xuân hiểu; Xuân cảnhXuân vãn.

Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ, rất trẻ, đang yêu đời, lòng tràn trề lạc quan nên ý tứ trong bài dạt dào sức xuân, đầy tình yêu cuộc sốngthông qua hình ảnh đôi bướm trắng tung tăng bay tới cành hoa mơn mởn tỏa nhụy thơm hương:

Xuân hiểu

(Buổi sớm mùa xuân)

Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi.

(Ngủ dậy, ngỏ song mây,

Xuân về, vẫn chửa hay.

Song song đôi bướm trắng,

Phấp phới sấn hoa bay).

Còn bài Xuân cảnh có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông đã nhườngngôi cho con là Trần Thuyên - Trần Anh Tông (1293 - 1314) để lên núi Yên Tử tu Thiền và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tả cảnh mùa xuân nơi am thanh chiều vắng, có hoa dương liễu trổ dày, có tiếng chim kêu nhẩn nha chậm rãi; trên bầu trời thì có áng mây chiều đang lướt bay nhẹ nhàng. Trong cảnh tịch tĩnh yên ắng ấy, có vị khách đến thăm, chẳng hỏi chuyện nhân gian, thế sự, cũng không tham vấn về Thiền mà chỉ đứng tựa lan can bên thềm hoa cùng với Thiền sưnhìn ngắm màu xanh nhạt nhòa mờ mịt ở nơi chân trời xa. Cảnh hiện thực trong buổi tà dương đến đây đã biến thành tâm cảnh. Chủ và khách cùng imlặng. Cảnh vật và lòng người như hòa làm một. Chủ cũng thế mà khách cũng thế. Cái vô ngôn ở cuối bài thơ như thể hiện ý vị Thiền đạo, đạt đến chỗ giải thoát:

Xuân cảnh

(Cảnh mùa xuân)

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,

Họa đường thiềm ảnh, mộ vân phi.

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thuý vi.

(Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày,

Thềm hoa chiều rợp, bóng mây bay.

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,

Cùng tựa lan can ngắm núi mây).

Và bài thơ Xuân vãn có lẽ cũng được viết khi Trần Nhân Tông đãlà vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Lúc này tuổi đã cao, công phu Thiền định đạt chỗ liễu ngộ giải thoát, rõ lẽ “sắc” và “không” của kinh văn Bát nhã nên thiền sư nhìn cuộc đời như như tự tại, thản nhiên. Thiền sư có dịp hồi tưởng một thời tuổi trẻ của mình, lúc ấy mỗi khi xuân về thì lòng rộn ràng gởi ở trăm hoa. Còn bây giờ đã hiểu được, ngộ ra, tức khámphá được bộ mặt của chúa xuân (Đông hoàng diện), tức cũng có thể là thấy rõ chân như, tự tính, bản tâm thanh tịnh, bản lai diện mục nên dù đang ngồi Thiền, ngắm cảnh hoa rụng mà lòng vẫn nhất như, không xao động. Cái tâm thanh tịnh tuyệt đối. Tâm và Pháp đến đây nhất như, hòa làm một, không phân biệt nội giới với ngoại cảnh. Bài thơ thể hiện tư tưởng Thiền học uyên áo, uyên nguyên, uẩn súc, chỉ có thể cảm nhận bằng trực cảm tâm linh chứ không thể luận bình:

Xuân vãn

(Xuân muộn)

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.

Như kim khám phá Đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụỵ hồng.

(Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không,

Xuân sang, hoa nở, rộn tơ lòng.

Chúa xuân nay đã thành quen mặt,

Nệm cỏ ngồi Thiền ngó rụng hồng).

Thơ là tiếng lòng, là tiếng nói cảm xúc của thi nhân trước hiện thực. Phan Phu Tiên trong lời tựa Việt âm thi tập(1433) có viết: “Tâm hữu sở chi, tất hình ư ngôn. Cố thi dĩ ngôn chí dã”. (Trong lòng có điều gì, tất thể hiện ra lời nói. Cho nên, thơ là để nói cái chí vậy).Chí ở đây cũng là tâm, là cảm xúc, là tấm lòng. Cảm hứng mùa xuân trongthơ của nhà vua - thi nhân - thiền sư - vị Phật hoàng Trần Nhân Tông lànhư thế. Do khuôn khổ của một bài báo, tôi không thể viết dài và có thểchưa nói được, nói hết cái hay, cái sâu sắc trong thơ mùa xuân của vị thi nhân - thiền sư này. Nhưng thiết nghĩ, đây cũng là cách góp vui cho quý vị lúc nhàn rỗi trong buổi xuân về tết đến.

PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2125)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1630)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4091)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6943)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2174)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1995)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2772)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4269)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1861)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6273)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]