Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa xuân phía trước

18/01/201204:54(Xem: 9119)
Mùa xuân phía trước

Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau...

Có một thời khi cánh cổng tu việnChơn Không mở ra, nhiều người nuôi mộng lên núi tu thiền. Tên bạn trẻ vừa gởilời từ biệt theo kiểu “nhất đao đại đoạn”, ý rằng tui sẽ mai danh ẩn tích turục, thế là có người chép vội mấy câu thơ mượn ở đâu đó:

Người đi mưa bụi trên rừng vắng
Chắc cũng đong đầy theo gót xưa
Cỏ úa một hồn ta tĩnh lặng
Cũng sầu theo sóng gió đong đưa.

9293.jpg

Biết rằng hắn chẳng có buồn sầu gì,nhưng ít ra tặng vài câu thơ đưa tiễn, người đi kẻ ở diễn ra rất đúng điệu. Cổngtu viện rất đơn sơ bằng gỗ khép nhẹ, một khoảng sân có nhiều cây bông sứ trắng,gốc nổi sù sì bên mấy phiến đá, Nhà khách, Trai đường và Nhà bếp gần nhau,khoảng không gian có gì đó thu hút. Người ta bước vào đó thong thả nhẹ nhàng,khuất bên trong là Thiền đường, Tăng đường, chỗ tu luyện nội công. Vì đangtrong thời truyện kiếm hiệp của Kim Dung đầy dẫy trên các trang báo, thiền sưcũng như kiếm khách, thích các câu chuyện lãng đãng bồng bềnh.

Thiền sa Trường Sa Cảnh Sầm một lầnnọ đi dạo chơi trên núi, lúc trở về gặp Thủ tọa ngoài cổng hỏi, Hòa thượng điđâu về? Trường Sa đáp, du xuân đỉnh núi. Thủ tọa hỏi, Ngài đã đi đến những nơinào? Thiền sư: Lần đầu theo dấu vết cỏ non đi, lại theo hoa rụng trở về (Thủy tùy phương thảo khứ, hựu trục lạc hoahồi). Đối thoại vắn tắt đơn giản mà cũng thành thơ được, đi và về như bướctheo cỏ hoa. Té ra trong đời sống chỗ nào cũng có thể thấy ra mùa xuân. Ngườita ái mộ các câu chuyện thiền là như vậy.

Kim Dung để cho Hoàng Dung và QuáchTĩnh tình cờ gặp nhau trong tửu điếm, sau đó trên võ lâm nhiều chuyện tranhhùng. Hòa thượng mở tu viện dạy thiền, dạy cách sống giữa cuộc đời cho tỉnh táo.Nhiều người thích đọc chuyện Kim Dung lại đầu quân vào thiền viện. Cho đến bâygiờ mỗi khi về thăm lại Chơn Không, tôi luôn nhớ lại khoảng thời gian tu học ởđây rất thú vị. Cửa thiền đường mở ra một khoảng trời mây, trống vắng đến tậncùng, những bản kinh ngồi chép ở trên bàn, gió thổi qua bay đi vô ý. Khi cóhuynh đệ nào xuống núi, được gọi là hạ sơn, nghe y như chuyện Tàu. Hòa thượngrất ít cho phép đi đâu, mặc dù ở gần biển cũng không được ra biển, hạ sơn gầnnhất là đi chợ Vũng Tàu – Thành phố đó cũng thường vọng lên thiền viện nhữngbản nhạc mang điệu Boléro, báo hại giờ thỉnh nguyện có người ra thú tội. Mangtất cả đống tâm tư lộn xộn đó đặt dướichân Thầy, dù không đến nỗi tệ hại, nhưng mơ mộng giống thiền sư thì chưa giốngđược.

Bên ngoài cổng tu viện có mấy thấtcốc của các bà già. Bà Năm Oshawa ở gần nhất, có biệt danh như vậy vì bà ngangtàng bướng bỉnh không thua Kim Hoa Bà Bà, cả đời không nể ai trừ Krishnamurtivà ông Oshawa, bà cất cốc ở đây để tìm “Tự do đầu tiên và cuối cùng.” Chuyệntrò với bà rất thoải mái nhưng đừng hòng ăn uống gì được vì trong tủ của bà chỉcó gạo lứt muối mè. Các thất kia hiền lành hơn, cô Ba Tịnh Viên, cô Ba Chơn Huệthường có bánh kẹo, phía dưới một chút là thất cô Như Năng, bà cô Từ Tánh cũnghay đón đường chia sẻ quà vặt. Thất cô Ba Nhi, cô Hồng, bà Hiển, cô Thuần Thiệnở phía đối diện, những ngày học rộn rịp khách quen. Người ở thành phố, ở miền xavề tụ tập nghe giảng, cười nói vang rân như một cõi riêng. Thầy chỉ dạy tu thôi,chỉ nói những lời của Phật của Tổ, khô khan không pha trò, không thêm bớt.Ngoài các giờ Thiền học, thỉnh thoảng thầy mở lớp dạy các bộ kinh căn bản dễhiểu cho các lão bà, không khí như Phật thời xưa giảng dạy cho đệ tử dưới nhữngtán cây rừng. Các tâm hồn già nua trở nên tươi tắn nhẹ nhàng. Bây giờ kiểm lại,những thất chủ của một thời Chơn Không đã qua đời rất nhiều. Cô Ba Chơn Huệ mớimất đây, chỉ còn một hai người già của xóm cũ, tôi tưởng tất cả niềm vui củamình bay theo các bà cụ.

Tưởng không có gì reo ca trong tâmmình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vàocửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng, Thầy đang bước vào chỗ tu học của mình. Đơngiản như không, có phải thầy vừa ra đi theo dấu cỏ, và trở về theo hoa rụng? Thầyđi như là mùa xuân ở phía trước. Tu viện có gì trong đó? Đời sống tăng nhân thếnào? Nếu đọc Tây Du Ký chúng ta sẽ thấy đoạn miêu tả các thầy tu rất nhộn vàquậy. Thầy trò Đường Tam Tạng đi đến Bảo Lâm tự, nước Ô-kê lỡ đường xin vàochùa tạm trú, tăng quan xua đuổi không cho, ông ta nói trước đây cũng có cácthầy đến xin trọ, mấy người đó toàn là:

Lúc rỗi trèo tường ném đá
Khi buồn lên vách nhổ đinh
Trời rét bẻ chấn song đốt
Mùa hè ngáng cửa nằm kềnh
Giải phướn làm dây buộc cẳng
Mạch nha trộm đổi rau xanh
Dầu ở dĩa đèn thường đổ trộm
Cạo nồi vét bát sạch sành sanh.

Tác giả Ngô Thừa Ân hẳn cũng có tiếpcận đời sống tăng lữ, cách diễn tả của ông không khách sáo. Chúng ta cũng biết khôngphải chùa nào cũng là Niết bàn thanh tịnh. Nhưng hình ảnh một nhà tu bước vàocổng chùa của mình, gợi lên một nét đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu sau này cụ bà nàotrở lại với hình thức ông thầy, chắc chắn sẽ có vì hồi xưa các lão bà rất ái mộchư Tăng, thường tìm cách cúng dường. Nếu gặp nhau ở trên đường vào tu viện,tôi sẽ đọc hai câu thơ của Bùi Giáng :

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau.

Như Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2013(Xem: 3132)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
20/04/2013(Xem: 6466)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3788)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10836)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17912)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2819)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16512)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13855)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2903)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 925)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]