Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nửa Hồn Xuân

09/01/201213:23(Xem: 5701)
Nửa Hồn Xuân
canhdep_1a
NỬA HỒN XUÂN

(Truyện ngắn)
Thích nữ Tịnh Quang

“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.”
(Thôi Hộ)


Hoa-dao-8Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vànglốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuânđã gặp nhau…Trái tim chàng từ đây đã trỗi nhịp yêu thương, thổn thức, mong chờ,và hồi hộp…tâm hồn của chàng đã là nửa hồn của nàng Xuân ngày ấy. Và giờ đây…“thờigian thiệt phũ phàng…!” chàng lẩm bẩm như kẻ vừa thức giấc sau một cơn mộng đẹp.Chàng ôm đầu tựa vào gốc hoa đào và nở một nụ cười nhạt nhẽo man dại, nhìn chântrời xanh xa xa, ký ức của chàng lui dần về quá khứ…

Đông nhớ rằng ngày ấy họcòn trẻ lắm, chàng và nàng chỉ mới hai mươi tư, tuổi của niềm đam mê và tràn đầyhứa hẹn…Chiều mồng hai tết Đông đi du xuân và gặp Xuân tại vườn đào kế bên nhànàng…Ánh nắng chiều biên biếc đã tô đẹp thêm nhan sắc của tuổi mộng mơ…họ nhìnnhau, lưu luyến nhau, và rồi ngàn lời thề non hẹn biển để xây đắp tổ uyên ươngkhi chàng đã hoàn tất công danh sự nghiệp của mình.

Nhưng nghịch cảnh đã đẩyđưa, họ tạm gác lại lời thề ấy. Đông và Xuân mỗi người một ngả, chàng ra đi cònnàng phải ở lại quê nhà.

Đông nhớ mồn một hômnao Xuân tiễn chàng lên máy bay, họ quàng vai nhau khóc sướt mướt, chàng biết rằngXuân yêu chàng lắm, nàng rất muốn khăn gói theo chàng nhưng ngặt một nỗi chanàng mất sớm, mẹ thì tật bệnh, nàng còn phải gánh buôn để nuôi mẹ và hai đứa emnhỏ dại nên không thể theo chàng; còn chàng chỉ có hai cha con và phải vâng mệnhcha để lên chuyến bay cuối cùng đến Mỹ vào tháng tư năm một chín bảy lăm...

Ba năm đầu định cư tạiMỹ chàng sống như cái xác không hồn, đêm mộng ngày mơ về quá khứ. Cha chàng bảo:“Con Xuân đã hớp hồn mày rồi!” Đúng vậy, Đông làm gì cũng thất bại không đâu rađâu, bởi hồn chàng chỉ còn một nửa, và một nửa là ở bên kia đại dương xa tít mùkhơi.

Đông rất mừng khi đi rađường gặp người Việt Nam; lúc chàng đang lái xe mà gặp một người châu Á đi bộbên lề đường là chàng quay xe lại, tấp vào lề và hỏi: “Are you Vietnamese?” Nếulà người Việt Nam chàng hỏi thăm đủ thứ chuyện, đặc biệt là chàng muốn biết khinào Việt Nam mở cửa cho Việt kiều về thăm quê cũ.

Mùa xuân năm thứ nhất…thứ hai… thứ ba…trôi đi, rồi đến xuân thứ tư…xuân thứ năm… từng đàn én lượn xônxao khi chiều đến, nhưng trong lòng chàng vẫn trĩu nặng một nỗi buồn u uẩn khibên kia bờ vẫn bặt vô âm tín, chàng không còn hy vọng trở về Việt Nam, chàngkhông còn hy vọng xây đắp lời thề; chàng nghĩ rằng cha mình cho rằng mình‘hoang tưởng’ là đúng… Thế rồi Đông tự vực dậy cuộc đời mình, lo làm ăn và lậpgia thất để không làm buồn khổ cha của chàng nữa.Tuy nhiên trong tâm chàng luônao ước cho Xuân vạn sự an lành và hạnh phúc, và lời thề kia chàng xin hẹn lạikiếp lai sinh tới.

Chuyện quá khứ tưởng chừngnguôi ngoai như thuyền đã ra khơi, thời gian đã sang trang mới; nhưng đầu mùaxuân năm thứ hai mươi mốt Đông nhận được lá thư của Xuân từ một người bạn họccũ của Đông vừa sang nhập cư. Đọc thư Xuân, biết nàng vẫn còn mạnh khỏe, nàngkhông có gì thay đổi, vẫn còn chiết bóng lẻ loi, biết nửa hồn của Xuân vẫn cònthuộc về chàng…Đông đau đớn lắm…

Như vết thương đã lành theothời gian nay lại tái phát, chàng đã tiếp tục tơ tưởng về quá khứ…về một chiềuxuân bên cội hồng đào, về những tháng ngày mặn nồng hò hẹn, về những tình thưđang còn dang dở, về những ngôn từ chan chứa ngàn lời yêu thương…chàng bị ám ảnhvới vẻ mặt ngọc mày ngà, với “dáng buồnnhư cúc, điệu gầy như mai” của Xuân…ký ức chàng trỗi dậy, chàng phải tìm đến hộpđêm và men rượu để giải sầu, và chàng không còn tha thiết đến vợ con nữa…Cuốicùng chàng đã từ bỏ tất cả và sống với chiếc bóng quá khứ “ma quái” của mình.

Và trong căn hộ đơn chiếcĐông đã gặp lại ngày xuân quá khứ của chàng. Hằng năm cứ mỗi mùa xuân là chàngnhận được chiếc áo ấm chính tự tay Xuân đan cho chàng. Chiếc áo không đẹp nhưnhững chiếc áo ấm tân thời, nhưng chàng vẫn thích chờ đợi mỗi mùa xuân đến đểcó thêm chiếc áo mới. Chàng hồi hộp khi nhận món quà đúng vào ngày cuối đông,sinh nhật của chàng. Chàng nhẹ nhàng cẩn thận mở nó, không dám nặng tay để hư bao bì bên ngoài, chàng quí trọng từng kỷ vật“thiêng liêng” của tình yêu mà Xuân gởi tặng cho chàng….Chàng đưa tay nhẹ nhàngvuốt ve chiếc áo nơi có thêu hai tên Đông Xuân với màu tím nhạt lấp ló sau haitrái tim đỏ gắn liền nhau, chàng ôm chiếc áo vào lòng rồi ngửi mùi áo mới,chàng thoảng nghe rằng hương xuân vẫn mãi còn đâu đây như chưa từng biến động.Mỗi năm chàng mặt một chiếc áo mới, mỗi năm là một sắc màu tươi trẻ. Những chiếcáo len cũ chàng cho vào tủ kiếng khóa chặt cẩn thận như sợ rằng ai đó vô tình đụngvào báu vật của chàng.

Mùa xuân năm nay Đôngcó thêm chiếc áo len thứ mười lăm, chàng không muốn như trẻ thơ cứ mãi hồi hộp chờđợi những món quà của người thương khi mùa xuân đến nữa. Chàng đã về hưu, chàngmuốn tận hưởng những giây phút hạnh phúc thực sự của tuổi xế chiều, chàng muốnhai mảnh hồn đơn ghép lại thành ánh trăng vàng giữa bầu trời tâm mông lungnày…Chàng không thể chịu đựng được nỗi cô đơn cứ dai dẳng đeo bám chàng, chàngphải sống với sự thực, chàng phải đem Xuân trở về với chàng để đêm sớm có nhaucho đời thôi quạnh quẽ.

Đông say sưa nhìn vào tấmhình mà Xuân mới gởi cho chàng, chàng ngớ ngẩn và đê mê trước nhan sắc vượt thờigian của Xuân, nàng như một cô tiên “chim sa cá lặn”, mắt biếc mày xanh và đôimôi chín mọng kia vẫn còn quyến rũ bao kẻ si tình như chàng. Chàng không muốnmình là kẻ nhút nhát yếu đuối nữa, chàng phải tự quyết định tình yêu của mình,chàng phải có tinh thần “nam nhi chi chí”…

Chàng bấm số điện thoạigọi cho Xuân và đi thẳng vào vấn đề…và chàng chờ đợi tin vui từ câu trả lời củaXuân…Lặng thinh một giây lâu rồi bỗng chốc Xuân sặc cười và nói: “Đông ơi làĐông, anh đang đùa hay đang điên thế…? Chàng rưng rức van nài một lần nữa, Xuântrả lời một cách dứt khoát: “Tốt nhất là chúng ta đừng bao giờ gặp nhau nữa nhé!”và nàng luống cuống tắt máy.

Như một gáo nước lạnh tạtvào mặt, chàng giận và hận nàng lắm. Suốt đêm chàng không sao ngủ được, chàngnghĩ đúng là hoa hồng càng đẹp gai càng nhọn! Chàng không hiểu vì sao nàng lạisợ hãi sự thực, sợ hãi tình yêu và hôn nhân trong khi Xuân cũng đã yêu chàng vàhọ đã có lời thề sắc son từ thuở ban đầu lưu luyến ấy kia mà. Chàng là Việt kiều,chàng có thể về Việt Nam hay bất cứ nơi đâu để cưới cô gái xin đẹp tuổi mườitám đôi mươi nếu chàng muốn. Đông nghi ngờ nàng…Phải chăng nàng đã dối lừachàng (?) Phải chăng nửa hồn của Xuân đã cập vào một bến lạ…(?) và chàng muốn đitìm sự thực, chàng muốn biết sự thực. Chàng muốn gây sự bất ngờ đối với Xuân….

…Mệt mõi qua hai chuyếnbay về Việt Nam, chàng vẫn không ngủ được, có lẽ không quen khí hậu và thời giờkhác biệt giữa Việt Nam và Hoa kỳ vì chàng từ giã nó đã ba mươi sáu năm, và điềuquan trọng nhất là những thao thức mà chàng dự tính cho ngày mai. Đông bước rakhỏi giường rất sớm, tắm rửa sạch sẽ, gọi người lao công khách sạn mua chochàng một tô phở điểm tâm, xong chàng mở máy laptop để xem tin tức Hoa Kỳ quanhững trang web hải ngoại như thường lệ….đến chín giờ chàng có cuộc hẹn với nhữngngười bạn cũ và đi ăn trưa tại một nhà hàng hải sản cùng họ, xong chàng trở vềlại khách sạn.

Đông đến trước tủ kiếnglớn để nhìn ngắm dung nhan của mình: “mắt to, mũi thẳng, da trắng nổi bật bênmàu tóc đen lóng lánh vừa mới nhuộm và chải keo mềm, dù có không ít vết nhăntrên khuôn mặt và những dấu chân chim tơi bời ở đuôi mắt…không sao, ta vẫn cònbảnh bao lắm, đàn ông ở độ tuổi này có được khuôn mặt thanh lãm và vóc dáng nhưta cũng hiếm…” chàng tự nhủ. Chàng đeo kiếng nâu Ray-Ban, diện bộ com-lê Francexanh với chiếc cà vạt đỏ thẩm, mang đôi giày đen bóng láng hiệu Canali Italy vàkhông quên xức nước hoa Sexy Men. Chàng bước ra khỏi khách sạn và gọi taxi đưachàng về hướng Bình Chánh vùng ngoại ô Sài Gòn, nơi có vườn đào thơ mộng nằm cạnhcăn nhà bé nhỏ của Xuân.

“Hôm nay là ngày mồnghai tết, ba mươi sáu năm trước cũng vào một chiều xuân ngày này ta và em gặpnhau ở vườn đào thơ mộng, không biết cội đào già kia có còn ra hoa không? Khôngbiết chim trên cành có còn reo vui khi mình gặp gỡ…?” hàng trăm câu hỏi cứ lẩnthẩn trong đầu chàng với ngày trở về “bí ẩn” này. Qua cửa kiếng xe, chàng ngướcnhìn bầu trời xanh bình lặng, những cụm mây trắng nổi trôi tạo thành dáng vẻthướt tha của kiều nữ ở độ tuổi xuân thì và chàng mường tượng đó là Xuân-Xuânchưa từng phai, Xuân đẹp mãi nghìn đời.

Ô kìa đây rồi! Đông bướcxuống xe, chàng lặng người một giây lâu để ngắm vườn đào không gì thay đổi. Chàngkhông biết nó là vườn đào của ba mươi sáu năm hay người ta mới trồng lại trongnhững năm gần đây. Chàng tới gốc gây đào xưa và thẩn thờ ngắm những cánh hoađào phơi sắc trong nắng và gió, những nụ hoa hồng thắm vừa mới nở e ấp duyêndáng như mời gọi chàng; khẽ lung linh trong gió mới, những cánh hoa đu đưa khiếncho bóng nắng cứ vờn qua vờn lại như những bức tranh di động muôn màu. Chàng nângmột nụ hoa rồi hôn lên nó, hít vào thật sâu để tận hưởng trọn vẹn hương hoa củangày xuân chớm nở; chàng nhắm mắt lặng nghe tiếng chim hót, tiếng gió thì thàobên những cành đào xuân thì, chàng mơ màng dư âm ngày cũ đâu đây hiện về trongphút giây thực tại…Chàng run rẩy với hạnh phúc đơn sơ mà chàng đã bị tuột mấtqua những tháng năm dài ray rức.

Chậm rãi, Đông bước tớicuối vườn đào và đi về hướng trái, căn nhà của Xuân hiện ra với tường sơn xanhmới tinh thay vì đó là ngôi nhà gỗ cũ kỹ; chàng móc địa chỉ trong túi áo ra vàdò lại số 5/35, ‘đúng rồi’. Chàng gõ cửa…tim chàng đánh thình thịch và chàng phảiôm chặt bó hoa hồng vì sợ nó bung ra khỏi tay chàng; tiếng chốt sắc vừa kéo lên,cánh cửa mở tung, một phụ nữ già run rẩy chống gậy, chân tay khô đét, đầu tóclưa thưa trắng phau, mặt xệ da nhăn, đôi mắt lem nhem, răng rụng gần hết, móm méohỏi chàng sau một cơn ho sặc sụa:

- Ông muốn tìm ai?

Đông lễ phép nói:

-Dạ thưa, cháu muốn gặpXuân cụ ạ.

-Tui chính là Xuân đây,ông cần gì?

Bà ta vừa trả lời vừaráng nhướng to đôi mắt để nhìn chàng.

Chàng chợt nhận ra giọngnói quen thuộc, khựng một lúc… rồi chàng lấp bấp:

-x…in…l…ỗi!

Bó hoa hồng vụt rơi xuốngđất, chàng lảo đảo bước nhanh về phía vườn đào như bị ma rượt…

Đến gốc cây đào cũ,Đông quỵ xuống và cảm thấy toàn thân rã rịu, một lúc sau chàng như sực tỉnh mộtđiều gì đó rồi cười như điên dại với chính chàng. Chàng há hốc mồm nhìn lên cànhxuân, những cánh đào tơ vẫn đang phơi phới khẽ gọi nửa hồn xuân, chàng lẩm bẩm:“Đào hoa y cựu tiếu đông phong!”

Một tiếng chuông chùa vừađổ ở bên kia đồi. Đông đứng dậy hướng về phía ngôi cổ tự heo hút cuối trời tây,chàng lững thững bước trên cái bóng xiêu vẹo của chính mình khi chiều đã ngãvàng nắng nhạt.

TN.TịnhQuang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2121)
Về tôn giáo, tôi luôn chia sẻ rõ ràng đối với các thân hữu phương Tây rằng, tối hảo hơn hết là nên giữ truyền thống của chính mình. Trong số hàng triệu người có những cá nhân, giống như các bạn, ồ! những người này, theo tôi nghĩ rằng một số các bạn giống như những kẻ lập dị vào sau nửa thế kỷ 20,
13/04/2023(Xem: 2187)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1714)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4253)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 7435)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2231)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 2127)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2855)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4697)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1935)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]