Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lớn & lớn

21/06/201502:22(Xem: 2681)
Lớn & lớn
lotus_11
LỚN & LỚN 
Mặc Phương Tử


Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.

Từ xu hướng đó, đã hơn nhiều thập kỷ nay, trong cũng như ngoài nước, không ngừng phát triển những cơ sở vật chất (thuộc lảnh vực tôn giáo) và những hình tượng tín ngưỡng tôn thờ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trên, thậm chí còn có ý hơn thua, so sánh bởi công trình lớn nhỏ với nhau, và xem đó như là sự thành công, tự mãn của mình từ những cái lớn hay lớn nhất hiện nay.

Đành rằng : hình thức qua biểu tượng tín ngưỡng ít nhiều cũng giúp cho con người có sự tín tâm chân chánh, nhận ra sự nguy hại, sự tội lỗi của lòng tham ác do chính con người. Đạo lý Đức Phật và chư Bồ Tát… không dành cho một ước nguyện tư kỷ riêng ai, mà chỉ giúp cho một bản đồ lộ trình đưa đến đạo lộ tình thương
yên vui, hạnh phúc, trí tuệ, chân thật bền vững lâu dài.

Đức Phật nêu ra 2 vấn đề, để con người tự chọn lấy; “…Do VÔ MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp BẤT THIỆN, tiếp theo là không xấu hổ, không hổ thẹn và sợ hải”. Thế nhưng; “ Do MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp THIỆN, tiếp theo là có hổ thẹn và sợ hải…” (Kinh Tiểu Bộ 2, chương 2).

Xét thấy, nếu chỉ y cứ vào niềm tin bởi một biểu tượng nào đó, trong khi ấy không có sự tu tập, không có sự chuyển hóa thân tâm, không hiểu pháp của bậc Thánh, không nhu nhuyến pháp bậc Thánh để tận trừ các việc làm bất thiện về thân-khẩu-ý, để quán chiếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, thì khác nào như một lữ khách đường dài tạm dừng chân nơi một lữ quán, nơi ấy chỉ là cuộc dừng chân rảo buớc quanh những việc khổ vui, được mất, hơn thua, vinh nhục.v.v… nơi cõi tử sinh, như một buổi chợ phù hoa đấy thôi !

Khi nói đến cái “lớn” hay “lớn nhất”, ta có thể nghĩ ngay rằng : tất cả những công trình vĩ đại từ những thời quá khứ xa xôi cho đến tận bây giờ (vật chất và tâm linh), đều lưu xuất từ trái tim rộng mở thuần thiện, nhân hậu, và khối óc siêu vượt thời gian, những công trình ấy không dành cho cá nhân riêng tư nào, và nó luôn là ánh hào quang tươi mát hiền diệu, chân thật ngay trong lòng cuộc sống của nhân loại từ quá khứ đến miên viễn về sau, như ; Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở một ngôi vị cao nhất để trở thành một con người bình dị hơn bao giờ hết, với quan điểm: “danh lợi chỉ như đôi giầy rách”, thế nhưng gương hạnh, đạo lý vẫn rực sáng ngàn đời cho đạo đức và dân tộc.

Những hình ảnh khác, như ; Thánh Mahatma Gandhi, một người dân tộc Ấn, kiên chí đấu tranh cho số đông công nhân, và đấu tranh bất bạo động để dành độc lập chủ quyền cho toàn cõi đất nước Ấn. Một Albert Einstein, người gốc Do Thái, vừa là bác học vật lý nổi tiếng, vừa là nhà hoạt động tích cực đấu tranh quyền bình đẳng nhân quyền trong xã hội, đấu tranh chống chiến tranh, chống nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc… Một đạo sư Vivekananda, một con người bình dị đến mức, thế nhưng đánh bật cái vỏ tôn giáo trong Hội Nghị Tôn Giáo Toàn Cầu, nói đến tình yêu nhằm khai phóng ý tưởng cô lập, thể hiện tính đạo đức bình đẳng qua tác phẩm Triết lý Vedanta và Tôn Giáo Là Gì ?. 
 
Một văn hào Victor Hugo, người sinh ra từ nước Pháp, đã xây dựng một công trình tiểu thuyết, quan tâm sâu sắc đến luân lý phẩm giá con người trong xã hội, phản ảnh bao nỗi u ẩn từ bên trong ngôi nhà thờ Đức Bà Paris lộng lẫy và tráng lệ, cho đến những hình ảnh từ những mảnh đời nghiệt ngã đương thời, qua tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng…

Một Krishnamurti, sinh ra từ miền nam Ấn Độ, một con người khẳng khái trong việc tước bỏ địa vị danh lợi cao nhất của Hội Thông Thiên Học đã đặt để dành cho ông. Ông nói đến tinh thần Hòa Bình, mở tung gông xiềng tri kiến để được thoát ra sau thời Đức Phật. Quan điểm qua tác phẩm của ông giúp cho mọi tầng lớp con người không còn lệ thuộc những hệ thức tôn giáo, với lòng tốt để được tự do, không còn ích kỷ và đau khổ… 
 
Một Nelson Mandela (tổng thống Nam Phi) chống chủ nghĩa áp bức nô lệ… Một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ngước gốc Tây Tạng cũng từ quan điểm Hòa Bình, Công Bằng từ trái tim nhân hậu; “trái tim và óc của tôi là chùa chiền, triết lý của tôi là lòng tốt…”

Hơn thế nữa, đã hơn 25 thế kỷ đi qua, Đức Phật thiết lập một công trình, một con đường, đã thật sự tưới tẫm, ươm mầm, trưởng dưỡng sự tươi mát, bền vững bằng những chất liệu Tình Thương, Bình Đẳng, Chân thật ,Trí Tuệ và Giải Thoát cho chúng sanh, chư thiên và loài người từ bất tận quá khứ đến miên viễn về sau, những công trình ấy nếu không phải thật sự là “lớn”. Sự hiện hóa Pháp Thân Phật vẫn luôn là :

“Nơi bất công, Phật hiện thân bình đẳng
Cõi tử sanh, diệu lý Phật vô sanh
Trong bi trí, Phật xóa lòng cừu hận
Trong đau thương, Phật siêu hóa một tình thương”.

Cho đến chư Bồ Tát, Thánh đệ tử, Tổ Sư.v.v… thị hiện vào đời bằng sự hiện hóa “pháp thân” giúp cho chúng sanh, như sự xuất hiện của các bậc đạo sư, các nhà bác học, văn hào, các nhà tranh đấu chống chế độ áp bức nô lệ, giành lại quyền bình đẳng, nhân phẩm và ấm no, hạnh phúc cho số đông con người trên hành tinh nầy. Hay như lời nguyện hùng lực đại từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, với sự ứng hóa hiện thân mầu nhiệm “tùy xứ nhập” đến mọi lảnh vực trong thế giới của các loài hữu tình, từ hình thức thân Phật, đến Thinh Văn, Duyên giác, các thân quan triều tể tướng, các bậc thiện tri thức, các thân sa môn, bà la môn, các thân trưởng giả, cư sĩ, các thân Trời, người, thiên long bát bộ, các thân dạ xoa, càn thát bà.v.v…

Những điều ấy, cho chúng ta thấy rằng; sự nhiệm mầu pháp ý của Đạo Phật như thế nào. Nếu như không có sự nhận thức và tu tập để chuyển hóa thân tâm, cho dù có quỳ lạy duới bảo tượng Thánh, Bồ tát cao lớn và cầu nguyện mỗi ngày, cũng không đem lại lợi lạc từ sự an vui, bởi còn nhiều phiền não nhiễm ô, sân giận và tham ác nơi thân và tâm, vì rằng ;

“Quán Âm thị hiện
Cứu khổ tầm thinh
Từ bi thuyết pháp
Độ khắp mê tình
Tám nạn tiêu diệt
Bốn biển an bình”.

Do năng lực phổ độ không thể nghĩ bàn ấy, là nhờ đức trí thanh tịnh trang nghiêm qua bao đời kiếp tích tụ công đức và hạnh nguyện, giúp cho chúng sanh phát khởi tín tâm cầu pháp giác ngộ, lánh xa sự mê lầm tội lỗi, thấy biết được nhân quả thiện ác, hướng đến nẽo chân thiện, an trú lạc pháp, tiêu dần khổ đau ngay trong hiện tại. Thế nên, biết rằng ; những công trình tín ngưỡng hay pháp tháp tôn thờ bảo tượng, vẫn có ích cho những ai sơ tín tâm khởi động những buớc đi lành thiện, như con gió mát thổi qua vùng nóng bức rồi mất hút vào sa mạc cuộc đời. Nhưng không phải chỉ dừng lại chừng ấy, mà còn phải nổ lực tiến xa hơn, để được thanh tịnh hóa thân khẩu ý, để tìm và đến tận mạch suối nguồn vi diệu tâm linh. Tất cả mọi hành sự, cũng chính là sự lưu xuất từ nơi tâm mà đến, từ nơi tâm mà đi…

Chúng ta cùng suy nghĩ lời Bồ tát Santidheva: “ Dù có tín, đa văn, tinh tấn. Nhưng không tỉnh giác chánh tri, thì cuối cùng cũng rơi vào ô uế tội lỗi” (Nhập Bồ Tát hạnh – 26.). Bài viết nầy có ra, là do tình cờ gặp lại một người cùng đồng hành, đã giới thiệu về công trình xây dựng tượng đài Bồ tát Quán thế Âm lộ thiên của chùa mới vừa hoàn thành và được xem là lớn nhất trong vùng.

New Orleans, 15.06.2015
MẶC PHƯƠNG TỬ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 7779)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 2840)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 12378)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 2720)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 8446)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 9888)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 4231)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 5505)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 3090)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 7754)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567