Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đã Tu Được Chưa?

15/05/201116:44(Xem: 3370)
Đã Tu Được Chưa?

 Hoa Anh Dao_15



Lại một sáng cuối tuần, mở hộp thơ có một lá thơ gửi đến với một bài viết trên mạng[1] và người gửi thắc mắc không biết tin báo Phạm Duy tự tử trong bài này có là thiệt hay không. Bài viết có tựa đề Vĩnh Biệt Phạm Duy, đọc ở đoạn cuối, thấy chữ "Chết" trong ngoặc kép, cho thấy người viết bài này muốn ví von nhũng hành động của Phạm Duy sau này đã làm chết hình tượng nghệ thuật của ông trong lòng những người hâm mộ. Đó cũng là một hình thức chết, có phải…

Đọc xong cứ thấy bâng khuâng, trời Melbourne bữa nay lại lạnh, mây xám giăng đầy ngoài cửa. Vừa qua ngày giỗ người chị cách đây năm năm đã đột ngột qua đời. Làm một slideshow nhỏ cho chị, đầu óc chợt chập chờn lãng đãng. Năm năm, nỗi buồn vẫn còn đó, không ngợp ngạp trái tim, nặng trĩu đầu óc như lúc ban đầu, mà hình như sâu lắng hơn, mang mác hơn, mong manh như một sợi tơ trời nhưng lại vướng vít hơn cả những hạt sương nhỏ mùa xuân. Chị tôi đã mất đi, mong rằng giờ đã siêu thoát, nhưng tại sao chị lại mất đi, câu hỏi này biết tìm đâu giải đáp… Trên thực tế, qua kinh nghiệm, tất cả mọi sư việc đều quá vô thường, nhưng vẫn thấy lấn cấn trong tâm, chỉ ước ao chấp nhận được tất cả mọi vật chỉ là gió thổi mây bay….

Tin tức mấy ngày hôm nay ở Úc xoáy nhiều đến vùng mỏ ở Beaconsfield. Trận động đất ngày lễ Anzac[2] đã khiến một người thợ mỏ thiệt mạng. Hai người thợ mỏ khác bị kẹt ở độ sâu 1000 mét. Cuộc tìm kiếm và giải thoát cho 2 người này rất gam go, sau gần 14 ngày nỗ lực khoan đào, Todd Russell và Brant Webb đã lên được mặt đất, trở về với gia đình và có thể đi dự đám táng của Larry Knight, người thợ mỏ đã chết trong cùng cuộc động đất. Todd và Brant trở về cuộc sống trong sự vui mừng của thân nhân, bạn bè, xã hội; cũng đồng thời chuẩn bị đón nhận tài lộc khi các hãng thông tấn, báo chí thi nhau xin phỏng vấn và mua lại câu chuyện của họ. Cũng là thợ mỏ, cũng ở dưới đất cùng một thời điểm, cùng chịu một trận động đất, nhưng kẻ sống người còn, kẻ ở người đi, có phải đó là sự may rủi của số phận hay do một bàn tay nào trên cõi thiêng liêng sắp xếp?

Tôi vừa qua một cơn bạo bệnh, đã có lúc thật sự nhắm mắt ra đi nhưng may mắn được y học cứu thoát. Đã sáu tháng trôi qua, nhưng tinh thần vẫn còn như lơ lửng. Nhờ đâu tôi đã bước qua lằn ranh sống chết để rồi lại bước trở về. Bác sĩ thì nói tôi có người phù hộ, bạn bè người thân thì nói tôi may mắn, ăn ở phước đức, kiếp trước có tu. Không biết đúng không vì nếu nói ăn ở phước đức đôn hậu thì ai bì được với chị Thiên Kim, người chị vắn số của tôi, nhưng như vậy thì nhờ đâu tôi sống được đây. Thầy Nguyên Tạng bảo giờ tôi phải lo tu thôi. Nhưng tu thế nào thật là khó quá. Mỗi tuần tập ăn chay một ngày, mỗi ngày tập Đạt ma Dịch Cân Kinh, tập thở theo lối thiền. Mỗi buổi trưa đi bộ một vòng quanh sở làm, nhìn lá rơi, nghe gió thổi, ngắm mưa bay mà sao lòng vẫn chưa tịnh lặng. Có phải tại lượng thuốc uống mỗi ngày làm cho con người còn cảm thấy bất ổn, chưa tìm được bước chân chánh niệm, hay tại tham sân si còn nặng nên nẻo đạo mãi xa vời?

Bhavana, Bhavana[3], tôi biết mình phải tu tập nhưng sao đầu óc vẫn cứ quẩn quanh. Sách thiền vớ đâu đọc đó, tư tuởng thiền góp nhặt đó đây, nhưng hình như tất cả còn là một mớ bòng bong rối rắm.

Mỗi một bước chân hình như vẫn vang lời nhạc

Sáng nay đi thiền hành,

Hương lòng quyện chung quanh

Bát ngát rừng thông xanh

Dòng suối reo êm đềm

Sáng nay đi thiền hành,

Sương mù còn long lanh

Ríu rít lời chim ca

Từng bước trong an lành[4]

Nhưng sao hình như tôi chỉ đi trong mộng, bước những bước chân của kẻ mộng du, chưa tìm thấy chánh niệm[5] nên trong lòng không thấy thư thả, chỉ mỗi thấy băn khoăn.

Thằng con trai bảo, mẹ ơi, mẹ vui lên đi, sống được rồi bây giờ nên trân quí mỗi phút, mỗi giờ mình sống chứ. Biết vậy nhưng mấy tháng nay hình như tôi đã quá phí phạm thời gian, cứ ngẩn ngơ với hai chữ tử sinh, cứ thảm sầu trong bốn chữ sinh lão bệnh tử, cứ bị đè nặng mãi bởi ngũ uẩn nên không thấy thư thái thong dong.

Hình như tôi vẫn “bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời”[6], hình như tôi vẫn Xú xác hưu tham bảo[7],ôm mãi cái nỗi buồn xưa cũ, chưa thoát lên cõi tịch lặng an nhiên. Tàng thức cũng tệ mà ý thức cũng tệ, Sơ tâm còn vọng động nên chẳng thấy thư thái an nhàn. Lúc nào cũng sợ bệnh không hết, sợ bệnh trở lại mà mặt mày ủ dột kém tươi. Nhớ lại lúc nằm trong bệnh viện, gặp một cặp vợ chồng già, người vợ nằm cùng phòng với tôi trong năm ngày, bà ta đến mổ cắt khối u trong ruột, nhưng cả hai vợ chồng chẳng có vẻ gì là lo lắng. Họ nói chuyện, cười đùa rôm rả cả ngày, ngay trước và sau lúc mổ. Ông chồng nói được tí chút tiếng Anh, luôn bảo tôi: Happy, happy, you should be happy, rồi hai vợ chồng cùng cười sảng khoái. Nhìn hai ông bà nói cười thoải mái quá chừng. Cái hạnh phúc trong họ đơn giản làm sao, họ chẳng cần biết tới tương lai, họ chỉ biết còn bên nhau phút nào là vui vẻ lúc nấy.

Lên chùa cũng thấy các Phật tử luôn tươi vui hoan hỷ, tiếng kinh niệm tụng, tấm lòng rộng mở nên tâm Bồ đề phát động, mang niềm an ủi đến cho mọi người.

Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm[8], có lẽ tu là như thế. Lắng lòng mình xuống, nhìn sự việc đơn giản đi, vui với cái hiện tại, quí những giờ phút mình đang có, đừng nghĩ đến những nỗi buồn quá khứ, cái gì đã qua hãy để đi qua. Đừng hướng vọng đến tương lai, mọi cái chưa đến đều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Chỉ có phút giây này, chỉ có những thứ mình đang hiện có là của mình. Có phải tu là như thế không. Tôi không mong cầu gì những điều gì to tát, tôi không mong cầu gì đến những danh vọng cao sang, tất cả đều là hư ảo phù vân, chỉ có niềm vui trong tâm mới là quí giá.

Nghĩ được như thế, biết được như thế nhưng liệu có thực hiện được không… Buổi trưa rời sở, bước những bước thong dong dưới những hàng cây đang đổ lá mùa thu. Một chút nắng rất nhẹ rơi trên vai áo, vài chiếc lá ngập ngừng đậu trên mái tóc. Lòng chợt như mềm đi êm ả. Hạnh phúc đến nhẹ nhàng với những bước chân chánh niệm… Những bước chân thênh thang trên cỏ, không vấn vương chặng đường đi qua, không vội vã đến quãng đường sắp tới….

Trở về sở, nhẹ nhàng hơn, nhưng đến chiều tối rời sở, đã hết daylight savings, trời tối sớm, năm nay Melbourne lại lạnh sớm, trời mưa ủ rũ. Cái buồn lại đến hắt hiu, lại lo âu cho căn bệnh còn đang ấp ủ. Ngồi trên xe điện, trên xe lửa, nhắm mắt, cố tập trung vào nhịp thở, thở vào, cám ơn cặp mắt vẫn còn sáng trong, thở ra mỉm cười với nó. Thở vào, cám ơn quả tim vẫn còn đập nhịp, thở ra, mỉm cười với nó. Thở vào, cám ơn trí óc vẫn còn minh mẫn, lại thở ra, lại mỉm cười. Cứ thế, có phải tôi đang mỉm cười với hiện tại và thấy ngày thanh thản hơn lên.

Nhưng hôm nay chủ nhật, cả nhà ai cũng bận. Tôi muốn lái xe lên lễ chùa nhân ngày Phật đản, cả mấy bố con đều không cho. Người mẹ còn yếu thế kia, làm sao mà lái xe được. Ngồi ở nhà, lại cảm thấy bất an và bứt rứt. Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm8. Lấy sách ra đọc, tự hỏi sự việc không đi chùa được có thể làm mình bận lòng đến thế hay chăng. Kính Phật trong lòng, ngồi đây, nhưng tưởng như những bước chân của mình đang hướng về chùa, lòng kính ngưỡng đức Từ bi và mang tâm toàn kính niệm. Như vậy đã đủ chưa? Sao lại không thể tìm niềm vui trong cái tôi đang hiện có, mà lại với trèo cái mình không thể làm được lúc này đây. Cái tâm vẫn còn vọng niệm, như vậy đã tu được đâu…

Bhavana, Bhavana, hãy sống theo như Bồ tát, Muditatà, trong tình huống nào cũng vui cười. Nhìn vào mình trong gương, da còn xanh tái nhưng không vàng vọt như mấy tháng trước, mắt cũng còn có vẻ tinh anh như vậy thì có gì đáng lo đâu. Hãy nghĩ tới ông bà già tôi gặp mấy tháng trước trong bệnh viện và câu nói của ông ta. Happy, happy. You should be happy. Hãy thở vào rồi lại thở ra, vô cùng cảm kích với từng đơn vị của nội tạng của mình và mỉm cười với nó. Đời sống chợt nhẹ đi biết bao lần. Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười. Tôi đang hạnh phúc biết bao nhiêu khi có sự hiện diện của chồng con, anh em, bạn bè, có sự thương yêu tử tế của mọi người. Cám ơn Phật, cám ơn đời đã cho tôi có những phút giây này, có được nhận thức là mình đang sống, đang thở, đang yêu thương và được yêu thương.

Hôm nay là ngày mừng Phật Đản sanh, viết những dòng này để đón nhận những đóa hoa vô ưu đang nở rộ trong tâm. Ngoài trời còn mây xám, nhưng chút nắng đã hé lên. Ngày tháng lúc nào cũng đẹp, đời sống vô thường chợt đến chợt đi, nhưng bàn tay chánh niệm chỉ biết hái những đóa hoa hiện tại đang ngát mùi hương. Mùa thu, lá vàng bay đẹp cái đẹp của lá vàng, chánh niệm không nhìn thấy sự chia ly buồn thảm của chiếc lá lìa cành, chánh niệm chỉ nhìn thấy những ánh vàng thi thoảng bay trong buổi chiều mưa xám. Tôi ngồi đây, thảnh thơi với những kiến thức ít ỏi của mình về đạo Phật, không cố gắng mệt mỏi dò tìm những ý niệm sâu xa. Tôi ngồi đây, mắt nhắm lại và nghĩ tới khuôn mặt thánh thiện của đức Quan Thế Âm Bồ tát, tới nụ cười từ bi của đức Phật Thích ca, lòng nhẹ nhàng đi với những hơi thở của mình. Thế có nghĩa là tôi đã sắp tu được chưa???

Tâm ơi, tâm đã tịnh chưa

Mây còn bay mãi, hạt mưa nhỏ đều

Ngoài trời lá vẫn rụng nhiều

Cất lời niệm Phật cầu điều bình an…



Quảng Chơn Thiên Hương
Mùa Phật đản 2630 (2006)





[1] http://take2tango.com/News.aspx?NewsID=2073

[2] Anzac Day:25 tháng tư là ngày lễ kỷ niệm ngày quân đội Úc và Tân Tây Lan hợp tác trong thế chiến thứ nhất. ANZAC viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps

[3] Bhavana có nghĩa là tu tập.tiếng Pháp là culture, cũng có nghĩa là trồng tỉa.

[4] Bài ca Thiền hành, thơ Thích Trí Cao, nhạc Quốc Dũng

[5] “Nếu không có chánh niệm, ta chỉ bước đi trong giấc mơ, chỉ đi trong mộng. “- Hạnh Phúc mộng và thực, Nhất Hạnh - http://www.quangduc.com/coban/184mongvathuc3.html

[6] Kinh Samiddhi:Trong đoạn đầu của Kinh, vị Thiên giả hỏi “Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?” - Hạnh Phúc mộng và thực, Nhất Hạnh

[7] “Lục thời sám hối khoa nghi” của vua Trần Thái Tông:

Xú xác hưu tham bảo

Mai đầu tảo nguyện đài

Ân cần chuyên lục niệm

Thứ đắc khế phương lai,

[8] Hạnh Phúc mộng và thực, Nhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 20822)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 3511)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 12515)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3418)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 6066)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4969)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 3094)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 4054)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5895)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15681)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]