Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi hái phù vân

15/01/201103:47(Xem: 3292)
Đi hái phù vân

hoa_mai_12

ĐI HÁI PHÙ VÂN
Toại Khanh

Suy cho cùng, kiếp người hay cuộc tu chỉ là những lần ghé lại đâu đó. Nói ở nghĩa nào thì người ta không ai có thể chung thân với một thứ gì miên viễn. Mình không bỏ nó thì nó cũng xa mình. 

Ta có thể mất nó, vì nhàm chán hay không còn cơ hội nắm níu. Và cái mà ta yêu nhất cũng có nhiều kiểu bỏ ta ở lại mà đi. Hồi xưa bắt chước theo kinh mà nói thì cái gì cũng là bè cỏ qua sông... Giờ có thêm tí tuổi, nhiều lúc nằm ngẫm nghĩ một mình, thấy câu nói ví von đó hay quá chừng, hay đáo để.

Kinh chép: Ngày xưa có ông đạo sĩ Sumedha thừa sức chứng quả La-hán, nhưng ông không cam tâm giải thoát gọn nhẹ, lặng lẽ và an nhàn như thế. Ông chỉ muốn thành một vị đại giác y hệt Thế Tôn Nhiên Đăng để mà gồng gánh thiên hạ. Phật nhìn kỹ căn cơ của ông không phải loại xoàng, bèn ừ cho một tiếng. Ông vui quá, trở thành Bất Thối Bồ-tát, đời đời thủy chung với đại nguyện của mình. 

 

Kinh nói Thế Tôn Cồ Đàm chính là kiếp cuối cùng của ông đạo sĩ Sumedha ngày trước. Khổ tu chừng đó thời gian, thành Phật rồi chỉ sống thêm 45 năm thì bỏ đời mà đi. Trước sau thọ lượng chỉ vừa vặn 80 năm ngắn ngủi. Với Ngài vậy cũng là quá nhiều. Bởi nào ai biết Ngài từng có ý viên tịch từ năm 35 tuổi, ngay sau khi thành Phật. Với những người nặng tình với Phật thì thời gian 80 năm đó chẳng bõ bèn gì. 

 

Đến ngài Ānanda còn thấy Phật đi quá sớm, tôn giả đã khóc thầy bằng nước mắt của một bậc thánh. Thôi thì gì cũng một áng phù vân, khác nhau chăng là mây lành ngũ sắc hay mây xám báo giông. Khoảng ba tháng sau ngày Phật tịch, hiểu ra chuyện đó, tôn giả Ānanda không buồn nữa. Rồi thì đến phiên ngài cũng theo Phật mà đi biệt!

Đó là chuyện của thánh hiền. Còn với phàm tâm thì sao chứ? Lại cũng vẫn là chuyện được rồi mất. Mất có hai cách: Một là không muốn giữ nữa nên buông; hai là bàn tay quá yếu không đủ sức nắm níu nên đành để vuột mất. Cái quan trọng là người ta có thấy được cái nguyên tắc khốc liệt của cuộc đời – là anh phải lần lượt bỏ lại hết để mà đi tới hay không!?

Thằng bé phải buông hết những món đồ chơi của trẻ con để trở thành người lớn. Đó cũng là một hành trình trong đời. Rồi thì tầm nhìn của thiên hạ phải tiếp tục đổi khác để có thể yêu lấy những người không phải thân thuộc huyết thống. Yêu được một người dưng nào đó thì các cô cậu bắt đầu trưởng thành. Giai đoạn này lại cũng chỉ là một chặng đường phải vượt qua. 

 

Rồi sẽ có một ngày, yêu hay không chẳng còn là chuyện đáng nói nữa. Vấn đề lúc này chỉ đơn giản là có cần thiết hay không mà thôi. Thích hay không chỉ là chuyện phụ. Bước tới được giai đoạn này, hầu hết đều là những tay có hai màu tóc.

Đó là chuyện đời. Chuyện đạo ngẫm kỹ hình như cũng đâu khác gì. Giai đoạn tu chứng nào cũng chỉ là một trạm dừng qua đêm, mai sáng phải tiếp tục đi về phía trước, lên trên cao. Ai nghỉ chân lâu quá, coi chừng cuộc đi đang nảy sinh vấn đề. Đã gọi là con đường thì lúc nào cũng chỉ để đi, không phải để ở. Muốn lên đỉnh núi, phải biết rời khỏi chân núi. Mọi thành tựu trên đường hành đạo đều chỉ là những lữ quán, những bến đò, những sân ga, phi cảng.

Có những cuộc lên đường chất đầy những kỷ niệm như xe bò chở đá. Có những cuộc lên đường nhẹ nhàng như mây trắng đầu non. Hành giả trên đường tu phải là kẻ hành nhân một đời làm những cuộc giã biệt. Nói thiệt, con đường nào cũng có những trở ngại, nhưng ai dám bảo mình chưa từng lưu luyến một nơi chốn nào đó trên những dặm trường đã một lần ghé qua. 

 

Rồi thì nói một cách đau lòng nhưng không thể khác hơn, là ai cũng phải cắn răng mà băng mình đi về phía trước, hướng tới những chiều cao mà mình chưa đến được. Nguyên tắc thì nghe đơn giản vậy, nhưng thực tế không một hành giả nào đến đích mà chân không rướm máu, chưa kể một trái tim rách bươm với những gai cỏ tàn độc trên đường.

Không bỏ được cái thích, người ta làm sao có được những thứ cần. Tôi được em, có nghĩa là tôi phải mất bản thân tôi. Càng sống nhiều với những ràng buộc, tôi càng đánh mất những cơ hội tự do. Chợt nhớ một câu danh ngôn dành cho mấy người mê mua sắm: “Khi anh mất tiền cho một thứ vô ích nào đó, có nghĩa là anh cũng đang làm mất số tiền để mua một món cần thiết nào đó!”. Tiền bạc thì trên đời có nhiều người thừa sức hoang phí. Nhưng tuổi đời thì không bao giờ được vậy. Ai cũng chỉ có nhiều lắm là trăm năm cho một kiếp người. Còn ăn, hết nhịn. Vậy mà trớ trêu thay, thời gian lại là thứ bị người ta tiêu hoang thường nhất.

Những dặm đường ngát hương hoa cỏ, những không gian mây trắng trời xanh, những tuyết trắng, nắng vàng, rồi thì áo hồng áo lục, chung tình hay phụ bạc, thề non hẹn biển gì rồi cũng một cuộc biển dâu... Gì cũng phải bỏ lại hết để mà đi. Đi về đâu mới được chứ? Ừ thì một cõi phù vân!

Onceland, mùa đại hạn tuổi 40

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 2956)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
18/01/2012(Xem: 8697)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 13820)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 17294)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 5475)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
08/01/2012(Xem: 7683)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
07/01/2012(Xem: 4747)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 4736)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2958)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 18244)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]